Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản và ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Tuy nhiên, sau khi cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xuất bản và được triển khai sâu rộng trên toàn quốc; trên các diễn đàn mạng xã hội và một số tờ báo điện tử của người Việt ở nước ngoài đã xuất hiện những luận điệu xuyên tạc về Tổng Bí thư và những nội dung mà cuốn sách đề cập. Các luận điệu ấy cho rằng việc Tổng Bí thư cho xuất bản sách mang tên mình chỉ là để đánh bóng tên tuổi chứ “in cho ai đọc”. Cũng các luận điệu xuyên tạc ấy cho rằng thể chế chính trị một đảng của Việt Nam là nguồn gốc sinh ra tham nhũng và rằng bản chất con người là tham mà Đảng Cộng sản Việt Nam chống tham nhũng nhưng chỉ thấy hô hào tu dưỡng đạo đức thì không thể chống được tham nhũng…
Cuốn sách được các cơ quan có
trách nhiệm thực hiện biên soạn, sau khi hoàn thiện bản thảo, xin ý kiến các
đồng chí lãnh đạo và sau đó đã báo cáo Tổng Bí thư. Tổng Bí thư rất băn khoăn
về cuốn sách mang tên Nguyễn Phú Trọng. Đọc lại tác phẩm này, nhất là những bài
viết được Tổng Bí thư viết khi còn là một cán bộ trẻ 29 tuổi đến hiện nay,
người đọc sẽ không khó nhận ra hình ảnh một nhà lãnh đạo mẫu mực, giản dị, liêm
khiết, nói đi đôi với làm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân
dân, suốt đời trung thành với lý tưởng vì Đảng, vì dân, đấu tranh không khoan
nhượng với những thói hư, tật xấu, những hư hỏng trong Đảng và trong xã hội. Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng góp phần
quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch tấn công vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực ở nước ta; giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng về mục tiêu của
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ đó giữ vững, củng cố niềm
tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước,
quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Là người học văn chương, hẳn
nhiên Tổng Bí thư không xa lạ với câu nói nổi tiếng của đức Khổng Tử: “…Tam
thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ
thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”, nghĩa là: 30 tuổi thì (tự)
đứng vững được (tự lập), 40 tuổi chẳng nghi hoặc (vì trí tuệ đã mở mang), 50
tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi biết phán đoán mọi sự, 70 tuổi theo lòng mình muốn
mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý. Còn nhớ, trong bản Di chúc bất hủ để
lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dẫn lời Đỗ Phủ - nhà thơ lớn của Trung Quốc: “Nhân sinh thất thập cổ lai
hy”, nghĩa là người thọ 70 xưa nay hiếm. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh năm
1944, năm nay (2024) đã 80 tuổi, đã quá xa cái tuổi “thất thập”. Đáng lẽ ra ở
tuổi này ông đã có thể an hưởng tuổi già, vui vầy cùng con cháu, dạo chơi, đọc
sách như những cụ già nhàn tản khác. Thế nhưng, là người luôn đau đáu với vận
mệnh đất nước, số phận của dân tộc ông đã liên tục đứng ra gánh vác những trọng
trách lớn lao.
Còn
nhớ, tại Đại hội XI của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã 67 tuổi, ông đã
thuộc trường hợp “đặc biệt” theo quy định về độ tuổi của Đảng. Đến Đại hội XII
ông trở thành trường hợp “đặc biệt” của “đặc biệt” và đến Đại hội XIII thì ông
là “đặc biệt” của “đặc biệt”, của “đặc biệt”, 3 lần “đặc biệt”. Ngay sau khi
được bầu lại làm Tổng Bí thư tại Đại hội XIII của Đảng vào sáng 1-2-2021, Tổng
Bí thư tâm tình: “Bây giờ tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng đã cao, cũng xin
nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, đảng viên thì phải chấp hành”. Là
người gánh vác trọng trách lớn nhất của Đảng, của đất nước, khi đất nước đã đạt
được những thành tựu mang tính lịch sử mà Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã
đánh giá: “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế
như ngày nay”, chắc chắn những thành tựu lớn này là công lao đóng góp của dân
tộc, song vai trò “người cầm lái” của Tổng Bí thư là vô cùng lớn. Thế nhưng,
bao giờ ông cũng nép mình, khiêm tốn và không bao giờ tự nhận công lao ấy về
mình. Cũng trong tâm sự khi được bầu lại làm
Tổng Bí thư lần thứ 3, đồng chí cho biết sẽ cố gắng hết sức, nhưng “làm được
hay không tập thể phải thống nhất, đoàn kết trên dưới một lòng. Một cá nhân vai
trò cũng quan trọng nhưng cũng chỉ là một cá nhân”.
Phàm
ở đời, một con người đã lên đến đỉnh cao về tất cả mọi mặt, nhất là chức vụ, mà
nhiều lần vậy thì liệu họ có còn cần “đánh bóng tên tuổi” của mình nữa hay
không? Không phải chỉ đến khi cuốn sách này ra đời mà trong suốt những năm qua,
các thế lực thù địch cũng không từ bất cứ thủ đoạn nào hòng tìm cách bôi đen,
nói xấu, xuyên tạc Tổng Bí thư, song tất cả những luận điệu xấu xa ấy đều là vô
căn cứ và hầu như cũng chẳng đánh lừa được mấy ai. Người Việt Nam có câu “trăm
nghe không bằng một thấy”, với tất cả những gì mà Tổng Bí thư đã cống hiến cho
Đảng, cho đất nước, cho dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xứng đáng là
người lãnh đạo được nhân dân tin tưởng, đặt nhiều niềm tin nhất./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét