Thứ Hai, 13 tháng 1, 2025

VIỆT NAM LUÔN TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ

 

Việc đảm bảo quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và thực hiện nghiêm túc; qua thực hiện đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, được cộng đồng quốc tế công nhận. Tuy nhiên, bất chấp những thành quả ấy, các thế lực thù địch, phản động lại cố tình xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Thực tế cho thấy, các thế lực phản động, thù địch đã cố tình lờ đi thực tiễn chính trị - pháp lý trong quá trình thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở các quốc gia trên thế giới. Chúng nhấn mạnh, cường điệu quyền tự do một chiều mà lờ đi nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức cũng như các hậu quả xấu mà các hành vi đó gây ra cho xã hội. Chúng cố tình không đề cập quy định pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, về hướng dẫn thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách phù hợp.

Đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, báo chí không chỉ là quyền cần phải bảo đảm mà còn là một động lực cho sự phát triển của xã hội. Sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua cho thấy những cáo buộc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền, thiếu tự do báo chí là vô căn cứ.

Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được biểu hiện cụ thể trên các nội dung sau:

1. Tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và được thể chế hóa trong các bộ luật liên quan như Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018 và nhiều văn bản pháp luật khác. Cụ thể: Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Hay khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Bên cạnh đó, Luật Báo chí năm 2016 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân.

2. Mọi quyền tự do, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí đều phải có giới hạn nhất định.

Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm quyền tự do ngôn luận, bảo đảm nguyên tắc báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ nháp luật và được Nhà nước bảo hộ nhưng không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân là hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người và kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều nước. Luật pháp nghiêm cấm các hành vi lợi dụng quyền tự do này để viết bài vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhằm tránh hiện tượng bị lợi dụng, gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia.

Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo thực hiện tốt quyền tự do cơ bản của con người, của công dân, trong đó có tự do ngôn luận, nhưng đi kèm với đó phải là kỷ luật, kỷ cương, pháp luật. Tạo mọi điều kiện tốt nhất để công dân thực hiện quyền tự do, trong đó, có tự do ngôn luận nhưng với những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để làm những điều trái luật, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác; gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc… thì phải nghiêm trị theo pháp luật./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét