Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG – AN NINH

 

Kết hợp kinh tế với Quốc phòng-An ninh (QP-AN) là vấn đề trọng yếu đối với tất cả các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng. Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tế phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) cho thấy không phải mọi lúc, mọi nơi, sự kết hợp này được bảo đảm. Vì vậy, cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện nhằm kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước.

Phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh phải toàn diện, cơ bản, lâu dài ngay từ trong chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng ngành và ở từng địa phương. Phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh phải tập trung có trọng điểm, quan tâm đầu tư vào những vùng, địa bàn chiến lược trọng yếu, biên giới, hải đảo, những ngành, những lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội quan trọng. Quan điểm của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh là quan điểm xuyên suốt, chủ trương nhất quán của Đảng, được bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện thực tế qua các kỳ đại hội. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại”2. Thực hiện chủ trương mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước tăng cường quốc phòng, an ninh, những năm qua, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng trên phạm vi cả nước đã được thực hiện ngày càng toàn diện, chặt chẽ, đồng bộ, trách nhiệm và hiệu quả hơn. Điều đó được thể hiện ngay từ khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch vùng, lãnh thổ, các ngành, lĩnh vực; các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; trong từng công trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,... đều gắn với quy hoạch tổng thể xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ. Các địa phương, nhất là ở địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã coi trọng quy hoạch phân bố dân cư, phát triển lực lượng dân phòng cùng các tổ, đội liên kết của ngư dân,... bảo đảm mục tiêu vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc địa bàn biên giới, biển, đảo. Các đơn vị Quân đội vừa bảo đảm huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn đóng quân, v.v. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các vùng, miền trong cả nước; sẵn sàng động viên nền kinh tế, động viên công nghiệp khi chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến. Bảo đảm an ninh trong công nghiệp, nông nghiệp (an ninh lương thực), chú trọng dự trữ quốc gia. Gắn việc nâng cao năng lực, hiệu quả đánh bắt thủy hải sản xa bờ, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, vận tải biển và phát triển hải đảo với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc. Phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại.

Gắn kết ngay từ khâu lực chọn đối tác trong các dự án đầu tư nước ngoài, những đối tác đầu tư vào nước ta phải có ưu thế chế ngự, cạnh tranh với các thế lực mạnh bên ngoài, làm cho các thế lực thù địch muốn chống phá ta cũng khó khăn. Lựa chọn, phân bố đầu tư vào các vùng, ngành phải chú ý lợi ích cả trước mắt và lâu dài, không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Phải phối hợp chặt chẽ và toàn diện hoạt động giữa các ngành khoa học với các ngành khoa học của quốc phòng, an ninh trong việc hoạch định chiến lược nghiên cứu phát triển và quản lý sử dụng phục vụ cho cả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Coi trọng giáo dục bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước, đáp ứng cả sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế xã hội, cả quốc phòng, an ninh. Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, đặc biệt là trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra. Phát huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân thời bình và thời chiến. Sự phát triển KTTT cũng có những tác động tiêu cực đến tiềm lực quốc phòng, an ninh đất nước, cụ thể:

Một là, phát triển KTTT dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội. Đây là một tất yếu do có sự hoạt động và phát huy tác dụng của các quy luật kinh tế khách quan. Sự phân hóa giàu nghèo làm phát sinh những biểu hiện tiêu cực, bất mãn - cơ hội, điều kiện để các thế lực thù địch, tội phạm có thể lợi dụng để dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động người dân gây tình huống phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm ảnh hưởng xấu tới việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

Hai là, phát triển KTTT tác động đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho mọi cá nhân trong xã hội làm giàu hợp pháp và đang có nhiều người, bằng tài năng, sức lực và nguồn lực của mình trở nên giàu có. Nhưng cũng có không ít cá nhân làm giàu bất chính và một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng vị trí công tác có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ, có nhiều tài sản bất hợp pháp. Điều này tác động đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm, tâm lý, đạo đức của mỗi con người trong đó có cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, đặc biệt là đối với những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Ba là, đầu tư và thương mại quốc tế bên cạnh những kết quả tích cực mang lại cho nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực tới lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Thông qua con đường hợp tác đầu tư, thương mại, các thế lực thù địch, phản động có thể lợi dụng để thâm nhập vào trong nước, móc nối với các nhân vật bất mãn, phản động, tổ chức các hoạt động chống phá. Cũng thông qua hoạt động đầu tư, thương mại, các thế lực thù địch tìm cách mua chuộc, khống chế cán bộ, công chức trong các cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước để cung cấp cho chúng các thông tin liên quan đến quốc phòng, an ninh, phục vụ âm mưu phá hoại, lật đổ. Thông qua đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, nghệ thuật... để truyền bá tư tưởng, văn hóa độc hại, thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình.

Bốn là, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, các ngành về mối quan hệ giữa kinh tế với QP-AN. Trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN, QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT-XH”1. Đây là quan điểm thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng ta về quy luật: dựng nước đi đôi với giữ nước; đồng thời, cũng khẳng định: kết hợp kinh tế với QP-AN là sự nghiệp, nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, sự kết hợp đó phải được quán triệt, thống nhất nhận thức và triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương, cơ sở. Trong điều kiện mới, cần thường xuyên quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết và các quan điểm của Đảng về kết hợp chặt chẽ phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN trong từng ngành, lĩnh vực, từng địa bàn và cả nước.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét