Thứ Ba, 29 tháng 10, 2024

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

 



Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu rất quan trọng, toàn diện và tạo nhiều dấu ấn nổi bật trên trường quốc tế. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn không ngừng tuyên truyền những luận điệu sai trái, phủ nhận những thành quả các mạng của Đảng và nhân dân ta đã đạt được. Một trong số đó là xuyên tạc chủ trương phát triển nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy âm mưu, thủ đoạn của chúng như thế nào? Luận điệu của chúng ra sao?

Với tư tưởng hằn thù, phản động “không ăn được thì đạp đổ”, các tổ chức, hội đoàn gửi thư can thiệp chống phá yêu cầu, nguyện vọng từ phía Việt Nam về việc công nhận nền KTTT. Nhìn danh sách các tổ chức, hội đoàn, như: đảng Việt Tân, Công lý cho nạn nhân Fomusa, mạng lưới nhân quyền Việt Nam, Liên minh dân chủ Việt Nam… không khó để nhận ra đây đều là những tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài luôn có tư tương thâm thù với nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá Việt Nam, đứng đầu là đảng Việt Tân. Chúng tăng cường các chiêu trò bôi đen, đả phá nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, cổ xúy việc Mỹ chưa công nhận quy chế KTTT cho Việt Nam. Mục đích chống phá Đảng, Nhà nước ta, xuyên tạc lấy cớ phải có sự chuyển hướng, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển sang đa nguyên, đa đảng thì mới có thể phát triển KTTT. Điều đáng lên án ở đây là, nhân sự kiện này, chúng cho rằng Việt Nam “vi phạm tự do kinh doanh”, bôi nhọ mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, kêu gọi thành lập cái gọi là “nghiệp đoàn lao động” thay cho Liên đoàn Lao động Việt Nam… Rõ ràng, đây là thủ đoạn mà các thế lực phản động, thù địch vẫn thường sử dụng để xuyên tạc nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cần hết sức cảnh giác, không để bị kích động, mắc lừa rơi vào “bẫy” của chúng.

Ngày 2/8/2024, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Ngay sau đó, ngày 7/8/2024, trên trang viettan.org, bút danh Người Việt đã cho đăng tải bài viết “22 hội đoàn kêu gọi Mỹ không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam” như một sự khoe mẽ về thành tích, cho rằng, đó là thành tích của chúng trong “sự nghiệp” chống phá Việt Nam.

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”. Có thể thấy, từ năm 1986 đến nay Đảng ta luôn kiên trì thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tạo ra một bản sắc mới của riêng Việt Nam. Gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam luôn nằm trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỷ đôla Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 430 tỷ đôla Mỹ năm 2023; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Vừa qua, Việt Nam đã gửi hồ sơ yêu cầu Chính phủ Mỹ công nhận và cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, nhằm thực hiện các quyền bình đẳng trong thương mại, ngoại thương, tránh bị phân biệt đối xử khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ. Nhân sự kiện này, các thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài (hơn 20 tổ chức, hội đoàn) đã tập hợp gửi thư đến Tổng thống Mỹ Joe Biden, Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Gina Raimondo, Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken để kêu gọi Mỹ không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Chúng ta cần thấy rằng, nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể đưa ra quyết định công nhận trên thực tế Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như những nền kinh tế khác đã được Mỹ công nhận, Bởi vì: Hơn 20 năm thực hiện cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc: Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, Liên Hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá tài chính, hối đoái tiền tệ; vận hành thông suốt, hiệu quả các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Bộ Công Thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Mỹ những bằng chứng xác đáng chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả 6 tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường. Đối với các tiêu chí mà Mỹ đưa ra để được công nhân nền kinh tế thị trường (theo pháp luật Mỹ) thì Việt Nam đã thực hiện rất tốt, ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Mỹ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.

Đối với việc tiếp tục yêu cầu và chứng minh để Chính phủ Mỹ công nhận và cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, phân tích, bổ sung, hoàn thiện các lập luận, bằng chứng để hoàn thiện cao nhất hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước. Chúng ta, những công dân, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hãy tin tưởng điều đó, và tăng cường cảnh giác trước những chiêu trò “mượn gió bẻ măng” của các thế lực thù địch, phản động./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét