Hiện nay,
các thế lực thù địch, phản động và bọn cơ hội chính trị đang ngày càng lợi dung
không gian mạng để truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch với mục đích nhằm
xóa bỏ nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống
phá Đảng và Nhà nước ta, làm mất lòng tin của quần chúng Nhân dân vào con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Vì vậy, Để nâng cao chất lượng đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc, bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng trong tình hình mới cần tập
trung làm tốt một số mặt công tác sau:
Một là, cần xác định công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng
là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, tránh tư tưởng xem nhẹ, buông
lỏng, mất cảnh giác: Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, phản bác các thông
tin xuyên tạc, sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần xác
định là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài, khó khăn và quyết liệt, do
vậy cần tuyệt đối tránh tư tưởng xem nhẹ, lơ là, buông lỏng, mất cảnh giác. Cần
lấy chính các phương tiện truyền thông mới và không gian mạng làm phương tiện
và nền tảng chủ đạo để khắc chế thủ đoạn dùng không gian mạng để chống phá ta
của các thể lực thù địch theo phương châm “lấy độc trị độc”, tận dụng những ưu
thế của phương tiện truyền thông mới để phản tuyên truyền lại những luận điệu
xuyên tạc, sai trái, thù địch. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đấu tranh ngăn chặn luận điểm sai trái của
các thế lực thù địch nhằm phát huy tốt hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục
của cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên. Quán triệt các Nghị quyết, chủ trương của
Đảng, Nhà nước về công tác đấu tranh ngăn chặn luận điểm sai trái của các thế
lực thù địch với vai trò tiên phong, gương mẫu đấu tranh của đội ngũ cán bộ,
đảng viên. đặc biệt coi trọng việc kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong
đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả. Đa dạng hóa nội dung,
phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch ở nhiều cấp độ, phù hợp với từng đối tượng,
từng lĩnh vực và mỗi tầng lớp Nhân dân.
Hai là, thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn các thông tin sai
sự thật và xử lý nghiêm các vi phạm trên không gian mạng: Trong thời đại công
nghiệp 4.0 hiện nay, không gian mạng phát triển như vũ bão, thông qua không
gian mạng các thế lực thù địch không đơn thuần sử dụng các phương pháp truyền
thống, chúng triệt để lợi dụng không gian mạng xã hội để chống phá với các hình
thức, phương thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Do vậy, đòi hỏi phương thức đấu
tranh của chúng ta cũng phải được đổi mới và nâng cao, để ngăn chặn việc lan
truyền luận điệu xuyên tạc, đưa thông tin sai sự thật của các thế lực thù địch
trên không gian mạng cần thiết lập hệ thống kiểm duyệt thông tin ngay từ ban
đầu, xử lý nghiêm đối với các cá nhân, hội, nhóm đăng tải, lan truyền thông tin
sai sự thật trên không gian mạng đồng thời có hình thức xử lý nghiêm minh, đúng
pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Tăng cường lãnh đạo, quản lý
nhà nước đối với hệ thống báo điện tử. Sớm khắc phục tình trạng sai tôn chỉ mục
đích, đưa quá nhiều mảng tối của đời sống chính trị, tạo “mảnh đất” để các thế
lực thù địch, cơ hội chính trị dễ dàng lợi dụng, khai thác thông tin, nói xấu
chế độ. Đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an, để ngăn chặn thông tin xấu,
độc, cần phải có trách nhiệm lan tỏa những thông tin chính thống, chất lượng,
chuẩn mực. Đó là cách để nhân rộng những điều tốt, cổ vũ những mặt tích cực, có
ý nghĩa xây dựng xã hội. Mặt khác, cần xây dựng cho mình một cách tiếp cận
thông tin nhạy bén, hiệu quả, đảm bảo uy tín, chất lượng; đồng thời tăng cường
học tập, trau dồi kiến thức, nhận thức đủ trình độ, năng lực để phân biệt, loại
bỏ những thông tin xấu, độc, có hại, biết truyền bá những cái hay, cái tốt,
điều có ích cho xã hội và có động thái tích cực, không thờ ơ trong đấu tranh
với thông tin xấu, độc.
Ba là, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh
thần chủ động đấu tranh phòng, chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch trên mạng xã hội cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân: Trước hết, cần nâng cao
nhân thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bản chất, âm mưu, thủ đoạn “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Muốn vậy, phải tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng
viên và quần chúng Nhân dân luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí
quyết tâm cao và niềm tin sắt đá vào độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, kiến thức và bản lĩnh chính trị vững vàng để có sức đề kháng tốt trước các
luận điệu xuyên tạc của kẻ thù; đồng thời, chủ động đoàn kết chặt chẽ trong đấu
tranh chống “luận điệu xuyên tạc” của kẻ thù. Tuyên truyền, trang bị cho quần
chúng Nhân dân những kỹ năng cơ bản trong việc phân biệt các thông tin “thật”,
“giả “ trên không gian mạng không để họ không bị chi phối bởi những từ ngữ
“hot”, những sự kiện “nóng” đang diễn ra để tránh bị lợi dụng vào các hoạt động
chống Đảng, Nhà nước; thiết lập các đường dây nóng, trang thông tin tiếp nhận
tin báo từ quần chúng về những cá nhân, tập thể, trang, nhóm đăng tải, lan
truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng, tăng cường công tác vận động
xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng nhằm thu hút đông
đảo quần chúng Nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh. Cùng với việc nhận diện rõ
các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, cần kết hợp đấu tranh trực diện và gián tiếp
để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại
chúng, mạng xã hội theo kịch bản chặt chẽ, tổ chức chiến dịch truyền thông
thống nhất, đa dạng, rộng rãi, có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng để
tăng tính hiệu quả và sức lan tỏa. Nội dung Nghị quyết số 35-NQ/TW cũng cho
thấy mối quan hệ biện chứng giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Do đó, tuyên truyền, bảo vệ và
đấu tranh phải được tiến hành đồng thời, đảm bảo sự “gắn kết chặt chẽ giữa xây
và chống, xây là cơ bản, chống phải quyết liệt, hiệu quả” , trong đó, xây là
tuyên truyền,bảo vệ và chống là đấu tranh, để kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
đồng thời, hoạch định, không ngừng bổ sung, phát triển đường lối đổi mới và
tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011).
Bốn là, phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng bằng thông tin
chính thống của hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình: Theo đó, cần tăng
cường tuyên truyền, cổ vũ các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và hệ thống
chính trị vào cuộc để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị
quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Đó là tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy
đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời
sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các tầng
lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động
đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.
Năm là, tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công
tác tư tưởng, lý luận có bản lĩnh, trí tuệ, năng lực, phương pháp và kỹ năng
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới: Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày
22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đã nêu
ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp
của Nghị quyết 35-NQ/TW, Đảng đã xác định mục tiêu, phương châm chỉ đạo xuyên
suốt và thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra. Trong đó, nâng cao năng lực của
đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch là một giải pháp cấp thiết. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực
trạng năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác luận điệu
sai trái, xuyên tạc, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
năng lực này của cán bộ, đảng viên. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng
đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có nhiệt huyết và tầm cao về lý luận; xây dựng
đội ngũ cán bộ kế cận, cán bộ trẻ. Tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm điều kiện
làm việc để người tài chuyên tâm, nỗ lực đóng góp vào công tác bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng; chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, đấu tranh; khen thưởng
những cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. rèn luyện kỹ năng tuyên truyền
của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác tuyên truyền đấu tranh. Đặc biệt cần
trang bị tốt kiến thức, kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra để đội ngũ
cán bộ, đảng viên vận dụng sáng tạo sự chỉ đạo của cấp trên vào các tình huống
đấu tranh cụ thể. Thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng các kỹ năng
kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, tổ chức các buổi trao đổi kinh
nghiệm, tập huấn kỹ năng “đối thoại” cho cán bộ, đảng viên nhằm kịp thời cung
cấp thông tin và trang bị kỹ năng, nghiệp vụ đấu tranh.
Sáu là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị
của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch: Trọng
tâm là thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa XI “về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin
mạng”, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới,
Thông báo số 17/TB-VPTW, ngày 23/8/2016 của Thường trực Ban Bí thư về biện pháp
cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; đặc biệt là Nghị quyết số
35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới” và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thực hiện Luật An ninh mạng được
Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018. Tuyên truyền sâu rộng về những hành vi bị
cấm trong Luật an ninh mạng, nhất là các hành vi sử dụng không gian mạng để
tuyên truyền chống phá Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách
mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét