TÍNH BẤT ĐỊNH – MỘT ĐẶC TÍNH THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG THỜI KỲ MỚI
Để Đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ XIV thành công tốt đẹp, tại thời điểm hiện nay, toàn Đảng,
toàn dân, cả hệ thống chính trị đang từng bước chuẩn bị từ cơ sở, chính xác hơn
là từ cấp chi bộ đã bắt đầu tiến hành. Khâu quan trọng nhất và quyết định xuyên
suốt nhất là chuẩn bị nhân sự cho Đại hội. Bài viết này muốn đưa ra nội dung:Tính
bất định – Đặc tính thách thức và yêu cầu quan trọng đối với người lãnh đạo
trong thời kỳ mới.
Khi đứng trước
các thách thức khác thường, nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy bị đẩy vào tình huống khó
lường về mọi mặt. Sự khó lường có rất nhiều nguyên nhân khác nhau: từ những biến đổi của môi trường
lãnh đạo, của các đối tượng bị lãnh đạo và của chính người lãnh đạo. Trên thực
tế, trong mỗi tình huống, mỗi thách thức, phản ứng của những yếu tố tác động
trên cả hai mặt (thuận lợi và không thuận lợi), các tầng lớp Nhân dân, các cá
nhân, các nước bên ngoài cũng như các tổ chức xã hội là rất khó lường. Khi số
lượng cũng như tính độc lập của các tổ chức, các cá nhân càng cao thì tính bất
định cũng càng tăng. Trong các tổ chức, cộng đồng nhỏ thì tính bất định thường
thấp do các thành viên đã có sự thống nhất về nhận thức và giá trị. Đối với hoạt
động lãnh đạo ở những lĩnh vực phức tạp, gắn với lợi ích..., tính bất định như vậy chủ yếu có nguồn gốc từ sự tương tác của
các yếu tố như: sắc tộc (nhiều sắc tộc với các giá trị truyền thống khác nhau);
tín ngưỡng (nhiều tôn giáo, tín ngưỡng với các niềm tin khác nhau); lợi ích
kinh tế (các giai cấp và các nhóm lợi ích khác nhau); ý thức hệ (nhiều đảng
chính trị, các phong trào với các hệ tư tưởng khác nhau); môi trường quốc tế.
Để giải quyết
các thách thức khác thường, đặc biệt khó khăn thì cách thức phân tích và suy diễn
theo kiểu thông thường sẽ không thích hợp, vì cách phân tích, suy diễn đó chỉ
đúng trong điều kiện các mối liên hệ, sự tương tác của đối tượng lãnh đạo tương
đối ổn định. Trong quá trị thực hành lãnh đạo, với sự độc lập và đa dạng của
các nhóm, các tổ chức cũng như sự tác động từ bên ngoài quốc gia thì tính bất định
cao, khó dự đoán là hoàn toàn có thể hiểu được.
Do các tính chất
của sự tương tác như vậy nên nếu quá trình lãnh đạo chỉ tập trung vào phân tích
một vài yếu tố nào đó để đưa ra quyết định là không phù hợp. Phương pháp phân
tích truyền thống thường giả định rằng, môi trường lãnh đạo và các yếu tố khác
là bất biến. Các giả định đó sẽ không còn đúng trong một môi trường phức hợp,
có nhiều trung tâm tương đối độc lập với các biến đổi riêng của chúng. Các giải
pháp đưa ra có vẻ rất hợp lý để giải quyết một vấn đề lại có thể là nguyên nhân
dẫn tới nhiều vấn đề mới, khó giải quyết hơn. Nói cách khác, để giải quyết một
vấn đề, một thách thức đặc biệt khó khăn nào đó, cần phải đồng thời xem xét tất
cả các yếu tố và các tương tác liên quan trong tổng thể trước khi đưa ra quyết
định. Cũng cần nhận thức rằng cái mà quá trình thực hành lãnh đạo, ra các quyết
định cần làm là cả một quá trình ứng phó, lựa chọn, cân nhắc mang tính tổng hợp rất cao…chứ không phải là
các quyết định riêng rẽ theo ý muốn chủ quan của mình./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét