Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các giai cấp, tầng
lớp xã hôi. Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng đề ra ba đột phá chiến lược
phù hợp với giai đoạn mới, trong đó đột phá chiến lược thứ nhất là: “Hoàn thiện
đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”[1]. Tiếp
tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xây dựng nông thôn mới;
phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành,
lĩnh vực là phương thức căn bản và quan trọng để thực hiện và tăng cường liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở Việt Nam
hiên nay.
Đẩy mạnh nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng các thành
tựu của khoa học- công nghệ hiện đại, những thành tựu mới của Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư trong tất cả các ngành, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển của nền
kinh tế thống nhất. Để thực hiện tốt giải pháp này, vai trò của đội ngũ trí thức,
của đội ngũ doanh nhân là rất quan trọng.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2021, tr. 337.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét