Một
là, thường
xuyên bám sát định hướng chỉ đạo, hướng dẫn trong các chỉ thị, nghị
quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đối với công tác đấu
tranh phòng chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”của các thế
lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; gắn với thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để xây dựng các
chương trình, kế hoạch, giải pháp công tác cụ thể; đưa công tác phòng, chống
“diễn biến hòa bình”, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đi vào nền
nếp hiệu quả.
Hai
là, chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt
động chống phá của đối tượng để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Công tác nắm tình hình cần tập trung vào
những vấn đề cụ thể như: Phát hiện các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên
đăng tải những nội dung xấu, thù địch; phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn
hoạt động tuyên truyền chống phá của chúng trên không gian mạng, kịp thời nhận
diện những phương thức, thủ đoạn mới; phát hiện cá nhân, tổ chức sở hữu, quản
lý, điều hành các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải các bài viết, hình
ảnh, video tuyên truyền phá chống phá cách mạng Việt Nam; phát hiện những bất
cập, hạn chế của các biện pháp, công tác nghiệp vụ đã và đang được triển
khai...
Ba
là, phát
huy tốt vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, Ban Chỉ đạo 35, cơ
quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương
của cán bộ, đảng viên. Tập trung lãnh
đạo kiện toàn, xây dựng phát triển lực lượng đấu tranh theo hướng chủ động tạo
thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng
rộng rãi; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp
thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Trong tổ chức thực hiện, cần duy trì tốt
các chuyên trang, chuyên mục chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” ở các cơ quan, đơn vị.
Bốn là, thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao
đổi, rút kinh nghiệm giữa các cơ quan chức năng, lực lượng nòng cốt
chuyên sâu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên internet,
mạng xã hội. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức
đảng cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu
quả. Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu phải thường xuyên được trau dồi
kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ; được
trang bị đầy đủ, vững chắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các thông tin đấu tranh phải
trung thực, khách quan, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước, mang tính
đảng, tính khoa học cao.
Năm
là, tăng
cường hoạt động quản lý, kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và
chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang
mạng “độc hại” một cách có hiệu quả. Chủ động phối hợp với các nhà cung cấp
dịch vụ, tính toán sử dụng các giải pháp về công nghệ để ngăn chặn một cách
triệt để các tin tức xấu độc trên các trang mạng. Đặc biệt, phải chủ động sử
dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để xâm nhập, chiếm quyền quản trị, điều
hành các trang web, blog, diễn đàn mạng xã hội, sau đó xóa dữ liệu, vô hiệu hóa
hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung “độc hại” trong một
thời gian nhất định.
Chúng
ta tin tưởng rằng, cuộc đấu tranh, ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái
của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá
nền tảng tư tưởng, đường lối lãnh đạo của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước sẽ được bảo vệ vững chắc. Đó là những nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn
của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn
Ðảng, toàn dân, toàn quân, là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị;
của mỗi cán bộ, đảng viên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét