Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thì
nhất thiết phải giải quyết đúng đắn, khoa học mối quan hệ giữa dân tộc và giai
cấp. Theo Lênin, vấn đề dân tộc luôn luôn phụ thuộc vào vấn đề giai cấp, vì vậy
không được tuyệt đối hoá vấn đề dân tộc hoặc đặt dân tộc lên trên giai cấp. Sự
phụ thuộc của dân tộc với giai cấp được biểu hiện ở chỗ: Dân tộc chỉ ra đời
trên cơ sở trình độ nhất định của kết cấu kinh tế-xã hội và giai cấp-xã hội;
phong trào cách mạng của các giai cấp, nhất là của giai cấp công nhân luôn tác
động đến phong trào dân tộc, mà tiêu biểu là phong trào giải phóng dân tộc; các
vấn đề giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và giải quyết mâu thuẫn đó đều ảnh hưởng
quyết định đến vấn đề dân tộc và các quan hệ dân tộc; quan điểm, chính sách của
giai cấp lãnh đạo trong một chế độ xã hội cụ thể quyết định xu thế phát triển
của dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc.
Tuy nhiên, tính
độc lập tương đối và sự tác động trở lại của dân tộc đối với giai cấp cũng có
giá trị thực tiễn to lớn, đó là: Sự tồn tại và tác động của các yếu tố tâm lý,
tình cảm, ý thức dân tộc nói riêng và truyền thống văn hoá nói chung, nhất là
các yếu tố thuộc phong tục, tập quán; trong một số khu vực địa lý-dân cư còn có
một số dân tộc-tộc người còn ở tình trạng phân hoá xã hội-giai cấp ở mức thấp,
nhưng nơi đó yếu tố dân tộc giữ vai trò nổi trội; các yếu tố của quá trình phát
triển tộc người thường xuyên tác động đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội
và các quan hệ giai cấp trong các quốc gia, dân tộc cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét