Thứ Tư, 16 tháng 10, 2024

Tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội từ tác động của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0

 

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang tác động to lớn đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự tác động của nó không chỉ ở các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, y tế, giáo dục,… mà còn đến cả lĩnh vực quốc phòng, an ninh, góp phần tăng thêm sức mạnh chiến đấu của quân đội, từ vũ khí, trang bị đến nhân tố con người; từ khoa học kỹ thuật, nghệ thuật quân sự đến phương thức chỉ huy, điều hành tác chiến; từ công tác tuyên truyền, giáo dục đến công tác huấn luyện, đào tạo và tổ chức, biên chế của quân đội. Các yếu tố này luôn tác động, biện chứng với nhau, tạo ra cả những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức. Điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta cần nhận thức, kịp thời có những chủ trương, chính sách lượng đón phù hợp để tăng cường tiềm lực quốc phòng và sức mạnh chiến đấu của quân đội.

Sức mạnh chiến đấu của Quân đội là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản, như­: quân số, cơ cấu tổ chức biên chế; chính trị - tinh thần và kỷ luật; số lượng, chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự; bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức, chỉ huy, quản lý của đội ngũ cán bộ. Tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội góp phần trực tiếp nâng cao tiềm lực, sức mạnh quân sự quốc gia, củng cố sức mạnh quốc phòng nhằm “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.

Trước sự tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và yêu cầu hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, chúng ta cần phải khai thác, phát huy triệt để tác động tích cực, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng này mang lại liên quan đến sức mạnh chiến đấu của quân đội. Theo đó, cần quan tâm giải quyết hai vấn đề chủ yếu: Phải giữ vững bản chất cách mạng, mục tiêu, phương hướng xây dựng quân đội về chính trị trong điều kiện hiện đại hóa quân đội từ sự tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và làm thế nào để khai thác, tận dụng tốt nhất những thành tựu và điều kiện thuận lợi mà Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cho quá trình tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội. Để giải quyết vấn đề trên, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Một là, tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. 

Hai là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong quá trình nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội. 

Ba là, tiếp tục kiện toàn tổ chức, biên chế của quân đội phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 

Bốn là, đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện của Cách mạng Công nghiệp 4.0.­

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét