Dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Mục đích của đấu tranh chống chia rẽ dân tộc xét đến cùng cũng là để bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh của toàn dân thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế lịch sử của dân tộc đã từng chỉ rõ; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc bao giờ cũng phải được kết hợp chặt chẽ đấu tranh không khoan nhượng loại trừ những tác nhân gây chia rẽ dân tộc.
Hiện nay, để phục vụ âm mưu đen tối của các thế lực thù địch,
vấn đề dân tộc và tôn giáo đang được chúng triệt để lợi dụng chống phá quyết liệt.
Do đó, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc của kẻ thù đang
đặt ra những yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của toàn dân, của
cả hệ thống chính trị.
Quân đội ta là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chiến đấu
trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với chức năng đội quân sẵn
sàng chiến đấu, chiến đấu, lao động sản xuất và đội quân công tác, Quân đội
nhân dân Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong phối hợp, vận động và tổ chức
nhân dân tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường
khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân dân, xây dựng thế trận quốc phòng, “thế
trận lòng dân”, xây dựng cơ sở chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, giữ vững
sự ổn định chính trị và môi trường hòa bình để Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn nhắc nhở:
Giai cấp vô sản muốn là giai cấp thống trị và nếu nó thực sự thống trị, thì phải
tỏ rõ điều đó bằng tổ chức quân sự của mình, phải xây dựng lực lượng vũ tranh vững
mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Cách mạng muốn thành công thì phải “Lấy
dân chúng (công nông) làm gốc”, đánh giặc bằng sức mạnh của toàn dân nhưng phải
có lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đề ra đường lối xây dựng lực lượng vũ
trang là: “Vũ trang nhân dân, kết hợp quân đội nhân dân với lực lượng vũ trang
quần chúng, lực lượng vũ trang quần chúng với quân đội nhân dân, lấy lực lượng
vũ trang quần chúng làm cơ sở cho quân đội nhân dân, lấy quân đội nhân dân làm
nòng cốt cho lực lượng vũ trang quần chúng, xây dựng ba thứ quân của lực lượng
nhân dân”.
Đấu tranh chống chia rẽ dân tộc là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Trong cuộc đấu tranh đó, lực lượng
vũ trang đóng vai trò là lực lượng nòng cốt, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ
và bản chất truyền thống của quân đội cách mạng.
Thực tiễn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của
Quân đội ta đã chứng minh quân đội luôn là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh
giặc, củng cố chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng. Ngày nay, trong sự nghiệp
cách mạng mới, đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống chia rẽ dân tộc, vai trò
nòng cốt đó vẫn tiếp tục khẳng định và phát huy trên thực tế. Bất kỳ một quốc
gia nào trên thế giới, việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác, hòa bình,
hữu nghị với các nước láng giềng, bao giờ cũng là một đòi hỏi cần thiết, một yếu
tố quan trọng cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét