Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2024

 

SỰ XUYÊN TẠC - CẦN LÊN ÁN

Nghị định 147/2024/NĐ-CP, ngày 09/11/2024 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng ra đời với mục đích rất rõ ràng nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, trực tuyến hóa thủ tục cho doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp thực hiện các thủ tục hành chính; tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước phát triển lành mạnh và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài; tăng cường bảo đảm an ninh thông tin và chế tài xử lý tranh chấp tên miền, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tên miền phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định pháp luật có liên quan.

          Ấy vậy mà, trên trang Quyenduocbiet.com, kẻ tự xưng “Quyền được biết” đã cố ý nói sai về Nghị định 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ; “Y” trắng trợn xuyên tạc rằng: “Nghị định ngăn cấm tự do và quyền biểu đạt…chà đạp nhân quyền, chà đạp ngôn luận…xiết chặt internet...”. Thực chất, đây là những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động, lợi dụng tự do, dân chủ để nói sai sự thật về Nghị định 147/2024/NĐ-CP, nói xấu, bôi nhọ hòng hạ thấp uy tín các đồng chí lãnh đạo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, đánh lừa những người thiếu thông tin, kém hiểu biết, kích động những phần tử bất mãn cấu kết với nhau để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, cản trở sự phát triển của đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân ta. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần hết sức tỉnh táo và cảnh giác để không mắc mưu của kẻ xấu.

          Như chúng ta đã biết, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định quyền con người, quyền tự do ngôn luận của công dân. Điều 25 Hiến pháp năm 2013, khẳng định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin… Tại Điều 36, Nghị định 147/2024/NĐ-CP, khẳng định: Tổ chức, cá nhân có quyền được sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo quy định của pháp luật, tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập. Không chỉ quan tâm phát triển dịch vụ Internet ở các đô thị, Điều 4, Nghị đinh 147/2024/NĐ-CP, khẳng định: Phổ cập dịch vụ internet đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; đồng thời, ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục…Thực tế, hệ thống pháp luật ở nước ta ngày càng được hoàn thiện nhằm bảo vệ và phát triển tốt hơn quyền con người, quyền tự do ngôn luận của công dân. Vì thế, Việt Nam được quốc tế ghi nhận, tín nhiệm cao, bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc các nhiệm kỳ 2008 – 2009, 2020 – 2021; thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016; thành viên Hội đồng Kinh tế – Xã hội Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2016 - 2018; thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2015 – 2019.

Hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng mạng xã hội để chống phá Đảng và Nhà nước ta đều bị cơ quan chức năng của Việt Nam chủ động đấu tranh, vạch trần và đưa ra xét xử công khai, nghiêm minh theo quy định của pháp luật, như: Nguyễn Phước Trung Bảo, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Thanh Nhã, Lê Thế Thắng, Trương Châu Hữu Danh, Lê Anh Dũng, Lê Chí Thành, Nguyễn Huy… Một số phần tử vi phạm Điều 117 Bộ luật hình sự bị trừng phạt thích đáng, đó là: Nguyễn Lân Thắng bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 6 năm tù và quản chế 2 năm; Trần Văn Bang bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phat 8 năm tù và quản chế 2 năm; Đặng Đăng Phước bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt 8 năm tù và 4 năm quản chế…

          Như vậy, Nghị định 147/2024/NĐ-CP được ban hành là rất kịp thời, đáp ứng tốt với đòi hỏi của thực tiễn, là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, là biện pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sớm, từ xa trên không gian mạng. Thực tiễn nêu trên là bằng chứng đanh thép nhất bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động như “Quyền Được Biết”. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện phương châm: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần hết sức tỉnh táo và cảnh giác, nhận diện chính xác bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của bọn phản động, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, đê hèn của bọn chúng; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống bình yên của nhân dân ta./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét