An ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống, bao gồm: khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng và an ninh con người. Tại châu Á, Trung Quốc là nước có khá nhiều học giả nghiên cứu về an ninh phi truyền thống. Đặc biệt, sau sự kiện ngày 11-9-2011 lực lượng khủng bố tấn công tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới tại New York; thế giới liên tiếp xảy ra các cuộc khủng bố ở nhiều nơi, cộng thêm tình trạng bạo lực, dịch bệnh diễn ra trong và ngoài biên giới Trung Quốc... thì giới nghiên cứu ở quốc gia này gia tăng mức độ quan tâm đến các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Theo giới học giả Trung Quốc, các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Trung Quốc hiện nay được chia thành 05 nhóm:
Vấn đề an ninh liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm bảo
vệ môi trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm
soát phòng chống dịch bệnh. Các mối đe dọa an ninh đến sự ổn định khu vực và
quốc tế, bao gồm an ninh kinh tế, an ninh xã hội, quyền con người và người tị nạn.
Tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cả buôn người và buôn bán ma túy. Tổ
chức tồn tại ngoài nhà nước/phi quốc gia thách thức trật tự quốc tế, lớn nhất
là sự đe dọa của khủng bố quốc tế và Vấn đề an ninh gây ra bởi phát triển công
nghệ và toàn cầu hóa, bao gồm cả an ninh mạng, an ninh thông tin và an ninh kỹ
thuật di truyền.
Một số giải pháp ứng phó với những mối đe dọa an ninh phi
truyền thống
Một là, nâng cao nhận thức về các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống
Trong các văn kiện của Đảng đề cập đến các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống gần đây có một số điểm cần đặc biệt chú ý sau: (1) Đảng
ta luôn đặt các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bên an ninh truyền thống,
trong đó các mối đe dọa an ninh truyền thống dù vẫn tiềm tàng và biểu hiện dưới
các hình thức, mức độ khác nhau, nhưng xu hướng hòa bình vẫn là chủ đạo, còn vấn
đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên gay gắt; (2) Các thách thức an ninh
phi truyền thống đang diễn biến phức tạp do mặt trái của toàn cầu hóa, của kinh
tế thị trường, của sử dụng thành tựu khoa học công nghệ; (3) Định dạng các mối
đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: anh ninh con người, an ninh tài chính,
an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...
Phạm vi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống sẽ còn mở rộng và diễn biến rất
phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và bổ sung kịp thời; (4)
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không của riêng Việt Nam mà mang tính
toàn cầu; (5) Một số mối đe dọa an ninh phi truyền thống có khả năng chuyển hóa
thành an ninh truyền thống như: xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn
chính trị.
Hai là, Chủ động, tích cực phòng ngừa, ứng phó với các mối
đe dọa an ninh phi truyền thống
Chủ động và tích cực đầu tư phát triển bền vững, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chăm lo bảo vệ môi trường
sinh thái.
Phân loại từng lĩnh vực an ninh phi truyền thống với đặc điểm
khác nhau để xác định những cơ chế, phương thức quản trị an ninh phi truyền thống
phù hợp. Chủ động, tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế quản trị an ninh phi
truyền thống, nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc
tế về phòng ngừa và ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống.
Chủ động xây dựng lực lượng, đầu tư nguồn lực cho quản trị
an ninh phi truyền thống ở từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng nội dung cụ thể;
thường xuyên diễn tập để tránh rơi vào thế bị động khi xảy ra tình huống bất
thường.
Giữ vững an ninh chính trị, xử lý các vấn đề dân tộc và tôn
giáo một cách khéo léo, giải tỏa các xung đột xã hội phù hợp, phòng ngừa và
ngăn chặn khả năng chuyển hóa của xung đột.
Chủ động và tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng ngừa
và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Ba là, Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và
toàn xã hội trong quản trị và kiểm soát các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp đối với
hoạt động quản trị an ninh phi truyền thống.
Tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh phi truyền
thống, từ xây dựng hệ thống thể chế đến tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức
và chế độ công vụ chuyên nghiệp.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể
chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong phòng ngừa và ứng phó với các mối
đe dọa an ninh phi truyền thống.
Cộng đồng doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phòng
ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Thu hút sự tham gia của người dân trong phòng ngừa và ứng
phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Bốn là, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa,
kiểm soát và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Trước hết, quán triệt quan điểm của Đảng ta là: chủ động,
tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc ứng
phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến đổi
khí hậu; nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ
quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội
lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác
động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế... Tham gia các cơ chế hợp tác an
ninh song phương và đa phương trên cơ sở tối đa hóa trong bảo vệ lợi ích quốc
gia - dân tộc, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Thống nhất nhận thức, xây dựng cơ chế lòng tin và hoàn thiện
khung khổ thể chế giữa các nước về an ninh phi truyền thống - cơ sở cho hợp tác
quốc tế có hiệu quả.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có hợp tác về
phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thông qua cơ
chế và phương thức đa tầng, đa dạng, linh hoạt.
Năm là, huy động nguồn lực tài chính bằng nhiều kênh khác
nhau để đầu tư cho hoạt động phòng ngừa, kiểm soát, ứng phó các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống
Từ nguồn tài chính ngân sách. Nguồn tài chính doanh nghiệp.
Xây dựng quan hệ đối tác công - tư trong các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Từ nguồn tài chính xã hội hóa với sự
đóng góp rộng rãi của nhân dân, các nhà tài trợ. Từ nguồn tài chính quốc tế.
Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập,
lãnh đạo và rèn luyện, thực sự là quân đội của nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu,
vì nhân dân phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc,
vì hạnh phúc của nhân dân. Trong tình hình hiện nay, trước những diễn biến phức
tạp của tình hình thế giới, khu vực và những thách thức an ninh mang tính toàn
cầu, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi
Quân đội ta phải tích cực, chủ động dự báo và chủ động ứng phó có hiệu quả với
những mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Do đặc thù về tổ chức và nhiệm vụ, đặc
biệt là tính nghiêm minh, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ, có kỷ luật chặt
chẽ; cán bộ, chiến sĩ được tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo cơ bản, nên quân đội
có khả năng và các điều kiện thuận lợi căn bản để thực hiện tốt nhiệm vụ ứng
phó với những mối đe dọa ninh phi truyền thống.
Thế giới hiện nay, bên cạnh mối đe dọa về quân sự, vẫn tồn tại
và xuất hiện nhiều yếu tố mới đe dọa đến con người và an ninh quốc gia như: khủng
bố, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tế... Những
nhân tố nêu trên được các quốc gia trên thế giới xác định là vấn đề an ninh phi
truyền thống để phân biệt với các vấn đề an ninh truyền thống. Việt Nam cũng
như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe dọa
an ninh phi truyền thống; điều đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có những chủ
trương, giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ứng phó với những mối đe dọa an ninh
phi truyền thống./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét