Từ một thành tựu của nền văn minh loài người…
Trí tuệ nhân tạo (AI) được hiểu là sản phẩm khoa học, mô phỏng các quá trình trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quy trình này bao gồm học tập, hệ thống lý luận và tự điều chỉnh. Hiện nay, các nhà khoa học máy tính trên thế giới cơ bản thống nhất và phân chia thành 4 cấp độ về mức độ “người” của AI.
Cấp độ 1: Công nghệ AI phản ứng. Có khả năng phân tích những động thái
khả thi nhất của chính mình và hoàn cảnh, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu
nhất. Nó không có ký ức và không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để
tiếp tục áp dụng trong tương lai.
Cấp độ 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế.
Các hệ thống AI này có thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ, những quy tắc,
quy định để đưa ra các quyết định trong tương lai. Một số chức năng ra quyết định
này có mặt trong các loại thiết bị không người lái như xe, máy bay không người
lái hoặc tàu ngầm.
Cấp độ 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo. Công
nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những gì học được
để thực hiện một việc cụ thể.
Cấp độ 4: Tự nhận thức. Hệ thống AI có ý thức về bản thân và hành xử
như con người. Chúng thậm chí còn có cảm xúc và hiểu được cảm xúc của những người
khác. Tiêu biểu như robot Sophia - robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cấp quyền
công dân trên thế giới, được kích hoạt lần đầu tiên năm 2015.
Có thể thấy, hiện AI đã bước đầu được ứng dụng trong một số hoạt động
nhất định như: Phát hiện, ngăn chặn, xử lý các rủi ro nhờ theo dõi, tiếp nhận
thông tin, dấu hiệu mất an toàn làm việc liên tục tạo ra sự quản lý chặt chẽ nhất
tình trạng an toàn của mọi lĩnh vực đời sống xã hội; tiết kiệm sức lao động...vv
...đến hiện tượng ChatGPT...
Năm 2023, chúng ta đã chứng kiến một cơn sốt chưa từng
có về một công cụ trí tuệ nhân tạo với tên gọi ChatGPT. Hiểu một cách đơn giản đây là một trang web để chat, “tám
chuyện” đủ mọi chủ đề với một con bot (tức
một phần mềm).
Lần đầu tiên người ta thấy một ứng dụng máy tính được lập trình “hiểu
người” đến thế. Nó có thể ngay lập tức cho ra một bài thơ tỏ tình đầy “ong bướm”
hay cả 1 lời giải trọn vẹn đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia... Có thể nói, kể từ
khi xuất hiện vào cuối năm 2022, ChatGPT thực sự vượt ra khỏi một chương trình
AI thử nghiệm mà trở thành một chủ đề để tranh luận giữa trí tuệ con người và
trí tuệ nhân tạo.
Nếu ai từng trải nghiệm ứng dụng này sẽ dễ thấy khi với những câu hỏi
rõ ràng, nghiêm túc thì chatGPT này trả lời rất tốt. Còn những câu bông đùa hoặc
có ẩn ý thì con chatbot này tỏ ra “không hiểu” và trả lời thiếu chính xác. Bởi
ngay như nhà phát hành (công ty OpenAi) cũng
cho biết rằng kho kiến thức của ChatGPT mới cập nhật đến năm 2021, tức là những
gì nó có thể trả lời chỉ dừng lại tại thời điểm năm 2021.
Như vậy, chúng ta có thể nhận ra Chat GPT có một số nhược điểm như: Độ
chính xác thông tin còn hạn chế; giới hạn chủ đề đối với một số chủ đề đòi hỏi
sự tự nhiên và sáng tạo; không có trách nhiệm với các thông tin mà nó trả lời
và người dùng cần kiểm tra chính xác thông tin trước khi sử dụng.
…và một số hoạt động lợi dụng AI, chat GPT của các thế lực thù địch chống phá cách
mạng Việt Nam
Như thường lệ, các thế lực thù địch nhanh chóng lợi dụng “trend” ChatGPT để chống phá cách mạng
Việt Nam. Lợi dụng hạn chế của công cụ này, chúng đặt những câu hỏi kiểu như: “Ai đã mang cho ta một mùa xuân hy vọng”
hoặc “Ai đã sống mãi trong sự nghiệp của
chúng ta!”, “Ai là cha già dân tộc Việt
Nam?; Ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta?”; “Ai đã cho ta một mùa Xuân đầy ước vọng?; Ai đã cho ta sáng mắt sáng
lòng?;…”
Dùng chiêu trò đó để, chúng cho rằng: “Câu trả lời mà ChatGPT đưa ra được
cho là khác hoàn toàn với những gì người dân trong nước được nghe lâu nay”. Thế
rồi, chúng cố tình nhấn mạnh câu trả lời “ngớ ngẩn” bởi sự hạn chế trong lĩnh vực
của ChatGPT: “Không có người được chỉ định
là cha già dân tộc Việt Nam; Không có ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta
vì chúng ta là con người tự do và tự quản lý cuộc đời mình; Không có một người
hoặc tổ chức nào cung cấp cho chúng ta một mùa Xuân đầy ước vọng”. Chỉ cần
có thế, chúng rêu rao trên các trang mạng như RFA và một số trang tin chống đối
khác rằng “Chế độ cộng sản Việt Nam hiện
tại không còn chút lòng tin nào trong dân!”.
Với thủ đoạn trên, các thế lực phản động tỏ ra rất hả hê khi nghĩ rằng
đã hạ bệ, bôi nhọ được lãnh tụ, thành tựu, con đường phát triển của cách mạng
Việt Nam, tạo ra sự nghi ngờ, hoang mang trong quần chúng nhân dân, làm giảm
sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Cần nhận diện và đấu tranh với thủ đoạn lợi dụng trí tuệ nhân tạo chống
phá cách mạng Việt Nam
Những luận điệu lạc lõng ở trên chỉ cho thấy thiếu cái nhìn khách quan
thậm chí cố tình đưa đẩy vấn đề một cách thái quá. Có thể thấy những âm mưu, thủ đoạn của chúng vẫn
là “bình mới, rượu cũ”, tìm cách “bẻ lái” vấn đề để đưa ra những quan điểm độc
hại và những suy diễn không hề có căn cứ để quy chụp vô lối. Với một người dùng
bình thường, ChatGPT đơn giản là một trang web để chat, nói chuyện được đủ thứ
chủ đề với một con bot ảo. Vì thế, chúng đã mượn con bot ảo để đặt ra các câu hỏi,
hòng nhận được câu trả lời đúng ý mình.
Thời gian qua, một bộ phận cán
bộ, chiến sĩ Quân đội với sức trẻ, lòng nhiệt huyết cũng “thử” khám phá công cụ
ChatGPT. Chính vì vậy, nếu không được định hướng kịp thời, cán bộ, chiến sĩ khi
tiếp cận theo hướng “bông đùa” đặt những câu hỏi như trên chính là tiếp tay cho
sự chống phá của kẻ thù. Bởi như đã nói, ChatGPT có tính năng “dạy-học” dựa
trên phân tích kết quả tìm kiếm có số lượng cao nhất, hoặc được đặt câu hỏi nhiều
nhất.
Có thể nói, ChatGPT hay bất kỳ công cụ trí
tuệ nhân tạo (A.I) nào xét đến cùng về bản chất cũng là những phát minh của con
người phục vụ cho cuộc sống của con người. Chúng là những “cỗ máy” vô tri được
sử dụng tùy thuộc vào mục đích hay ý đồ của người dùng. Vì vậy, các cấp, các
ngành cần trong toàn hệ thống chính trị cần nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
nhận diện và đấu tranh kịp thời với thủ đoạn lợi dụng những thành tựu của nhân
loại để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét