Hiển thị các bài đăng có nhãn HÒA BÌNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HÒA BÌNH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

Luôn sẵn sàng đồng hành với Việt Nam

 

Trao đổi với báo chí, ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam nhấn mạnh, JICA luôn nỗ lực trong việc mở rộng phạm vi và đa dạng hóa các loại hình hợp tác phát triển với Việt Nam. Ông cũng khẳng định, thời gian tới, JICA sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm là phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, hợp tác y tế, hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển nguồn nhân lực.

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2023

CHÀO MỪNG GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ.


Hà Nội thời tiết sáng nay

Mưa bụi lất phất heo may trở về

Đến trưa nắng toả tràn trề

Mừng Ngày giải phóng tứ bề hoan ca.


CHÀO MỪNG 69 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2023).

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

Tưởng nhớ Đại tướng.

10 năm Đại tướng du tiên
Về bên thế giới người hiền từ bi
Đạp mây cưỡi gió mà đi
Trần gian hậu thế khắc ghi ơn Người.

Võ Nguyên Giáp một cuộc đời
Vì dân, vì nước sáng ngời niềm tin
Giờ ở thế giới người hiền
Độ cho quốc thái, dân yên, trường tồn.

Tưởng nhớ Đại tướng.
Adidaphat 🙏

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2023

GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

 

Việt Nam là một đất nước đã phải trải qua nhiều mất mát đau thương bởi chiến tranh trong quá khứ. Giải đất “hình tia chớp” của chúng ta đã từng “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa, hơn ai hết, chúng ta thấu hiểu tình cảnh “nước mất, nhà tan”, thân phận của người dân như “con sâu, cái kiến”, chịu kiếp nô lệ của chủ nghĩa thực dân. Từng chứng kiến nỗi đau tột cùng và sự mất mát to lớn của chiến tranh, bởi vậy chúng ta luôn yêu chuộng hòa bình và khao khát được sống trong độc lập, tự do. Thẳm sâu trong mỗi người dân Việt Nam, chúng ta luôn ý thức được việc phải kiên quyết giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước song khi đã cố gắng, đã kiềm chế, khi kẻ thù đã “buộc ta ôm cây súng” thì “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”. Đó là quyết tâm được thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đó cũng là quyết tâm được thể hiện trong Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, hiệu triệu toàn dân đồng tâm, nhất trí, vượt qua mọi khó khăn, thách thức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược khi chúng mở rộng chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc năm 1966. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quan điểm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước vẫn là xuyên suốt, nhất quán. Tại Đại hội XII, trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước, vấn đề môi trường hòa bình đã được Đảng ta đề cập một cách tổng quát, toàn diện, sâu sắc. Đảng đã đưa vấn đề “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định” là một trong các mục tiêu trọng yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Lần đầu tiên quan điểm này được chính thức đưa vào văn kiện, trở thành một thành tố (thành tố thứ tư) trong chủ đề của Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng. Với quan điểm này, việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định được xác định là điều kiện tiên quyết bảo đảm huy động cao nhất mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển đất nước, nhanh, bền vững. Đến Đại hội XIII, trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước ngày càng diễn biến phức tạp, chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia; sự can dự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn với các không gian chiến lược mới (như: không gian mạng, không gian vũ trụ, lòng đất, lòng biển...); các loại hình tác chiến mới đặt ra những thách thức mới.., Đảng ta tiếp tục khẳng định phải “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bổ sung và nhấn mạnh đến vấn đề như “chủ động phòng ngừa là chính”, xác định “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”; “ Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế ”; “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển”..vv. Điều đó khẳng định tư tưởng nhất quán, sự nhạy bén, sáng tạo của Đảng ta; đồng thời, khẳng định tầm quan trọng của việc “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định” trong điều kiện mới. Theo quan điểm của Đảng, muốn giữ được tình hình đất nước hòa bình, ổn định về mọi mặt thì cùng với xây dựng phải tiến hành đấu tranh, đấu tranh kiên quyết song phải mềm dẻo và linh hoạt. Xét ở góc độ quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống của nhân dân. Giữ vững môi trường hòa bình có nghĩa là tiến hành mọi biện pháp thích hợp để đất nước không xảy ra chiến tranh. Nhận thức đó có ý nghĩa rất quan trọng trong ứng xử, giải quyết các tình huống về quốc phòng, an ninh.

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

NHẬN THỨC ĐẶC ĐIỂM Ý THỨC XÃ HỘI NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, HỘI NHẬP THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

 

Đặc điểm của ý thức xã hội theo quan điểm Văn kiện Đại hội XIII được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

Một là, ý thức xã hội ở nước ta hiện nay được hình thành củng cố, phát triển trên nền tảng kinh tế - vật chất, tinh thần phản ánh sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thực tiễn sự vận động của nền kinh tế đã kiểm nghiệm nhờ kinh tế thị trường, đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phát triển đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”. Những thành tựu đó là cơ sở quan trọng để Đảng, Nhà n­ước ta đề ra và thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm, nâng cao đ­ược lợi ích vật chất và tinh thần, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích tr­ước mắt và lợi ích lâu dài đối với nhân dân. Đồng thời, tạo cơ sở cho xã hội có nhiều thay đổi trong đời sống văn hoá, tinh thần, những giá trị truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc tiếp tục đ­ược phát huy.

Chế độ chính trị nhất nguyên một Đảng lãnh đạo là nhân tố có vị trí, vai trò quyết đnh đối với bản chất, nội dung và khuynh hướng vận động, phát triển đời sống tinh thần xã hội, trong đó có ý thức xã hội. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự quản lý hiệu quả của Nhà nước đã và đang tiếp tục chứng minh tính ưu việt, đúng đắn và củng cố niềm tin chính trị trong nhân dân. Tạo cơ sở khơi dậy tình cảm cao đẹp, niềm tin vững chắc, ý chí quyết tâm và nỗ lực hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước” ở con người Việt Nam.

Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh thần vững chắc để định hướng cho sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội. “Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam...; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” có ý nghĩa quan trọng để giữ gìn, phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Ý thức xã hội ở nước ta phản ánh tính hai mặt, sự biến động và những diễn biến phức tạp của của công cuộc đổi mới toàn diện, mở của, hội nhập, toàn cầu hóa trong bối cảnh tình hình thế giới trong thế đối đầu, cạnh tranh giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền biển đảo cũng như những tác động an ninh phi truyền thống diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh mẽ, nhiều mặt, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta”. Do đó, ý thức xã hội ở nước ta chịu sự tác động và phản ánh mâu thuẫn cơ bản của thời đại. Tuy nhiên, xu hướng vận động, phát triển chung, cơ bản, chủ yếu theo định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn là cơ bản, phản ánh và biểu hiện tính tiến bộ, ưu việt và những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hai là, yếu tố tiến bộ, cách mạng của ý thức xã hội vẫn là chủ yếu, động lực tinh thần quan trọng đối với sự phát triển xã hội.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được củng cố, phát triển trong xã hội, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Định hướng cho sự phát triển đúng đắn và lành mạnh của đời sống tinh thần, ý thức xã hội. Là nền tảng tư tưởng chủ yếu, cơ bản, chính thống chi phối đến bản chất và khuynh hướng phát triển của các hình thái của ý thức xã hội khác trong đời sống tinh thần xã hội. Đảng ta đánh giá “Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” chính là “kinh nghiệm quý báu” để Đảng ta lãnh đạo dân tộc ta giành được những thắng lợi vừa qua.

Đảng không phủ nhận sạch trơn, gạt bỏ hết những tư tưởng, hình thái ý thức xã hội khác ra khỏi đời sống tinh thần xã hội. Khẳng định trong đời sống tinh thần xã hội nước ta đã, đang và sẽ con tiếp tục tồn tại nhiều ý thức hệ khác, cả trong quan điểm chính trị, pháp quyền, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị... đang ảnh hưởng nhất định đến đời sống tinh thần, ý thức xã hội trong một bộ phận nhân dân. Mỗi chúng ta không được có thái độ phiến diện, phủ nhận sạch trơn, bên cạnh những tư tưởng, tập quán, quan niệm, lối sống lạc hậu, phải kế thừa, tiếp thu những tinh hoa giá trị nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa để phát triển lành mạnh đời sống ý thức xã hội.

Chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng là một nội dung quan trọng của ý thức xã hội nói chung, ý thức chính trị nói riêng. Các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng tiếp tục được bổ sung, phát triển sáng tạo không ngừng, phản ánh ngày càng đầy đủ, đúng đắn những quy luật và đặc thù phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta chỉ rõ: “Tư duy lý luận của Đảng có bước phát triển. Hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát triển”. Tư duy lý luận của Đảng về tiếp tục nhận thức và giải quyết những mối quan hệ cơ bản phản ánh quy luật phát triển đất nước, đây là bước phát triển lý luận rất quan trọng của Đảng ta. Tư duy đó được cụ thể hóa trong quan điểm, chủ trương trương phát triển các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển tư duy lý luận là cơ sở để cán bộ, đảng viên nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vào tính ưu việt của chế độ và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Nền tảng văn hóa ngày càng được củng cố, phát triển vững chắc tạo sức mạnh nội sinh, sự đồng thuận xã hội. Trong đó, “Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy”. Tri thức khoa học công nghệ, các giá trị đạo đức tốt đẹp, đời sống tín ngưỡng, tâm linh, tôn giáo, môi trường văn hóa trong các cộng đồng xã hội được khơi dậy. Truyền thống đạo đức dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại được tiếp thu, trở thành mạch nguồn tinh thần cho sự phát triển lành mạnh hóa các lĩnh vực đời sống xã hội.

Đặc biệt, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng về đạo đức, chú trọng vấn đề đẩy lùi suy thoái đạo đức xã hội cho thấy tầm quan trọng của ý thức đạo đức trong đời sống xã hội. Xây dựng con người, tổ chức về văn hóa, đạo đức được nâng lên tầm cao mới phản ánh và thể hiện vị thế, vai trò của các nhân tố tinh thần, đặc biệt là văn hóa và đạo đức trong xây dựng con người, phát triển xã hội. Đảng tiếp tục quan tâm vấn đề ý thức pháp quyền; chú trọng xây dựng, hoàn thiện luật pháp, đẩy mạnh phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, kiểm soát chặt chẽ quyền lực, tài sản, công tác cán bộ...; đã củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào cán bộ, đảng viên; tạo bầu không khí tin tưởng, khơi dậy trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới.

Ba là, vẫn còn tồn tại những khuynh hướng tinh thần, tư tưởng đi ngược lại với xu hướng phát triển tiến bộ của ý thức xã hội.

Do tính lạc hậu của ý thức xã hội, do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch và những yếu kém, hạn chế trong nhận thức, vận dụng, chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho nên không thể phủ nhận những mặt trái trong đời ống ý thức xã hội ở nước ta hiện nay.

Được biểu hiện ở tình trạng lai căng, xuống cấp về bản sắc văn hóa; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; người dân thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc vẫn còn. Đảng ta đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp”. Đây là những biểu hiện lạc hậu điển hình về ý thức xã hội cần phải ngăn chặn, đẩy lùi trong xã hội ta hiện nay.

Tính chất đối lập, mâu thuẫn trong đời sống ý thức xã hội được biểu hiện tập trung ở đấu tranh tư tưởng, lý luận chống lại các âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Đảng ta chỉ rõ: “Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta. Bảo vệ  độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết, đồng thời là những thách thức rất lớn đối với nước ta trong thời gian tới”. Cho thấy tính đặc thù, quyết liệt, phức tạp, diễn ra thường xuyên, liên tục, lâu dài của đấu tranh tư tưởng, lý luận nhằm làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đồng thời khắc phục những tư tưởng, lý luận sai lầm, lạc hậu trong xã hội; bảo vệ, củng cố và phát triển nền tảng tư tưởng của xã hội; chính sách và pháp luật của Nhà nước; góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng, lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, ý thức xã hội ở nước ta hiện nay biểu thị sự không thuần nhất tồn tại đan xen, pha tạp nhiều bộ phận đối lập nhau ở tất cả các mặt kinh tế, xã hội và tư tưởng giữa ý thức xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và ý thức xã hội phi xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, tiếp tục có sự biến động mạnh với nhiều xu hướng tiềm ẩn và sự chuyển hoá phức tạp của mỗi tư tưởng, của cả hệ thống và ở những khuynh hướng khác nhau trong lựa chọn giá trị, hệ giá trị xã hội và cá nhân do tác động từ các nhân tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là từ tác động mặt trái đời sống kinh tế - xã hội, cách mạng công nghiệp 4.0 và sự chống phá của các thế lực thù địch. Do đó, vấn đề nhận thức, tác động để tạo ra sự đồng thuận về tư tưởng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nhanh quá trình cải tạo tư tưởng lạc hậu, phát triển tư tưởng tiến bộ luôn đặt ra những nhiệm vụ hết sức nặng nề cho toàn Đảng và toàn dân ta.

VẬN DỤNG SÁNG TẠO QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP QHSX VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN LLSX CỦA ĐẢNG

 

Đại hội XIII của Đảng đã tổng kết để nhận thức rõ hơn và giải quyết những yêu cầu bức thiết do thực tiễn đặt ra, nhất là vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kết thúc thời kỳ quá độ, xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp. Đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội XIII chỉ rõ: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam” và “Thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập theo định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được xác lập.”. Về phương hướng giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội XIII nhấn mạnh “Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội”.

Văn kiện Đại hội XIII khẳng định, kinh tế thị trường là giá trị chung của nhân loại, được phát triển trong chủ nghĩa tư bản. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, chỉ rõ vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường. Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, các hợp tác xã, tổ hợp tác có vai trò cung cấp dịch vụ cho các thành viên... Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm... Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường. Thị trường đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hoá, dịch vụ; tạo động lực huy động, phân bổ các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông; điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém. Các tổ chức xã hội có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong quan hệ với các chủ thể, đối tác khác; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên; phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp nhân dân với Nhà nước và tham gia phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, giám sát các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật.

Như vậy, trên cơ sở kế thừa, phát triển Đảng ta đã có những bước tiến mới trong tư duy lý luận và vận dụng sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, trong quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội XIII cần tập trung quán triệt các luận điểm cơ bản:

Một là, coi trọng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất gắn với “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và phát triển kinh tế số. Trong đó, xác định “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

Hai là, nhất quán lâu dài với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đây là định hướng lớn trong xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội XIII của Đảng có nhiều điểm mới trên các nội dung khác nhau; đặc biệt những điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII về lý luận hình thái kinh tế - xã hội thể hiện bước tiến mới của Đảng ta trong nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấtgóp phần ngày càng làm sáng rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta.

KHẲNG ĐỊNH VÀ CỤ THỂ HÓA VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

 

Ngay trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã khẳng định, một trong những đặc trưng của chế độ xã hội chủ nghĩa là: “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”. Đến Đại hội VIII, tinh thần đó tiếp tục được Đảng ta khẳng định: Tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình”. Tại Đại hội X, Đảng ta một lần nữa khẳng định, một trong những đặc trưng quan trọng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là “con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”. Đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), tinh thần đó tiếp tục được khẳng định vững chắc khi chỉ ra một trong những đặc trưng quan trọng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Đại hội XI cũng xác định, xây dựng con người Việt Nam “phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật”. Đến Đại hội XII, vấn đề “phát triển con người toàn diện” được Đảng ta xác định là một trong những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020, đó là xây dựng “con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” Có thể khẳng định, “phát triển con người toàn diện” là một bước tiến quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng ta khi không chỉ coi trọng vấn đề phát triển con người về mặt nhận thức, mà còn biến đó thành nhiệm vụ, hành động thực tiễn cần phải được thực hiện đồng thời với các nhiệm vụ quan trọng khác trong công cuộc phát triển đất nước.

Kế thừa quan điểm “phát triển con người toàn diện” của các kỳ Đại hội trước,  Nghị quyết lần này lại nhấn mạnh đến nhiệm vụ trọng tâm trong “xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”. Để xây dựng, hình thành những con người mới có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra nhiều nhiệm vụ, đó là: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt;  quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng, tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên; “Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ”...

 

QUAN ĐIỂM PHÁT HUY “SỨC MẠNH CON NGƯỜI VIỆT NAM” TRONG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

 

Trong các kỳ Đại hội trước, mục tiêu phát huy sức mạnh con người Việt Nam luôn được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh, bởi nguồn lực con người được đánh giá là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, ở mỗi kỳ Đại hội đều có sự nhận thức và thể hiện khác nhau. Nếu như trong Báo cáo chính trị Đại hội X, XI mới tập trung nhấn mạnh đến nhiệm vụ “Phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội” (mục VII, Đại hội X), “Chăm lo phát triển văn hóa” (mục VI, Đại hội XI) thì đến Văn kiện Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng, phát triển con người bên cạnh nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa ở mục VII: “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người”. Tinh thần này tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII khi Đảng ta xác định đường lối về xây dựng và phát triển đất nước, đề ra mục tiêu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển thu nhập cao. Để có thể đạt được mục tiêu đó, yếu tố quyết định chính là xây dựng và phát huy được nguồn lực con người Việt Nam, làm cho con người Việt Nam được phát triển tự do, toàn diện, có đạo đức trong sáng, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Chính vì vậy, ngay trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Đảng ta xác định: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hoá, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”.

Hơn nữa, trên cơ sở định hướng và yêu cầu đặt ra cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ ra một trong ba đột phá chiến lược là “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. Vấn đề then chốt của việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ mới chính là việc nhận thức rõ hơn vấn đề con người và con người của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu đặt ra là nhanh chóng hoàn thiện thể chế phát triển chung, trong đó có thể chế cho sự phát triển toàn diện “quyền con người”. Trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Động lực và nguồn lực cho phát triển đất nước trong giai đoạn mới là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”. Bởi vậy, xây dựng và phát huy nguồn lực con người được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết Đại hội là động lực quan trọng, là yếu tố quyết định với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đó cũng là công việc phức tạp đòi hỏi cách tiếp cận vừa khoa học, vừa thực tế, vừa thận trọng nhưng phải sáng tạo, quyết liệt. Chỉ có xây dựng, tạo ra môi trường, điều kiện phát triển tốt nhất cho con người mới có điều kiện để khơi dậy những sức mạnh to lớn, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới.

 

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TRONG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

 

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi con người là vốn quý nhất, là mục tiêu, động lực của cách mạng, là yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Chính vì vậy, con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, là đối tượng, mục tiêu và động lực của mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Trải qua các kỳ Đại hội, nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của con người ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn, có sự bổ sung, phát triển phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi mới của thực tiễn đặt ra. Trên cơ sở tiếp tục khẳng định, kế thừa, tiếp thu tinh thần từ các kỳ Đại hội trước, Đại hội XIII của Đảng đã có sự bổ sung, phát triển mới về vấn đề con người và phát triển con người Việt Nam với quan điểm “nguồn lực con người là quan trọng nhất”.

Phát triển so với các kỳ Đại hội trước, ngay trong chủ đề Đại hội XIII đã xác định là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045 nước ta “trở thành nước phát triển, thu nhập cao” thì một trong những nội dung hết sức quan trọng đó là huy động sức mạnh, sức sáng tạo của mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là một trong những điểm nhấn hết sức quan trọng mà trong Nghị quyết Đại hội lần này đã tiếp tục có sự nhận thức và bổ sung, phát triển so với các kỳ Đại hội trước đó. Như vậy, Nghị quyết Đại hội XIII đã bổ sung, phát triển nhiều nội dung mới, cụ thể hơn nhiệm vụ phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; thể hiện sự sáng tạo của Đảng trong quá trình vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

TÌNH ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG ĐỘI - GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CAO ĐẸP!

 

Trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong là phạm trù phản ánh mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng. Tình đồng chí, đồng đội trong quân đội là một nội dung cơ bản biểu hiện bản chất cách mạng của quân đội ta, trong đó lãnh đạo, chỉ huy giữ vai trò quyết định vì: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, còn chiến sĩ là lực lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong thực hiện thắng lợi mọi công việc. Bác Hồ từng căn dặn: “Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng, thì không làm được gì”, và “Các chú dù là đại đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, hay tiểu đoàn trưởng, cũng chỉ là những người đặt kế hoạch và điều khiển đánh trận. Lúc ra trận, việc đặt mìn, phá lô cốt đều do tay anh em đội viên làm”.

Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của một quân đội cách mạng, vừa là một trong những cơ sở tạo nên sức mạnh của quân đội.

Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong QĐND Việt Nam được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của quân đội ta. Một mặt, nó dựa trên chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội; mặt khác, dựa trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, đoàn kết gắn bó chặt chẽ keo sơn như ruột thịt trong “lúc thường cũng như lúc ra trận” giữa những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu, cùng thực hiện nhiệm vụ cao cả của người quân nhân cách mạng-một nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhưng rất vinh quang và cao quý: Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là nguồn sức mạnh vô biên để bộ đội ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Yêu cầu, nhiệm vụ đó cũng đòi hỏi cán bộ phải luôn luôn làm kiểu mẫu cho chiến sĩ học tập, noi theo; chiến sĩ phải “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.

Tấm gương cán bộ thể hiện trước hết ở sự quan tâm thiết thực và chu đáo đến đời sống tinh thần và vật chất của bộ đội. Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: Ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần, phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hóa, phát triển văn hóa và đường lối chính trị trong bộ đội”. Có chăm lo đến đơn vị, hòa mình với vui, buồn của người lính, đồng cam cộng khổ với bộ đội thì bộ đội nhất định tin và nghe theo. Bác nói: “Đối với binh sĩ, thì lời ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”. Và Người khẳng định: “Cán bộ có coi đội viên như chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc”.

Quan tâm đến cuộc sống của đơn vị hằng ngày một cách chu đáo đã là một tấm gương. Song người cán bộ còn phải làm cho mọi hành vi, lời nói của mình trở nên mẫu mực để bộ đội noi theo. Nhiều lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ phải làm gương cho chiến sĩ, không loại trừ ở cấp chức nào. Người chỉ rõ: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”.

Khi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy mẫu mực, hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương yêu cấp dưới như “chân với tay” thì cấp dưới sẽ kính trọng, coi lãnh đạo, chỉ huy của mình “như đầu như óc”, như người thân; từ đó họ sẽ mang hết khả năng của mình để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh một cách tự giác và có hiệu quả cao nhất. Trái lại, nếu cán bộ không làm “mực thước” cho cấp dưới, quan liêu, hách dịch, thì chắc chắn cấp dưới sẽ xa lánh họ; chỉ thị, mệnh lệnh mà họ đưa ra sẽ được cấp dưới tiếp thu một cách khiên cưỡng, hiệu quả thấp, thậm chí bị chối bỏ. Bởi vậy hơn ai hết, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị phải thực sự xứng đáng là người anh, người “chị hiền” tận tụy chăm lo cho tập thể, cho từng chiến sĩ. Cán bộ phải là hạt nhân đoàn kết thống nhất, thật sự làm cho cấp dưới kính trọng, tin tưởng.

Khi được xem như một tấm gương về đức và tài cho chiến sĩ, người cán bộ quân đội sẽ luôn là biểu tượng cho họ phấn đấu học tập rèn luyện noi theo. Đó chính là làm nảy sinh nhu cầu về mặt xã hội của người lính, tạo ra động lực mạnh mẽ cho quân nhân vươn lên, làm cơ sở để giáo dục trong quân đội nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng đạt kết quả tốt.

Cần thấy rằng, mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ không chỉ biểu hiện qua việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng mà còn được biểu hiện ra qua tình đồng chí, đồng đội-một giá trị đạo đức cao đẹp mang ý nghĩa xã hội-chính trị sâu sắc, thấm đượm tính nhân văn, chứa chan tình yêu thương con người. Khó có thể tìm thấy ở đâu tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc, gắn kết chặt chẽ, trong sáng như tập thể quân nhân, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, ác liệt.

Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự thống nhất các lợi ích giai cấp của người lao động. Trong từ “đồng chí”, “đồng đội”, sự bình đẳng về chính trị, về nghĩa vụ quân nhân, tình anh em, tình bạn chiến đấu được bày tỏ sâu sắc và vô cùng súc tích. Trong quân đội, do tính chất và ý nghĩa xã hội-chính trị của hoạt động quân sự, tình đồng chí, đồng đội có điều kiện củng cố vững chắc và không ngừng phát triển; trở thành đặc trưng không thể thiếu trong lối sống của mỗi quân nhân và tập thể quân nhân.

Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội là sự tin cậy lẫn nhau và quên mình vì nhau, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc chiến đấu. Với mỗi người quân nhân, tình đồng chí, đồng đội còn biểu hiện ở “tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể”, nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ với nhau những nỗi vui buồn; ở sự thẳng thắn, trung thực; không làm ngơ trước những thiếu sót, khuyết điểm trong thái độ, hành vi của đồng đội; biết ngăn đồng chí khỏi những việc làm sai trái, giả dối; biết giữ nguyên tắc với mình và những người xung quanh, trong việc lớn cũng như việc nhỏ; không dung hòa với những biểu hiện vô đạo đức, thói kẻ cả, kiêu ngạo.

Tình thương yêu đồng chí, đồng đội được tôi luyện, thiết lập vững chắc trong QĐND Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và cho đến nay, trở thành nét đẹp truyền thống, thành bản chất không thể phai mờ của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, là một trong những nhân tố “gốc” cấu thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội ta.

Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng quân đội càng đòi hỏi phải chăm lo củng cố, phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ và chiến sĩ trong quân đội, đặc biệt trước sự biến động về nhiều mặt của điều kiện kinh tế-xã hội, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải vươn lên một tầm cao mới về mọi mặt, hàng đầu là chính trị tinh thần và đạo đức, trong đó thực hiện tốt mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ là một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng các yêu cầu đó, chúng ta phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức quân nhân; nắm vững và thực hiện tốt một số nội dung giáo dục cơ bản, gồm: Nâng cao trình độ tri thức, bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin; giáo dục lý tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị; giáo dục trách nhiệm và nghĩa vụ quân nhân; giáo dục truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, đấu tranh với những biểu hiện làm hoen ố danh dự quân nhân; xây dựng, phát triển các quan hệ tốt đẹp trong tập thể quân nhân và quan hệ quân-dân; bồi dưỡng, rèn luyện lòng dũng cảm, tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh; giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật…

Về giải pháp cơ bản, cần tăng cường định hướng chính trị, kết hợp chặt chẽ tính khoa học, tính chiến đấu và tính thực tiễn trong thực hành giáo dục đạo đức, coi trọng và phát huy năng lực tự giáo dục đạo đức của mỗi quân nhân; phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục, rèn luyện đạo đức quân nhân; chăm lo xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh, tốt đẹp ở các đơn vị cơ sở; quan tâm bảo đảm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.

 

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

VẪN MÃI LÀ “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” TRONG MỌI HOÀN CẢNH

 

Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện tại Hội nghị quân sự lần thứ 5, họp đầu tháng 8 năm 1948. Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội của dân, do dân và vì dân, được sinh ra và lớn lên từ phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Trải qua hơn 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã không ngừng lớn mạnh, lập nhiều chiến công hiển hách, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Sức mạnh chiến đấu, chiến thắng của Quân đội ta được bắt nguồn từ nhiều yếu tố; trong đó, sự giúp đỡ, đùm bọc của nhân dân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là nguồn cung cấp sức người, sức của cho quân đội, mà chính nhân dân còn là lực lượng luôn giúp đỡ, nuôi dưỡng, đùm bọc bộ đội trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, thực hiện chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, công tác và lao động sản xuất, cán bộ, chiến sĩ quân đội không chỉ chiến đấu bảo vệ nhân dân, mà luôn giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, quan tâm giúp đỡ nhân dân trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh… Đặc biệt, các binh đoàn, đoàn kinh tế - quốc phòng đã gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng - an ninh, thực hiện công tác dân vận, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp dân chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, bao tiêu sản phẩm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn chiến lược trọng yếu. Đồng thời, chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn, bảo vệ cấp ủy, chính quyền địa phương, củng cố đoàn kết các dân tộc và tình hữu nghị với các nước láng giềng. Cán bộ, chiến sĩ toàn quân phải luôn tự hào, giữ gìn và phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn quân và xã hội, góp phần bồi dưỡng nhận thức, tư tưởng, tình cảm, khơi dậy ý chí quyết tâm của quần chúng nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân./.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

VIẾT VỀ NGƯỜI LÍNH, CÒN MẤY AI MẶN MÀ?

         Biên phòng - Đồng hành với hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược có một đội ngũ nhà văn chiến sĩ hùng hậu. Có người từng ví đây là một “binh chủng đặc biệt” của Quân đội ta bởi họ đã góp phần quan trọng trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do, hòa bình thống nhất cho đất nước.

          Năm tháng qua đi, nhưng những giá trị, đích thực của văn học kháng chiến với hình ảnh trung tâm là “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn còn nguyên giá trị.

Có thể nói, nhiều tác phẩm văn học ra đời thời kháng chiến tập trung ca ngợi, tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong công cuộc giải phóng đất nước và nhận được sự đồng cảm hồn nhiên từ đông đảo công chúng. Tôi nghĩ, điều đó chẳng có gì bất thường cả, cuộc chiến tranh yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam cần phải có những tác phẩm như thế.

Cuộc sống vẫn có đủ mọi trạng thái, cung bậc, nhưng tất cả phải được xếp sau tinh thần chống giặc ngoại xâm và bè lũ tay sai bán nước; đề tài chiến đấu mặc nhiên phải được đặt lên hàng đầu như là yêu cầu, đòi hỏi, mục đích, hành trình của văn học.

          Vì thế, những thi phẩm như: Bầm ơi, Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Bài ca xuân 68, Toàn thắng về ta của Tố Hữu; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm; Thăm lúa của Trần Hữu Thung; Tây tiến của Quang Dũng; Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Nhớ của Hồng Nguyên; Đèo Cả của Hữu Loan; Tình sông núi, Nhớ máu của Trần Mai Ninh; Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? của Chế Lan Viên; Ngã ba Đồng Lộc của Huy Cận; Lửa đèn, Nhớ, Tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong của Phạm Tiến Duật; Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ; Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi; Lý ngựa ô ở hai vùng đất của Phạm Ngọc Cảnh; Sức bền của đất của Hữu Thỉnh; Đất nước (trích trong trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm; Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu; Cây xấu hổ của Anh Ngọc... được đề cao.

          Trong văn xuôi thì những tác phẩm này đã được ngợi ca và nhắc tới nhiều lần như: Thư nhà của Hồ Phương; Xung kích của Nguyễn Đình Thi; Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc; Hòn đất của Anh Đức; Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi; Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu; Vùng trời của Hữu Mai...

          Sáng tác hay phê bình và cả xu hướng thưởng thức, bình phẩm của người đọc đã được định hướng rõ ràng, ít ai đi chệch khỏi quỹ đạo đánh giặc cứu nước. Rõ nhất là giai đoạn chống Mỹ, cuộc sống và văn chương đều được thấm đẫm tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Thơ Tố Hữu).

          Sau năm 1975, văn học về chiến tranh và người lính có sự chuyển biến sâu sắc về nội dung và hình thức. Do có độ lùi về thời gian và những thoáng mở trong không gian sáng tạo từ xã hội, các tác phẩm viết về chiến tranh và người lính đã tiếp cận sát đúng hơn hiện thực, đa dạng, đa chiều và đương nhiên cũng chứa đựng nhiều tầng lớp, cung bậc của cuộc chiến với máu, mồ hôi, nước mắt mà dân tộc ta đã trải qua. Bao nhiêu chiến thắng, kỳ tích là bấy nhiêu mất mát đau thương. Gắn với hình tượng người lính không chỉ có tráng ca mà còn rất nhiều bi ca.

          Có một nhà văn đã đúc rút rất chính xác, chiến tranh không phải trò đùa. Cứ nhìn lớp lớp bia mộ liệt sĩ trải dài từ Bắc vào Nam, từ rừng xuống biển ta sẽ thấm thía điều đó. Cứ nhìn những hậu quả chiến tranh trong cuộc sống hiện tại, chúng ta sẽ hình dung đầy đủ hơn sự khốc liệt của các cuộc chiến. Những gì người lính đã làm nên và chịu đựng trong các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước rất cần được tri ân và lưu giữ trong các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Cần tiếp tục viết về họ, viết cho họ, viết vì họ đầy đủ, sâu sắc hơn với sự trung thực của người cầm bút, không tô hồng, không bôi đen. Viết đúng như nó đã xảy ra dưới ánh sáng của tinh thần nhân văn cao đẹp mà loài người luôn tôn vinh. Viết về chiến tranh và người lính bằng lòng yêu hòa bình vô bờ bến cũng là để hướng tới sự hòa hợp dân tộc và những giá trị nền tảng của văn hóa nhân loại. Tôi nghĩ, viết về chiến tranh là viết về con người trong bão giông lịch sử, trong đó, người lính là nhân vật rất đáng quan tâm.

          Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, nhìn chung, người lính vẫn phải chịu đựng nhiều gian khó, hiểm nguy. Nơi đầu sóng ngọn gió, nơi heo hút rừng xa, khi đất nước thanh bình hay lúc bão giông, biến động, người lính luôn có mặt ở tuyến đầu.

          Ngay chuyện đời thường, phần đông người lính vẫn phải đằng đẵng xa gia đình, người thân. Người lính thời bình đâu phải không có những góc khuất, những bi kịch khó nói. Và, họ đã chấp nhận những điều đó để làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Chiến tranh hay hòa bình, với người lính, Tổ quốc vẫn là trên hết. Thế nhưng, như chưa có nhiều tác phẩm hay về người lính thời hậu chiến.

          Không biết có nhà văn nào cảm thấy day dứt trước hiện trạng ấy không, hay vẫn mãi đuổi theo những đề tài ăn khách mà quên đi đối tượng người chiến sĩ. Nhiều lần, tôi đặt câu hỏi, đề tài người lính liệu còn mặn mà với bao nhiêu người cầm bút? Liệu còn mấy nhà văn tâm huyết với họ trong khi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc luôn song hành với nhiệm vụ dựng xây đất nước.

Và tôi dám chắc rằng, những tác phẩm hay về người lính vẫn được bạn đọc gần xa nhiệt tình đón nhận. Công chúng, trong đó có lực lượng vũ trang hằng mong có những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, trường ca, thơ ấn tượng về biển đảo, biên cương, về người lính thời bình trên các lĩnh vực.

          Bốn mươi ba năm mang áo lính, đã có hai lần ra Trường Sa, nhiều lần đến biên giới và có mặt ở không ít đơn vị Quân đội, tôi thấu hiểu ước mong ấy của các cán bộ, chiến sĩ. Đừng nghĩ rằng chỉ cho người lính ăn no, mặc ấm, ở đẹp là đủ. Người lính vẫn mong được đọc những tác phẩm viết đúng, viết hay về họ chứ không phải là những thứ cưỡi ngựa xem hoa, chung chung, nhạt nhẽo.

Được thế, các nhà văn ngoài tài năng còn cần có tâm huyết để tự nguyện đồng hành với người lính, thâm nhập sâu vào đời sống của họ. Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam có lẽ cũng nên quan tâm hơn đến những tác phẩm xuất sắc về người lính hôm qua và hôm nay. Bởi họ, những người lính của Tổ quốc rất xứng đáng được đón nhận điều đó./.

 

CHUYỆN TĂNG GIA CỦA BỘ ĐỘI VIỆT NAM TRÊN ĐẤT BẠN CAMPUCHIA

 

        Ở nước bạn Campuchia, mặc dù có những cánh đồng bạt ngàn, vườn đất thênh thang, nhưng rất hiếm gặp những vườn rau xanh, vườn cây trái sum suê như ở Việt Nam. Một phần là do thời tiết khí hậu quá khắc nghiệt, cùng với thói quen của người dân bản địa, nên để trồng và chăm sóc được những luống rau xanh tươi tốt là điều không hề đơn giản.

          Chuyện những người lính ở các Đội K (Đội chuyên trách tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam) thuộc Quân khu 7 đã góp phần thay đổi suy nghĩ, cách làm cho lực lượng vũ trang và bà con nhân dân xứ sở Chùa tháp, để lại những ấn tượng đẹp về bộ đội Việt Nam, khó khăn nào cũng vượt qua.

          Đội K71, Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh là một trong 4 Đội chuyên trách của Quân khu 7 đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia. Ngoài việc được Tiểu khu Quân sự tỉnh Banteay Mean Chay tạo điều kiện về chỗ ở, Đội còn được cấp đất để quy hoạch khu tăng gia sản xuất. Với diện tích gần 1000m2, Đội đã tổ chức trồng đủ các loại cây ăn quả như bầu, mướp, rau muống, cải xanh, mồng tơi, rau gia vị. Ngoài ra Đội còn tổ chức nuôi gà thịt với số lượng thường xuyên khoảng 50 con.

          Binh nhất Nguyễn Quốc Thái, Đội K71, Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh chia sẻ: “Chúng tôi đã phải tốn công sức gấp 3 lần so với khi ở Việt Nam, từ khâu cải tạo đất, loại bỏ rất nhiều lớp đá ong bên dưới, tìm và vận chuyển từng xe đất màu mỡ ở các nơi khác về để lên luống, thời tiết ở đây thì luôn nắng nóng và oi bức. Hằng ngày trước khi đi làm nhiệm vụ quy tập phải tưới thật kỹ, trưa và chiều đều phân công nhau tưới để cho rau không bị khô héo, tuy nhiên vấn đề khó khăn lớn nhất ở đây là nguồn nước tưới rất hiếm, trời ít mưa, quả thực gian nan để có được thành quả là những luống rau xanh mướt như hôm nay”.

Theo Thượng tá Phan Văn Long, Chính trị viên Đội K71, Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh, với đặc thù từ chỗ ở đến các vị trí thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ rất xa, có nơi từ 50 đến 60km nên hằng ngày các thành viên Đội K71 phải thức dậy từ 4 giờ sáng, chuẩn bị vật chất, trang bị, ăn sáng cho kịp thời gian hành quân. Do đó quỹ thời gian cho công tác tăng gia sản xuất hạn chế, các thành viên trong Đội phải thường xuyên phân công nhau tranh thủ ngoài giờ, kể cả ban đêm để chăm sóc cây trồng.

          “Từ các sản phẩm tăng gia sản xuất vừa giúp đơn vị bảo đảm lượng rau xanh, thịt gà ta phục vụ bữa ăn hàng ngày, đồng thời là món quà tặng đầy nghĩa tình của bộ đội Việt Nam cho bà con nhân dân nước bạn trên địa bàn đơn vị đứng chân. Đặc biệt, từ mô hình tăng gia sản xuất đã góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân và lực lượng vũ trang nước bạn. Sau khi đến tham quan, chúng tôi đã hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, cung cấp hạt giống, cây giống cho phía bạn, tiếp đó Tiểu khu Quân sự tỉnh Banteay Mean Chay đã phát động phong trào trồng rau xanh trong khuôn viên doanh trại, giờ đây bạn cũng đã trồng được rau sạch để đưa vào phục vụ bữa ăn hàng ngày trong đơn vị”, Thượng tá Phan Văn Long cho biết.

Sau hơn 21 năm, hết mùa nắng lại đến mùa mưa, qua nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ, các Đội chuyên trách của Quân khu 7 vẫn thầm lặng đi tìm đồng đội khắp các phum, sóc, bản làng, đỉnh núi, dòng sông và những cánh rừng hiểm trở trên đất bạn Campuchia. Mỗi nơi các anh đến sống và làm việc, tinh thần, ý chí quật cường, không chùn bước trước mọi khó khăn của bộ đội Việt Nam lại được phát huy… đơn giản chỉ từ những luống rau xanh đã vươn mình trong nắng gió, như chính công việc của các anh, hoàn thành sứ mệnh cao cả, tìm và đưa những anh hùng liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam sớm được trở về đất mẹ yêu thương.