KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - SỰ ĐỘT PHÁ
TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI
Từ thực tế xây dựng, phát triển đất
nước và quá trình nhận thức lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước
theo con đường XHCN cho thấy, hình
thành khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là sự đổi mới căn bản nhận thức, sự đột
phá trong tư duy lý luận và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tinh thần đổi mới đã được thể hiện
trong Cương lĩnh năm 1991 và Văn kiện Đại hội VII của Đảng, khi Đảng chỉ rõ:
xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đồng thời, cũng cụ thể hóa
khái niệm chế độ công hữu, xác định rõ, đó chỉ là công hữu “về các tư liệu sản
xuất chủ yếu”. Đến Đại hội IX của Đảng, khái niệm “nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN” được khẳng định dứt khoát với quan niệm rằng, “nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Việt Nam
thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Đất nước ta sau gần 40 năm đổi mới đang
chuyển sang giai đoạn phát triển mới, từng bước hoàn thiện nền kinh tế thị
trường hiện đại, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo định hướng XHCN, xây dựng nền
dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; nhờ đó, mức sống và chất lượng
sống của nhân dân được nâng cao hơn nhiều lần so với vài thập niên trước đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét