Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiến lược thống nhất, bảo đảm đối phó thắng lợi mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, được thể hiện trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện. Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
Tiềm lực quốc phòng có vai trò quan trọng
trong quản lý, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là sức mạnh tiềm tàng,
là "hậu phương", bảo đảm "hậu cần" và là chỗ dựa về sức
mạnh cho quản lý, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo; là lực lượng dự bị sẵn
sàng đáp ứng yêu cầu của đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tiềm lực quốc
phòng mạnh còn là lực lượng răn đe đối với âm mưu và hành động xâm phạm chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc.
Biển,
đảo nước ta có vị trí rất quan trọng, nhạy cảm về mặt chính trị đối với đất
nước và cả khu vực, cũng như thế giới; giữ vững chủ quyền, bảo đảm an ninh trên
biển, phát triển kinh tế biển bền vững sẽ trực tiếp củng cố, giữ vững ổn định
chính trị trong nước, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế,
đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh giữ gìn môi trường hòa bình, ổn
định, an ninh khu vực và thế giới. Vì vậy, cần tăng cường xây dựng, củng cố tiềm lực quốc phòng biển đảo đáp
ứng yêu cầu mới.
Xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng;
để xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
cần tiến hành đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp: Xây dựng, củng cố hệ thống
chính trị cơ sở, xây dựng, củng cố "thế trận lòng dân" vững chắc; xây
dựng khu vực phòng thủ các tỉnh ven biển vững chắc; tổ chức bố trí lực lượng vũ
trang; xây dựng các công trình quốc phòng, quân sự bảo vệ biển, đảo.
Mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế và tăng cường công tác đối ngoại nhằm khai thác những nhân tố
tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực, góp phần to lớn vào việc quản lý, bảo
vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình trên vùng biển,
đảo của Tổ quốc. Đẩy mạnh quá trình đàm phán giải quyết các vấn đề về bất đồng
về biên giới lãnh thổ trên biển và về ranh giới thềm lục địa, vùng đặc quyền
kinh tế với các nước láng giềng, trên cơ sở quán triệt và nắm vững lập trường, quan
điểm, chính sách đối ngoại. Đặc biệt là chủ trương giải quyết các vấn đề tranh
chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các tranh chấp khác liên quan đến biển đảo
là thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn
trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế để vụ bảo vệ Tổ quốc. Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh
thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Bảo vệ chủ quyền biển,
đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát
huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Về xây dựng tiềm lực kinh tế của sự nghiệp quốc
phòng phải bao hàm các khả năng tiềm tàng của nền kinh tế có thể huy động cho
nhiệm vụ quốc phòng, đặc biệt là trong xử lý các tình huống quốc phòng ngay từ
thời bình hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra). Vì thế, xây
dựng tiềm lực này, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và toàn dân;
phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, toàn diện, vững chắc trên phạm vi cả
nước, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm, nhất là tập trung cho các địa bàn
chiến lược. Trước hết, cần tiếp tục thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng trong từng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực và địa phương, bảo đảm
mỗi bước tăng trưởng về kinh tế phải gắn với sự gia tăng tích lũy của nguồn
tiềm lực này. Đồng thời, chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển các ngành công
nghiệp theo hướng lưỡng dụng, được bố trí hợp lý trên các vùng, miền, vừa đáp
ứng nhu cầu dân sinh, vừa phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng khi cần thiết. Tiếp
tục coi trọng xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược
biên giới, hải đảo, nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân gắn
với tham gia xây dựng cơ sở, địa bàn vững mạnh. Trong giai đoạn hiện nay, để
tiềm lực kinh tế có thể chuyển hóa thành thực lực và sức mạnh quốc phòng trên
từng khu vực, địa bàn, cùng với gắn phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng
khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) ngày càng vững chắc, cơ quan chức năng sớm
nghiên cứu xác lập cơ chế động viên nền kinh tế quốc dân thực hiện các nhiệm vụ
quốc phòng, quân sự khi cần thiết.
Đối với tiềm lực khoa học - công nghệ, cần được xây dựng,
phát triển trong chiến lược tổng thể phát triển khoa học - công nghệ quốc gia,
nhưng có tính đến những yếu tố đặc thù, nhằm huy động, phục vụ có hiệu quả cho
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc (cả trước mắt và lâu dài). Theo
đó, việc xây dựng tiềm lực này, cần phải kết hợp chặt chẽ với sự phát triển của
nền khoa học - công nghệ đất nước. Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng chiến lược,
kế hoạch phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng và coi đó là
một trong những động lực để hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó,
chú trọng kế thừa nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong các cuộc kháng chiến
vừa qua, cả trong tác chiến chiến lược, chiến dịch và chiến đấu để hướng tới
nghiên cứu các giải pháp về chiến thuật, kỹ thuật đối phó có hiệu quả với chiến
tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, trong chiến tranh hiện đại. Đồng thời, từng
bước đầu tư nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ, bảo đảm sửa chữa,
sản xuất và làm chủ vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại. Bên cạnh đó, cần đổi
mới mạnh mẽ, đồng bộ về tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động khoa học - công
nghệ, kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này, phù hợp với
điều kiện của đất nước.
Về xây dựng tiềm lực quân sự - nhân tố nòng
cốt, cốt lõi của tiềm lực quốc phòng - cần bảo đảm tính toàn diện, vững chắc,
có chiều sâu, ngay từ thời bình, nhằm chuyển hóa nhanh nhất, kịp thời nhất
thành thực lực quốc phòng trong mọi tình huống. Để làm được điều đó, cùng với
nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, lực lượng và toàn dân đối với nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần tập trung xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân “cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Trong đó, hết sức coi trọng xây dựng
lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp; lực lượng dự bị động viên hùng
hậu trên từng khu vực, địa bàn và cả nước để sẵn sàng động viên khi cần thiết.
Đồng thời, chú trọng nghiên cứu phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa
học - công nghệ quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự,… tạo nền tảng tri
thức về quân sự, quốc phòng. Tiếp tục xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc
phòng trên cơ sở gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nhằm từng bước bảo đảm vũ khí, trang bị ngày càng hiện đại cho các lực
lượng. Quá trình xây dựng, cần theo một kế hoạch, lộ trình thống nhất, phù hợp,
nhưng khi cần, cũng có thể tạo bước đột phá, sẵn sàng đáp ứng sự phát triển của
thực tiễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét