Thấy đúng không bảo vệ dẫn tới phủ định cái đúng, việc làm đúng trong thực tiễn. Thấy sai không đấu tranh là dung dưỡng cho cái sai, việc làm sai trong cuộc sống, công tác, chiến đấu, làm cho chuẩn mực bị sai lệch, hiệu quả công việc không cao, thậm chí còn hỏng việc, thất bại, mất phương hướng…
Nghị quyết Trung ương
4, khóa XII, trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, tại điểm thứ 5,
Đảng ta chỉ rõ tình trạng “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh” là
một trong các biểu hiện của suy thoái. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong đời
sống hằng ngày, nhất là trong công tác xây dựng Đảng cũng như hoạt động tại tổ
chức, cơ quan, đơn vị của cán bộ, đảng viên.
Cái đúng, cái tốt,
chân, thiện, mỹ vốn là chất liệu làm nên giá trị tốt đẹp của cuộc sống mà con
người luôn hướng tới. Trong cuộc sống hằng ngày, cái đúng được bảo vệ, phát
huy, cái sai phải đấu tranh, ngăn chặn, loại bỏ thì cuộc sống bình yên, hạnh
phúc, cơ quan, xã hội phát triển, phồn vinh.
Tuy nhiên, trong thực
tiễn, hiện tượng thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, nể nang, né
tránh, ngại va chạm vẫn tồn tại, không phát huy được tinh thần trách nhiệm của
cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu của tổ chức đảng.
Đây là một trong những
biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị. Những người thấy đúng không bảo
vệ, thấy sai không đấu tranh, bản thân họ có khả năng nhận thức được cái đúng,
cái sai, hậu quả, tuy nhiên vẫn giữ thái độ “im lặng” đáng sợ, sự vô cảm lạnh
lùng.
Thấy đúng không bảo vệ
dẫn tới phủ định cái đúng, việc làm đúng trong thực tiễn. Thấy sai không đấu
tranh là dung dưỡng cho cái sai, việc làm sai trong cuộc sống, công tác, chiến
đấu, làm cho chuẩn mực bị sai lệch, hiệu quả công việc không cao, thậm chí còn
hỏng việc, thất bại.
Ở một phương diện
khác, trong cơ quan, đơn vị, hệ lụy của tình trạng này còn là căn nguyên gây ra
mất đoàn kết, trong khi đó đoàn kết là động lực của sự phát triển. Tại cuộc họp
không nói, không phát biểu, không thể hiện chính kiến của mình trước những vấn
đề đưa ra, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai cũng không đấu tranh, thờ ơ, bàng
quan, vô cảm theo kiểu “sống chết mặc bay”. Đây là sự thiếu trách nhiệm với cơ
quan, đơn vị, thiếu trách nhiệm với bản thân trong tổ chức, tập thể.
Trong cuộc họp không
nói, có những việc “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, ra ngoài mới nói, tình
trạng này nhiều khi tạo ra nghi kỵ, nặng nền hơn là mất đoàn kết, chia rẽ nội
bộ, không khí nặng nề, tư tưởng không thông, không thống nhất, công việc trì
trệ, hiệu quả thấp.
Thấy đúng không bảo
vệ, thấy sai không đấu tranh, hậu quả là cái sai, cái xấu không được loại bỏ
dẫn đến nhận thức, quyết định, thực hiện công việc sai. Tình trạng này cũng
trực tiếp tạo điều kiện cho chuyên quyền, độc đoán, quyền lực không được kiểm
soát trong tập thể; tập trung dân chủ không được phát huy trong khi tập trung
dân chủ là phương thức lãnh đạo, nguyên tắc của tổ chức đảng. Người đưa ra cái
đúng không được ủng hộ, bảo vệ, đơn độc trong đấu tranh với sai trái, tiêu cực,
cái đúng, cái tốt bị triệt tiêu, không phát huy hiệu quả trong cuộc sống, công
tác.
Trong Nghị quyết Trung
ương 8 khóa XII “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước
hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương”, Đảng ta quy định 8 điểm gương mẫu đi đầu, 8 điểm phải nghiêm khắc với
bản thân và kiên quyết chống mà cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện;
trách nhiệm nêu gương cũng là bảo vệ, phát huy, lan tỏa cái đúng, đấu tranh,
ngăn chặn, loại bỏ cái sai để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh hiện nay.
Để ngăn chặn, đẩy lùi
tình trạng thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phát huy trách
nhiệm cá nhân, trí tuệ tập thể cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau đây:
Một là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ,
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức đảng. Thực hiện tốt Nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, quy
chế, quy định về chế độ công tác, lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ, tổ chức cơ sở đảng.
Hai là, tổ chức đảng, đảng viên nhất là những người
đứng đầu thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, tâm huyết, tận tụy với công việc,
chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi, thực hành
dân chủ; thấy đúng phải bảo vệ, nêu gương để lan tỏa trong cuộc sống, nhân lên
điển hình tiên tiến; thấy sai kiên quyết đấu tranh, phê bình, ngăn chặn. Có cơ
chế bảo vệ, khuyến khích, động viên, khen thưởng người dũng cảm đấu tranh, phê
bình.
Ba là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên,
thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của đảng viên; thấy
đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh, phê bình và tự phê bình để đi đến
thống nhất, đoàn kết. Bản thân cán bộ, đảng viên phải chủ động phê bình, bảo vệ
cái đúng, không giấu diếm, dung dưỡng cái sai, cái hạn chế, khuyết điểm.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Cấp
ủy cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhất là những cơ quan, đơn vị có biểu
hiện nội bộ mất đoàn kết, biểu hiện sai phạm, có vấn đề phức tạp nảy sinh, vấn
đề bức xúc mà đảng viên và nhân dân phản ánh. Từ đó chấn chỉnh, sửa chữa, nâng
cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, trách nhiệm của đảng viên trong việc bảo
vệ, phát huy cái đúng, cái tốt cũng như kịp thời phát hiện cái sai, cái xấu để ngăn
chặn, đẩy lùi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét