Tháng 4/1945, nhằm gấp rút
chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, theo chỉ thị
của Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Quân chính kháng Nhật - Nhà trường
đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập (nay là Trường Sĩ quan
Lục quân I). Sau đó, cùng với sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội ta, hệ
thống nhà trường trong toàn quân đã phát triển vượt bậc, cả về quy mô, tổ chức,
năng lực đào tạo với nhiều chuyên ngành, bậc học khác nhau. Hiện nay, hệ thống nhà
trường quân đội được tổ chức khá cơ bản và hoàn thiện, bao gồm các bậc
học, ngành học phù hợp với nhu cầu đào tạo cán bộ quân đội và LLVT. Nhiều
trường đã trở thành trường trọng điểm chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa
học hàng đầu của đất nước, quân đội, là cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và
khu vực.
Gắn liền với sự nghiệp cách
mạng trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử và nhiệm vụ của quân đội, các nhà
trường trong toàn quân đã tích cực đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ
quốc. Đội ngũ cán bộ qua đào tạo ở các nhà trường trong các thời kỳ, luôn phát
huy tốt vai trò, trách nhiệm trên từng cương vị, chức trách được giao, thực sự là
lực lượng nòng cốt của quân đội. Nhiều đồng chí đã trở thành tướng lĩnh, Anh
hùng LLVT nhân dân, cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội. Cùng với đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, nhà trường quân
đội đã tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển lý
luận khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam, làm cơ sở để giải quyết kịp
thời, hiệu quả những vấn đề đặt ra từ thực tiễn chiến đấu, huấn luyện, xây dựng
LLVT nhân dân.
Trước yêu cầu mới của sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, các nhà trường quân đội đã chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp cận
các phương pháp giáo dục - đào tạo tiên tiến, khoa học, hiện đại, không
ngừng đổi mới quy trình, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; mở rộng
liên kết, hợp tác đào tạo với những cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng trong
nước, quốc tế; tích cực nghiên cứu, biên soạn tài liệu, giáo trình, bổ sung
những vấn đề mới của khoa học quân sự hiện đại và thực tiễn tại các đơn vị vào
giảng dạy, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ. Hệ thống nhà trường quân đội
được kiện toàn cả về chức năng, nhiệm vụ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo
dục - đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa; năng
lực đào tạo của các trường quân đội ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao
chất lượng nguồn cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.
Trong những năm tới, bên
cạnh thuận lợi là cơ bản, đất nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức trong
thực hiện phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Các thế lực thù địch, phản động tăng cường chống phá Đảng, Nhà
nước, quân đội về mọi mặt. Quân đội nhân dân tiếp tục xây dựng theo hướng cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng,
lực lượng tiến lên hiện đại; thực hiện điều chỉnh tổ chức, lực lượng theo hướng
tinh, gọn, mạnh, linh hoạt, cơ động, bảo đảm số lượng hợp lý, có sức chiến đấu
cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời bình và sẵn sàng mở rộng lực lượng khi có
yêu cầu. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động sâu sắc đối với sự
phát triển khoa học công nghệ, nghệ thuật quân sự Việt Nam và yêu cầu nhiệm vụ
của quân đội. Tình hình trên đã đặt ra yêu cầu rất cao về phẩm chất, năng lực
của đội ngũ cán bộ, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục - đào tạo và
xây dựng, phát triển nhà trường quân đội. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao, trong thời gian tới, các học viện, nhà trường quân đội cần tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo, xây dựng, phát triển theo định hướng “Nhà trường thông minh, tiếp
cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”; trong đó, cần tập trung thực hiện
tốt một số nội dung cơ bản sau:
Một là, tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn quân đối với
việc đổi mới giáo
dục - đào tạo, xây dựng nhà trường quân đội thông minh.
Hai là, tập
trung hoàn thiện quy hoạch, xây dựng các học viện, nhà trường quân đội theo mô hình “Nhà trường thông minh,
tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.
Ba là, tích
cực đổi mới quy trình, chương trình, nội dung đào tạo theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4.
Bốn là, tiếp
tục coi trọng xây dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục trong các nhà trường quân đội.
Năm là, tích
cực huy động các nguồn lực, tăng cường đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển nhà trường quân
đội trong tình hình mới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ, làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực đời sống xã
hội, trong đó có lĩnh vực quân sự, quốc phòng và hệ thống nhà trường quân đội. Tận dụng
tính tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó và xác định rõ vấn đề đặt ra
đối với các nhà trường quân đội là hết sức
cần thiết. Xây dựng nhà trường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần được lãnh đạo, chỉ đạo triển
khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, tạo sự đồng thuận, thống nhất và quyết tâm
cao trong toàn quân, trực tiếp là các học viện, nhà
trường quân đội. Các cơ quan, đơn vị, học viên, nhà trường trong toàn
quân cần chủ động tiếp cận, ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4, nghiên cứu, cụ thể hóa thành các giải pháp để thực hiện hiệu quả các
vấn đề nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét