Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và điều kiện quyết định thắng lợi của liên minh trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

 


Khi phân tích cơ cấu xã hội giai cấp trong chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện vai trò lịch sử của giai cấp vô sản và lực lượng đồng minh để giai cấp vô sản có điều kiện hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sảnC.Mác và Ph.Ăngghen đã nói đến khả năng và sự cần thiết phải đoàn kết giai cấp vô sản với các tầng lớp trung gian. Sau cách mạng 1848 - 1852Tây Âu, các ông thấy rõ, vấn đề liên minh giữa giai cấp vô sản và các giai tầng khác trong xã hội, nhất là giai cấp nông dân trở thành vấn đề có tính sống còn đối với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Khi tổng kết thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản ở châu Âu, đặc biệt là phân tích nguyên nhân thất bại của Công xã Pari năm 1871, C.Mác và Ph.Ăngghen đã rút ra kết luận, cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân sẽ không giành thắng lợi nếu nó không được sự ủng hộ của giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.

Từ thực tiễn Công xã Pari, C.Mác đã bổ sung cho lý luận của mình về liên minh công nông, đó là vai trò quan trọng của giai cấp nông dân không chỉ trong việc giành chính quyền mà còn cả trong việc giữ chính quyền. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra: Sự cần thiết của liên minh công - nông không chỉ từ phía giai cấp vô sản mà còn từ phía giai cấp nông dân. Các ông cho rằng: giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng không thể thoát khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, không thể được giải phóng một cách thực sự và triệt để nếu không liên minh với giai cấp vô sản, không trở thành người bạn đồng minh của giai cấp vô sản. C.Mác khẳng định: “Đứng trước giai cấp tư sản phản cách mạng đã liên minh lại thì dĩ nhiên là những phần tử đã được cách mạng hóa của giai cấp tiểu tư sản và của nông dân, phải liên minh với người đại biểu chủ yếu cho những lợi ích cách mạng, tức là giai cấp vô sản cách mạng”[1]. Hơn nữa... người nông dân thấy rằng giai cấp vô sản thành thị, giai cấp có sứ mệnh lật đổ chế độ tư sản là người bạn đồng minh, người lãnh đạo tự nhiên của mình”[2].

Từ những phân tích trên, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân, chỉ có nhờ vào sức mạnh của quần chúng nhân dân thì cách mạng vô sản mới giành được thắng lợi cuối cùng. Muốn có được sức mạnh đó thì giai cấp công nhân phải tiến hành liên minh... Các ông còn nhấn mạnh rằng cách mạng vô sản chỉ có thể thu được những thắng lợi nếu giai cấp nông dân ủng hộ những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nếu không có nó thì trong tất cả các quốc gia nông, bài “đơn ca” cách mạng của giai cấp vô sản sẽ trở thành bài “ai điếu”[3].

V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển nguyên lý về liên minh của chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước Nga, vì vậy đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin cho rằng, nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi không chỉ ở chỗ giai cấp công nhân đã có tổ chức và chiếm đa số trong dân cư, mà còn ở chỗ giai cấp công nhân có được sự ủng hộ của nông dân hay không. Về tính tất yếu của liên minh công nông trong giai đoạn cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin chỉ rõ: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giữa giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức, v.v.) hoặc với phần lớn những tầng lớp đó; liên minh nhằm chống lại tư bản, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự của giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục của giai cấp ấy, nhằm thiết lập và củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội”[4].

V.I.Lênin nhấn mạnh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội càng phải tiếp tục duy trì và củng cố khối liên minh công - nông và các tầng lớp lao động khác. Bởi lẽ, xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc hoàn toàn mới mẻ, đầy khó khăn gian khổ, phức tạp, lâu dài, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vì sự nghiệp giải phóng không chỉ cho giai cấp công nhân, mà cho toàn xã hội. Mặt khác, trong cơ cấu xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp với những đặc điểm, vị trí kinh tế - xã hội và vai trò khác nhau, trong đó nông dân còn chiếm đa số, tầng lớp trí thức có xu hướng ngày càng phát triển. Để thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình, giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là đảng cộng sản đề ra đường lối lãnh đạo nhằm củng cố và tăng cường khối liên minh làm nền tảng cho xã hội mới.

Mặt khác, trong thi kỳ quá đ lên ch nghĩa xã hi, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lp lao đông khác vừa là lc lượng sản xuất cơ bản, vừa là lc lượng chính trị - xã hi to ln. Nếu thc hin tt khi liên minh giữa giai cấp công nhân vi giai cấp nông dân và các tầng lp nhân dân lao đng khác, trong đó trưc hết là vi trí thc thì không những xây dng được cơ sở kinh tế vững mạnh mà chế đ chính trị xã hi chnghĩa cũng ngày càng được cng c vững chc. Khẳng định vai trò của trí thc trong khi liên minh, V.I.Lênin chỉ rõ: “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuât, không một thế lực đen tối nào đứng vững được”[5].



[1] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 1995, tr. 284 - 285.

[2] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 1995, tr. 269.

[3] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 1995, tr. 762.

[4] V.I.Lênin, Toàn tập, tập 38, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2005, tr. 452.

[5] V.I.Lênin, Toàn tập, tập 40, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2005, tr. 218.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét