Do điều kiện tự
nhiên và hậu quả của các chế độ xã hội trong lịch sử, các dân tộc ở nước ta còn
có sự chênh lệch về trình độ. Vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách dân
tộc phải hướng tới từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch về trình độ giữa
các dân tộc. Khắc phục sự chênh lệch ấy là thực hiện bình đẳng dân tộc và phải
dựa vào sự đoàn kết dân tộc. Đoàn kết dân tộc là cơ sở để hướng tới bình đẳng
dân tộc. Thực hiện bình đẳng dân tộc là biểu hiện của sự đoàn kết dân tộc. Mặt
khác, bình đẳng dân tộc còn biểu hiện ở việc đấu tranh chống tư tưởng dân tộc
lớn, dân tộc hẹp hòi và tự ti dân tộc.
Cùng với bình
đẳng, đoàn kết dân tộc, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tương trợ lẫn
nhau giữa các dân tộc được đề cao, trở thành nguyên tắc cơ bản trong quan hệ
giữa các dân tộc ở Việt Nam. Nguyên tắc này cũng có nguồn gốc từ sự phát triển
không đồng đều về mọi mặt giữa các cộng đồng tộc người.
Tương trợ, giúp
đỡ lẫn nhau là sự hỗ trợ lẫn nhau về vật chất, tinh thần, kinh nghiệm trong quá
trình xây dựng và phát triển giữa dân tộc đông người với dân tộc ít người, giữa
dân tộc tộc ở miền xuôi với dân ở miền núi... và ngược lại. Tương trợ giúp đỡ
lẫn nhau vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của sự phát triển triển bền vững của
cộng đồng quốc gia dân tộc. Đó cũng chính là bản chất của chế độ xã hội xã hội
chủ nghĩa, chính đảng của giai cấp công nhân cầm quyền.
Trong tương quan
giữa các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, các dân tộc ít người, các dân tộc ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa là những dân tộc yếu thế hơn, do những bất lợi về điều
kiện tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện lịch sử. Vậy nên, bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc phải gắn liền với quan tâm phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào các dân tộc yếu thế đó. Đồng thời, đồng bào
các dân tộc ít người cũng phải không ngừng vươn lên về mọi mặt. Dân tộc đa số và
dân tộc thiểu số cũng như giữa các dân tộc thiểu số với nhau phải coi nhau như
đồng bào, anh em ruột thịt, phải giúp đỡ lẫn nhau, làm cho đồng bào các dân tộc
được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa.
Về chính trị, điều
quan trọng nhất, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng,
cất nhắc cán bộ miền núi. Cố nhiên cán bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ
địa phương, nưng phải làm sao cho cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự tự
quản lý lấy công việc ở địa phương, chứ không phải là bao biện làm thay. Người
cán bộ phải vừa phải có đạo đức cách mạng, có lập trường giai cấp vững vàng,
vừa phải nắm vững đường lối chính sách của Đảng, học phải gắn với thực hành, lý
luận gắn với thực tiễn. Đồng thời, phải đấu tranh chống những biểu hiện tiêu
cực trong đội ngũ cán bộ, làm ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc.
Về kinh tế, động viên, lãnh đạo đồng bào miền núi tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm. Mở rộng giao lưu kinh tế, giữa các dân tộc, giữa các vùng,
miền của đất nước. Phát triển nông nghiệp toàn diện, tùy điều kiện của từng địa
phương mà phát triển cây lương thực hay cây ăn quả, cây công nghiệp. Đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào các ngành nông, lâm nghiệp, đẩy mạnh phong trào cải
tiến công cụ sản xuất và khắc phục tình trạng xói mòn đất. Kết hợp chặt chẽ
công nghiệp địa phương, thủ công nghiệp và nông nghiệp; sản xuất, chế biến và
giao lưu hàng hóa.
Về văn hóa, Hồ
Chí Minh quán triệt, phải tôn trọng những giá trị, bản sắc văn hóa, phong tục,
tập quán của các dân tộc, tạo điều kiện để văn hóa các dân tộc phát triển hài
hòa trong sự phát triển chung của quốc gia đa dân tộc. Đảm bảo cho các dân tộc
có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, có quyền hưởng thụ không
chỉ những giá trị văn hóa của dân tộc mình mà còn được hưởng thụ giá trị văn
hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân
loại.
Trong phát triển văn hóa, cần chú ý tính thống nhất trong sự đa dạng của
văn hóa các dân tộc. Tính thống nhất của văn hóa các dân tộc ở Việt Nam là lòng
yêu nước, tự cường dân tộc, cố kết cộng đồng, tinh thần nhân ái khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất;
tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất, mưu trí, gan dạ trong chống giặc ngoại
xâm. Tính thống nhất ấy thể hiện tâm hồn, cốt cách, bản sắc của dân tộc, con
người Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét