Từ thực tế xây dựng, phát triển đất
nước và quá trình nhận thức lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước
theo con đường XHCN cho thấy, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã tập trung xác lập mục tiêu, hệ giá trị nhân văn của chủ
nghĩa xã hội Việt Nam trong bối cảnh
mới; xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường trong từng bước phát triển.
Trong bài viết rất quan trọng “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ một cách đầy thuyết
phục về mục tiêu và đồng thời cũng là những giá trị nhân văn, đích thực của
CNXH Việt Nam: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì
con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con
người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã
hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các
giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá
bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự
phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong
lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm
đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường”.
Đảng chủ trương “thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội trong từng bước phát triển và từng chính sách” trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước. Yêu cầu “tiến bộ và công bằng” được triển khai
bao quát toàn diện các lĩnh vực xã hội, từ giáo dục, y tế, gia đình, môi
trường, xóa đói, giảm nghèo, đến an sinh, phúc lợi xã hội, thể dục - thể thao,
văn hóa giải trí, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quyền con người, phòng,
chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Nhà nước giữ vai trò trung tâm, đồng thời huy
động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo
đảm cho mọi người dân được thụ hưởng xứng đáng, công bằng thành tựu của phát
triển và đổi mới, tạo lập một xã hội văn minh, hài hòa, phấn đấu mang lại hạnh
phúc ngày càng nhiều hơn, cuộc sống ngày càng ấm no hơn cho nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét