Nhân ngày kỉ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô Phạm Xuân Nguyên và anh
em dân chủ đồng thanh xướng lên bài: Ngày 10/10 không phải là ngày giải phóng
Thủ đô mà chỉ là ngày tiếp quản. Bởi vì Pháp tự rút theo Hiệp định Giơ-ne-vơ,
và bộ đội ta về tiếp quản chính quyền.
Anh em dân chủ là chưa hiểu hết ý nghĩa của ngày 10/10 nói riêng
và cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung hay chưa nói rõ về lịch sử Việt Nam?
Xin phép điểm nhắc lại một vài dấu mốc lịch sử cho anh em dân chủ nhớ và hiểu
rõ hơn về sự kiện này để cho anh em dùng từ, tư duy cho đúng với những sự kiện
lịch sử.
Ngày 02.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên không lâu quân Pháp quay
trở lại Đông Dương, sau nhiều lần đàm phán không thành công, đến tháng 12 năm
1946 cuộc chiến tranh Đông Dương lại nổ ra.
Cuối tháng 11, đầu tháng 12/1946, các công ty xưởng sản xuất vũ
khí đều nhận được lệnh di chuyển ra khỏi ngoại thành Hà Nội. Đêm ngày
19/12/1946 chúng ta có một cuộc tổng di tản lớn lên khu vực mới để chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài, còn lại quân tự vệ chiến đấu, Công an xung
phong và vệ quốc đoàn ở lại cố thủ.
Ngày 17/12/1946 Pháp nổ súng khiêu kích người trong Thủ đô, tuy
nhiên quân và dân ta tuân thủ kỉ luật không bắn trả và chờ lệnh của Chính phủ.
Những chướng ngoại vật, hầm hào được dựng lên trên khắp phố phường Hà Nội, đặc
biệt một đội quân cảm tử ra đời sẵn sàng cầm bom ba càng để nhảy vào những xe
tăng của Pháp. Sau hai tháng chiến đấu, ngày 17/02/1947 quân ta rút quân khởi
Thủ đô Hà để đảm bảo lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Quân Pháp chiến được
Hà Nội.
Tại chiến khu Việt Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh chúng ta đã xây dựng được một lực lượng quân giải phóng lớn và lần lượt
làm nên những chiến thắng lớn như Chiến thắng Việt Bắc (1947), Chiến dịch biên
giới (1950) , Chiến dịch Hòa Bình (1951)… và đỉnh điểm là Chiến thắng Điện Biên
Phủ (1954) buộc Pháp phải kí vào hiệp định Giơ-ne-vơ, và chấp nhận rút quân khỏi
miền Bắc Việt Nam.
Đúng 16 giờ ngày 9-10-1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút
qua cầu Long Biên; quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng ngày 10-10-1954,
Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm cả bộ binh,
pháo binh, cao xạ, cơ giới... chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch
sử vào Hà Nội. 15 giờ chiều cùng ngày, hàng vạn nhân dân trang nghiêm dự lễ
chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức với sự có mặt của các đơn vị quân đội nhân
dân tham gia tiếp quản thành phố. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột
cờ cổ kính sau 9 năm kháng chiến. Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng
trong cảm xúc hân hoan vỡ òa của người dân Thủ đô.
Một sự kiện to lớn, mang nhiều ý nghĩa tầm vóc như này thì ngày
10/10 xứng đáng là ngày giải phóng, không thể dùng hai từ “tiếp quản” đơn giản
được như vậy!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét