Lợi dụng những ưu điểm của Internet, các thế lực phản động sử dụng để truyền bá, phát tán các quan điểm sai trái, thù địch, thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình đối với Chủ nghĩa Xã hội. Chúng ra sức khai thác tất cả các vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt chú ý đến những thông tin về đời sống chính trị.
Thông qua sử
dụng mạng xã hội, chia sẻ, phát tán rộng rãi với ngôn ngữ, luận điệu kích động,
xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tìm mọi cách thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực. Nhận thức đúng âm mưu,
thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, từ đó tích cực đấu tranh làm thất
bại chiến lược diễn biến hòa bình trên mạng internet hiện nay là rất cần thiết.
Ở nước ta hiện
nay có hai loại mạng xã hội: Mạng xã hội trong nước do Bộ Thông tin và Truyền
thông cấp phép và mạng xã hội ở nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt
Nam, như: Facebook, Youtube, Tiktok, Twitter... Mạng xã hội trong nước hiện nay
ngoại trừ Zalo thì hầu hết có số lượng truy cập, lượng người tham gia vào mạng
thấp, mức độ ảnh hưởng không lớn. Trong khi đó, các mạng xã hội nước ngoài với
lượng truy cập đông, mức độ tương tác lớn nên tác động ảnh hưởng không nhỏ
trong xã hội. Các mạng xã hội này có máy chủ đặt ở nước ngoài và có những chính
sách riêng nên gián tiếp tạo điều kiện cho các đối tượng triệt để lợi dụng để
chống phá ta quyết liệt. Thủ đoạn của chúng sử dụng là:
- Lấy những tin,
bài, những hình ảnh trên báo chí chính thống của ta, lồng ghép, viết lại hoàn
toàn thành những nội dung xuyên tạc, bịa đặt hòng đánh lừa dư luận, kích động
người xem, người đọc.
- Lập một loạt
tài khoản giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đánh lừa người xem.
Vào những thời điểm quan trọng, lồng nghép, đan cài các thông tin với dụng ý
xấu độc, khiến người đọc dễ hiểu lầm những thông tin sai sự thật đó là chính
thống.
- Tạo hàng những
tài khoản ảo, để tạo ra những làn sóng bình luận, chia sẻ những bài viết xấu,
độc, nhằm định hướng dư luận, lung lay niềm tin, ý chí của giới trẻ.
Để chủ động ngăn
chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên Internet và mạng xã hội, đòi hỏi trước hết
mỗi cấp ủy, chỉ huy đơn vị Học viện cần đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục để
mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ thấy rõ tính hai mặt của
internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc,
tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức
cần thiết để mỗi cá nhân trong Học viện có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin
hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin
xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền
thông tin chính thống, định hướng dư luận trên mạng xã hội, đẩy mạnh hoạt động
của Lực lượng 47 Học viện trên không gian mạng.
Ngoài ra, cần
tăng cường đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất và
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp
quản lý cả về hành chính và kỹ thuật để ngăn chặn một cách kịp thời, hiệu quả.
Giám sát, bảo đảm an ninh mạng, làm tốt công tác bảo vệ tài liệu mật, không để
kẻ địch thu thập, xuyên tạc, tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, Quân đội và sự
nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét