Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2024

ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO LÀ MINH CHỨNG CHỨNG SỐNG ĐỘNG CHO CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ TÔN GIÁO

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Đồng bào theo tôn giáo ở Việt Nam luôn được nuôi dưỡng bởi truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc. Bởi vậy, họ không chỉ có đức tin và sự cố kết với tôn giáo của mình, mà luôn đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Để đạt được mục tiêu trên, cùng với sự đoàn kết vốn có tong tâm thức của người Việt Nam, chính sách tự do tôn giáo, chủ trương, quan điểm của Đảng về đoàn kết tôn giáo đóng vai trò quan trọng, tạo môi trường lý tưởng giúp cho mối quan hệ đoàn kết lương – giáo, đoàn kết giữa các tôn giáo được phát huy mạnh mẽ.

Thực tế cho thấy, những ngày qua, trên khắp mọi miền Tổ quốc, trong lễ Giáng sinh của người Công giáo chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh đẹp về sự đoàn kết, những người lương dân đã được đón chào để thăm quan, theo dõi các chương trình văn nghệ đặc sắc, dành những lời chúc mừng an lành đến các giáo sĩ, giáo dân tại chính nhà thờ Công giáo.

Bên cạnh đó, đoàn kết giữa các tôn giáo cũng được thể hiện rõ nét, lãnh đạo các tôn giáo bạn trên địa bàn đã tổ chức đến chúc mừng các vị chức sắc, chức việc trong giáo hội Công giáo. Dù có sự khác biệt trong giáo lý, niềm tin tôn giáo, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần nhân văn, bác ái cao thượng của dân tộc Việt Nam, họ đã dành cho nhau những cái bắt tay, những lời chúc và những món quà dù nhỏ nhưng đậm đà tình người.

Với chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước hiện nay, đoàn kết dân tộc, trong đó có đoàn kết tôn giáo sẽ là nội lực quan trọng thúc đẩy sự vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc. Đồng thời đoàn kết tôn giáo hiện nay ở Việt Nam còn là minh chứng hùng hồn bác bỏ những luận điệu sai trái, bịa đặt, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở nước ta của các thế lực thù địch vẫn thường rêu rao bấy lâu nay.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét