Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024

Phản bác luận điệu xuyên tạc về cuốn sách của cố Tổng Bí thư về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

 

Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản và ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 -19-5-2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (ngày 23-5-2021), đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

Tuy nhiên, sau khi cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản và được triển khai sâu rộng trên toàn quốc; trên các diễn đàn mạng xã hội và một số tờ báo điện tử của người Việt ở nước ngoài đã xuất hiện những luận điệu xuyên tạc về cố Tổng Bí thư và những nội dung mà cuốn sách đề cập. Các luận điệu ấy cho rằng việc cố Tổng Bí thư cho xuất bản sách mang tên mình chỉ là để đánh bóng tên tuổi chứ “in cho ai đọc”. Cũng các luận điệu xuyên tạc ấy cho rằng Trước hết, các thế lực thù địch lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, chúng cho rằng Việt Nam lựa chọn và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một sai lầm, đi theo vết xe đổ của Liên Xô. Để phủ nhận tính ưu việt và bản chất dân chủ của mô hình xã hội chủ nghĩa, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới đã tiến hành chiến dịch tuyên truyền những thông tin sai lệch, những luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học.

Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: Chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường khó khăn, phức tạp và chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam, chúng ta vừa làm, vừa mò mẫm đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây thực sự là con đường đúng đắn mà toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thấm nhuần tư tưởng và những lời dạy bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn hết lòng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai hùng cường của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời Đỗ Phủ - nhà thơ lớn của Trung Quốc: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là người thọ 70 xưa nay hiếm. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, năm nay (2024) đã 80 tuổi, đã quá xa cái tuổi “thất thập”. Đáng lẽ ra ở tuổi này ông đã có thể an hưởng tuổi già, vui vầy cùng con cháu, dạo chơi, đọc sách như những cụ già nhàn tản khác. Thế nhưng, là người luôn đau đáu với vận mệnh đất nước, số phận của dân tộc ông đã liên tục đứng ra gánh vác những trọng trách lớn lao.   

          Còn nhớ cố Tổng Bí thư tâm tình: “Bây giờ tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, đảng viên thì phải chấp hành”. Là người gánh vác trọng trách lớn nhất của Đảng, của đất nước, khi đất nước đã đạt được những thành tựu mang tính lịch sử mà Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá: “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, chắc chắn những thành tựu lớn này là công lao đóng góp của dân tộc, song vai trò “người cầm lái” của cố Tổng Bí thư là vô cùng lớn. Thế nhưng, bao giờ ông cũng nép mình, khiêm tốn và không bao giờ tự nhận công lao ấy về mình. Cũng trong tâm sự khi được bầu lại làm Tổng Bí thư lần thứ 3, đồng chí cho biết sẽ cố gắng hết sức, nhưng “làm được hay không tập thể phải thống nhất, đoàn kết trên dưới một lòng. Một cá nhân vai trò cũng quan trọng nhưng cũng chỉ là một cá nhân”.

Nội dung của cuốn sách trên đã chỉ rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những giá trị lý luận và thực tiễn đó vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và soi vào trong thực tiễn sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, để không ngừng củng cố và hoàn thiện. Trước tiên, là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống.

          Thực tế chúng ta có thể thấy rõ được rằng, một con người đã lên đến đỉnh cao về tất cả mọi mặt, nhất là chức vụ, mà nhiều lần vậy thì liệu họ có còn cần “đánh bóng tên tuổi” của mình nữa hay không? Không phải chỉ đến khi cuốn sách này ra đời mà trong suốt những năm qua, các thế lực thù địch cũng không từ bất cứ thủ đoạn nào hòng tìm cách bôi đen, nói xấu, xuyên tạc cố Tổng Bí thư, song tất cả những luận điệu xấu xa ấy đều là vô căn cứ và hầu như cũng chẳng đánh lừa được mấy ai. Người Việt Nam có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, với tất cả những gì mà cố Tổng Bí thư đã cống hiến cho Đảng, cho đất nước, cho dân tộc, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xứng đáng là người lãnh đạo được nhân dân tin tưởng, đặt nhiều niềm tin nhất.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét