Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

CHUNG TAY HỖ TRỢ, CHĂM SÓC NẠN NHÂN DA CAM

         61 năm đã trôi qua, kể từ ngày 10-8-1961, khi chiếc máy bay đầu tiên của không lực Hoa Kỳ bắt đầu phun rải chất độc, mở màn cho cuộc chiến tranh hóa học kéo dài suốt 10 năm ở miền Nam Việt Nam, cho đến nay, những mất mát, đau thương do thảm họa da cam/dioxin để lại trên đất nước ta vẫn vô cùng nặng nề, nghiêm trọng, đè nặng lên cuộc sống của rất nhiều gia đình nạn nhân.

Hàng trăm nghìn nạn nhân đã và đang sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn về kinh tế, quằn quại, đau đớn tột cùng về thể xác và tinh thần bởi di chứng da cam. Chưa hết, chất độc da cam/dioxin còn gieo hệ lụy buồn đau xuyên thế hệ, dai dẳng và nhức nhối trong các gia đình nạn nhân, không biết bao giờ mới chấm dứt...

Thực hiện chức năng của một tổ chức xã hội nhân đạo được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin Việt Nam từ khi được thành lập (tháng 1-2004) đến nay luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị-xã hội, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các địa phương. Hội luôn tích cực, chủ động, sáng tạo, triển khai toàn diện các mặt công tác, đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là đối với công tác chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC.

Tinh thần “Đoàn kết-nghĩa tình-trách nhiệm-vì NNCĐDC” ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; từ đó, rất nhiều hoạt động nghĩa tình, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, chăm sóc NNCĐDC được diễn ra. Tính đến nay, toàn hội đã vận động được gần 3.133 tỷ đồng (riêng năm 2021 vận động được hơn 400 tỷ đồng). Từ đầu năm 2022 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng hội đã chủ động, bằng nhiều hình thức vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủng hộ, giúp đỡ NNCĐDC được hơn 200 tỷ đồng. Từ nguồn vận động trên, đã có hàng triệu lượt NNCĐDC được thụ hưởng thông qua các hình thức chăm sóc, giúp đỡ thiết thực và hiệu quả; nạn nhân và gia đình họ có thêm động lực, vượt qua khó khăn, bệnh tật. NNCĐDC không ai bị bỏ lại phía sau.

Trong quá trình hoạt động, Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam được các ban, bộ, ngành; tổ chức chính trị-xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện, đã thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, tham gia hiệu quả vào công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NNCĐDC. Hội tích cực đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chế độ, chính sách đối với NNCĐDC; tham mưu, đề xuất và vận động nguồn lực xã hội để chăm sóc, giúp đỡ và đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC.

Với phương châm “Ở đâu có nạn nhân, ở đó có tổ chức hội”, các cấp hội đã tích cực phát triển mạng lưới vươn tới xã, phường, thôn, ấp, tổ dân phố. Đến nay, hội đã có tổ chức thành viên ở 63/63 tỉnh, thành phố, 613 huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, khoảng 6.730 xã, phường, thị trấn có tổ chức hội và hàng nghìn chi hội ở thôn bản, tổ dân phố với hơn 400.000 hội viên. Quỹ NNCĐDC/dioxin đã được thành lập ở Trung ương và 40/63 tỉnh, thành phố, 108 quận, huyện, 539 xã, phường.

Đội ngũ cán bộ hội, nhất là cán bộ cơ sở nhiệt huyết, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân bằng lương tâm và trách nhiệm của mình. Bởi vậy, ngày càng nhiều nạn nhân được thụ hưởng chính sách và được giúp đỡ nhiều hơn về vật chất, tinh thần.

        Khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần “tương thân tương ái”, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, trong thời gian tới, Hội NNCĐDC/dioxin các cấp cần tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể:

Một là, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 43, Chỉ thị 14 của Ban Bí thư Trung ương và Quyết định 2215 của Thủ tướng Chính phủ. Đổi mới công tác tuyên truyền sao cho dư luận trong và ngoài nước hiểu rõ hơn thảm họa da cam ở Việt Nam, từ đó tích cực tham gia hưởng ứng Phong trào “Hành động vì NNCĐDC” bằng nhiều việc làm cụ thể, với tinh thần “không để nạn nhân bị bỏ lại phía sau”.

Hai là, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động vận động nguồn lực cả trong nước và quốc tế để chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp và mang tính bền vững. Quan tâm, giúp đỡ người dân vùng bị phơi nhiễm chất độc hóa học, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thông qua các chương trình an sinh xã hội.

Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với NNCĐDC, bảo đảm không để xảy ra sai phạm, tiêu cực, trục lợi chính sách, thực hiện đúng đối tượng, đầy đủ chính sách theo quy định; đồng thời tiếp tục đề nghị các ngành chức năng xem xét, giải quyết chế độ, chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thế hệ thứ ba là cháu của người hoạt động kháng chiến bị di nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân; kiên trì cuộc đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga trong giai đoạn mới.

Năm là, các cấp hội NNCĐDC/dioxin tiếp tục phát huy tinh thần “Đoàn kết-nghĩa tình-trách nhiệm-vì NNCĐDC”, tích cực đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động; làm tốt hơn nữa công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước giao là chăm sóc, giúp đỡ và đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC Việt Nam bằng những hình thức và bước đi phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn mới. Phát huy vai trò nòng cốt của hội, cùng với hệ thống chính trị, toàn xã hội và bạn bè quốc tế chung tay, góp sức, xoa dịu nỗi đau da cam và là chỗ dựa vững chắc của NNCĐDC./.


Nguồn: Báo QĐND

CHIẾN TRƯỜNG K ÁC LIỆT NHƯ THẾ NÀO?

 

           Có thể nói, cuộc chiến ở Campuchia là cuộc chiến vừa bắt buộc vừa là một cuộc chiến hoàn toàn mới đối với Việt Nam.

Đây là một cuộc chiến rất tàn khốc, những mất mát, hy sinh của người lính tình nguyện ở Campuchia là rất lớn và vô cùng khốc liệt. Ví dụ, một loại vũ khí gây thương vong nhiều nhất cho bộ đội ta là mìn. Khmer Đỏ có đủ các loại mìn do nhiều nước cung cấp. Loại mìn zip mà Polpot sử dụng ở Campuchia được làm bằng giấy nhưng có tẩm hóa chất, cứ dính là bị nhiễm độc và hoại tử, nên cứ sứt da, chảy máu là phải cưa chân. Hơn 50% thương binh Việt Nam ở Campuchia là bị thương ở chân, tay...

Tôi đã từng gặp những chiếc xe ô tô chở thương binh Việt Nam ra sân bay Pochentong về nước điều trị, trên xe có 30 thương binh chỉ còn đúng 30 cái chân.

Cái thứ hai đáng sợ ở Campuchia là khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nên bộ đội mình hy sinh nhiều. Sốt rét ở Campuchia nhanh vô cùng, nước suối rừng già ở Campuchia độc một cách đáng sợ. Bộ đội ta dù uống hay rửa mặt hoặc tắm đều có thể mắc sốt rét ác tính. Có rất nhiều bộ đội ta đã bị sốt rét lên đến trên 41 độ dẫn đến hoảng loạn thần kinh, đập phá và cuối cùng là suy kiệt, không sống nổi.

Trong quá trình truy quét tàn quân Polpot, có những lần ta mất cả một đại đội vì sốt rét. Có những khu vực cửa rừng ở Campuchia có tượng con voi đá rất to, quay đầu ra. Người dân Campuchia nói: Đến con voi còn phải quay ra thì người vào rừng đó chỉ có chết. Chỉ có bộ đội Việt Nam là dám vào, vẫn chiến đấu và vẫn đánh thắng - nhưng gian khổ vô cùng.

Nhưng dù cho cuộc chiến ấy khốc liệt đến như thế nhưng tính kỷ luật của bộ đội Việt Nam thì không một đội quân nào trên thế giới có thể có được. Cũng có một số ít người vi phạm kỷ luật nhưng tuyệt đại đa số thực hiện rất nghiêm kỷ luật dân vận. Cũng vì tính kỷ luật rất cao này mà bộ đội Việt Nam được dân Campuchia thương thực sự.

Hồi đó bộ đội mình đi làm dân vận thì cũng chỉ giúp dân chứ không có tiền mà cho. Còn chuyện nhường cơm xẻ áo là có thật. Thời đó, nếu bảo một người có tiêu chuẩn 18kg gạo/tháng nhưng cắt đi 5kg để nhường cho người khác là khó nhưng bộ đội Việt Nam chuẩn bị ăn cơm mà thấy trẻ em Campuchia vào bếp thì luôn nhường các em ăn trước. Có thuốc men gì cũng lo cho trẻ em trước. Mà bộ đội ta làm những việc ấy rất tự nhiên, rất bản năng, với tấm lòng của một CON NGƯỜI chứ không vì một điều gì khác.

Điều mà tôi thấy ấn tượng nhất, tự hào nhất là Việt Nam không chỉ trao cho Campuchia cuộc sống, cơm áo, hòa bình mà quan trọng nhất là trao cho đất nước này quyền độc lập, tự chủ kể cả khi còn mấy chục vạn quân đang đóng trên đất Campuchia và chỉ ở đó để giúp dân, giúp Bạn.

Việt Nam chưa bao giờ có điều gì áp đặt đối với Campuchia. Trong sự giúp đỡ toàn diện, to lớn đó, hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột trong quan hệ Việt Nam - Campuchia.

Một phần lớn các cán bộ chỉ huy cấp chiến dịch của Campuchia đều là những người từng học ở Việt Nam. Họ đều thừa nhận học được rất nhiều thứ về nghệ thuật chỉ huy quân đội ở Việt Nam. Mình đã giúp bạn rất nhiều nhưng tôi vẫn nhớ điều đại tướng Lê Đức Anh luôn luôn căn dặn cấp dưới: Điều quan trọng bậc nhất là phải tôn trọng độc lập, tự chủ của bạn. Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải tuyệt đối tuân thủ điều này, ai mà vi phạm là “chết với ông Sáu”.

Nguồn: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

 

 

 

 

 

NGƯỜI SẴN SÀNG CHẾT ĐỂ BẢO VỆ TƯỢNG BÁC HỒ Ở LIÊN XÔ

 

Năm 1991, nước Nga đảo lộn. Nhân lúc hỗn loạn, có một số kẻ quá khích định phá bỏ Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Quảng trường mang tên Bác ở Mátxcơva.

Nghe tin, Chủ tịch Hội Hữu nghị Xô - Việt, Thượng tướng Gherman Titov cùng một nhóm những người bạn của Việt Nam đã tức tốc đến ngay hiện trường. Ông đứng vào giữa những kẻ có dã tâm kia và bức tượng, phanh ngực áo quát: “Kẻ nào dám xâm phạm tượng của Người trước hết phải bước qua xác tao”. Sau đó ông và những người bạn của Việt Nam đã thay nhau túc trực bên tượng đài để ngăn chặn những kẻ quá khích.

Tôi đã hỏi đi hỏi lại người kể về xuất xứ câu chuyện thì được biết là ông nghe từ chính các vị lãnh đạo Hội Hữu nghị Nga-Việt và vợ của Titov trong một lần gặp ở Mátxcơva. Gặp bà Tamara ở Hạ Long, tôi kể lại câu chuyện và hỏi có đúng vậy không, bà xác nhận là từng có những kẻ cực đoan định làm vậy với tượng Bác Hồ, nhưng nhân dân đã đứng ra bảo vệ tượng Bác.

“Dưới sự lãnh đạo của Gherman Titov?” - Tôi hỏi. Bà Tamara đáp: “Thì là như vậy”. Trước đó, Titov cũng đóng vai trò quan trọng trong việc Mátxcơva có Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Hồ Chí Minh.

Trên đây là câu chuyện truyền khẩu. Còn đây là tư liệu thành văn. Báo Văn hóa của Nga, số 10 năm 1991 đăng bài về chuyện có những thế lực âm mưu “di dời” tượng Bác, trong đó có đoạn: “Một mưu đồ đê tiện - phi công vũ trụ, Anh hùng Lao động Việt Nam Titov đã nhận định như vậy về kế hoạch của Hội đồng thành phố Mátxcơva chuyển tượng Hồ Chí Minh đi.

G.Titov đã nhắc lại rằng, Hồ Chí Minh, ngoài chuyện là một lãnh tụ chân chính của nhân dân, một nhà tư tưởng, nhà thơ và con người với đạo đức cao thượng nhất còn là một người bạn lớn của Liên Xô, người có nhiều năm sống ở Mátxcơva. Việc di dời, theo ý kiến của Titov, sẽ gây tổn thất không thể đắp bù cho uy tín của Liên Xô ở Việt Nam và trên khắp thế giới”.

Cho đến nay, nhiều thứ ở nước Nga đã thay đổi tận gốc, nhưng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường mang tên Người vẫn uy nghi ở Mátxcơva.

 

 

 

 

ĐỘI CÔNG BINH VIỆT NAM HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ VƯỢT TIẾN ĐỘ TẠI ABU QUSSA

 

            Sau 14 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, Đội Công binh số 1 Việt Nam tham gia Phái bộ An ninh Lâm thời của Liên hợp quốc (LHQ) khu vực Abyei (UNISFA) đã hoàn thành nhiệm vụ thiết lập hàng rào bảo vệ dài 380m tại Trạm Quan sát viên quân sự của phái bộ tại Abu Qussa.

Nhiệm vụ dựng 380m hàng rào bảo vệ bao gồm chôn 127 cột chữ Y, 126 cột chữ I và 1 cổng ra vào rộng 5m. Đây là nhiệm vụ được thực hiện ở địa bàn khó khăn, phức tạp về an ninh nằm giáp ranh giữa Sudan và Nam Sudan, cách vị trí đóng quân của Đội Công binh số 1 khoảng 500km đường bộ (đường đất và đường rừng).

Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao nhất, phương pháp làm việc khoa học, sự phối hợp nhịp nhàng giữa đơn vị với các cơ quan chức năng của phái bộ cũng như giữa các thành viên trong đội, nhiệm vụ đã được hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 ngày, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và trang bị. Được biết, để tận dụng tối đa thời gian và bảo đảm tiến độ, lực lượng thực hiện nhiệm vụ đã làm việc cả vào ngày nghỉ.

Theo Đại tá Mạc Đức Trọng, Đội trưởng Đội Công binh số 1, lực lượng thực hiện nhiệm vụ lần này gồm 17 đồng chí với đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật cầm tay, do Đại úy Nguyễn Văn Khải – Phân đội trưởng, Phân đội Công binh Công trình 1 chỉ huy di chuyển tới nơi thực hiện nhiệm vụ bằng trực thăng.

Đại tá Mạc Đức Trọng cũng cho biết thêm, toàn đội xác định đây là nhiệm vụ mới, có tính chất độc lập cao, với nhiều thử thách nên xác định phải bảo đảm thực hiện tốt công tác chuẩn bị về hậu cần, kỹ thuật, các phương tiện và trang thiết bị nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN: SIẾT CHẶT QUẢN LÝ FACEBOOK, GOOGLE...

 

            Siết quản lý các dịch vụ internet xuyên biên giới như Facebook, Google... được Bộ trưởng Công an Tô Lâm nêu ra như giải pháp phòng ngừa, xử lý tội phạm công nghệ cao cũng như việc phát tán thông tin xấu, độc trên mạng.

Hàng chục vụ lộ, mất bí mật nhà nước

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm vừa gửi các đại biểu Quốc hội báo cáo về một số vấn đề liên quan nội dung chất vấn tại phiên họp 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 10.8 tới.

Bộ trưởng Tô Lâm thông tin, tình hình an ninh mạng trong nước, an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia tiếp tục diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.

Ông Lâm dẫn chứng thời gian qua các cơ quan công an đã phát hiện, ngăn chặn các sự cố, nguy cơ gây mất an ninh, an toàn hệ thống mạng, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng; phát hiện, xử lý hàng chục vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước trên không gian mạng; xác minh, xử lý hàng trăm hệ thống thông tin trong nước bị tin tặc tấn công.

Bộ trưởng Công an đánh giá nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin vẫn ở mức rất cao, đặc biệt tại một số cơ quan T.Ư của Đảng, nhà nước, các tập đoàn tài chính, kinh tế lớn của Việt Nam.

Từ đó, ông Lâm cho biết Bộ Công an sẽ tập trung tham mưu hoàn hiện hành lang pháp lý trên lĩnh vực an ninh mạng, an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia.

Trước mắt, trọng tâm là đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sớm ban hành một số nghị định, như: Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng...

Đối với vấn đề tội phạm công nghệ cao, Bộ trưởng Tô Lâm cũng khẳng định, từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao toàn quốc đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

Trong đó, nổi lên là tội phạm đánh bạc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”...

Quản lý chặt thông tin trên mạng

Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho hay, để để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý với tội phạm sử dụng công nghệ cao thời gian tới, Bộ Công an sẽ thực hiện nhiều giải pháp.

Trong đó tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, ngân hàng thương mại trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động điều tra, xử lý tội phạm; siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google....

Liên quan tới vấn đề phát tán video phản cảm, độc hại trên mạng internet, ông Lâm cũng nêu tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên internet, mạng xã hội đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng.

Nói về nguyên nhân của tình trạng trên, ông Lâm cho rằng, Người sử dụng cho rằng, khi cung cấp, phát tán thông tin trên các nền tảng mạng xã hội của nước ngoài khó bị phát hiện danh tính, có tư tưởng “vô danh nên vô trách nhiệm”.

Người dân trong nước ngày càng phụ thuộc vào các mạng xã hội nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam chưa có các dịch vụ tương tự phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam vẫn tìm cách né tránh, không phối hợp thực hiện ngăn chặn thông tin xấu độc tại Việt Nam.

Từ đó, ông Lâm cho biết, Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet quản lý chặt chẽ thông tin trên không gian mạng.

Cùng đó, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng.


 

 

 

CỐ TỔNG BÍ THƯ LÊ KHẢ PHIÊU: ĐẢNG KHÔNG ĐỂ “NGƯỜI TRUNG MẮC NẠN, KẺ GIAN VUI MỪNG”.

 

        Quần chúng không sợ hi sinh, chỉ sợ hi sinh không được tổ chức biết. Đảng dứt khoát không làm "người trung mắc nạn, kẻ gian vui mừng" cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nói.

Năm 1991, tòa soạn báo Quân đội Nhân dân giao cho tôi tháp tùng anh Lê Khả Phiêu - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đi thăm, kiểm tra một số đơn vị quân đội đóng quân phía Nam.

Anh Phiêu dặn tôi chỉ đưa một tin lên báo vào ngày kết thúc chuyến đi công tác. Biết tôi là lính chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên Huế từ năm 1968 và cả thời chống Mỹ, đánh quân Pôn Pốt, đánh quân Trung Quốc xâm lược, có nhiều thành tích trong chiến đấu, đã từng là cán bộ chỉ huy đơn vị, cán bộ cơ quan 18 năm rồi mới đi làm báo, anh Phiêu rất thích.

Ngày đi đơn vị, tối anh Phiêu bảo tôi ở lại chơi trò chuyện rồi hãy về. Kể chuyện chiến đấu ở Trị Thiên, anh Phiêu vẫn nhớ trận Cô Pung mà tôi là xạ thủ số 1 súng cao xạ 12,7 ly, trong 30 phút đã bắn rơi tại chỗ 14 máy bay trực thăng và bắn bị thương 11 chiếc rơi ở đồng bằng.

Trận ấy vang dội cả Quân khu, cả chiến trường, báo đài đăng bài, nói nhiều. Trận thắng Cô Pung ấy được báo cáo điển hình tại đại hội thi đua quyết thắng của Quân khu Trị Thiên Huế tháng 12/1970.

Đại đội 3 và tiểu đoàn 54 chúng tôi được tuyên dương Anh hùng. Anh Phiêu bảo: “Hồi đó hơi cầu toàn, bây giờ phát hiện làm lại có khi cậu được tuyên dương Anh hùng đấy”.

Năm 1998, anh Nguyễn Mạnh Đẩu - Cục trưởng Cục Chính sách vào TP.HCM gặp và bảo tôi: “Cụ Phiêu phê vào hồ sơ của Truật rằng: Cùng chiến đấu với đồng chí Truật còn nhiều người là nhân chứng đang công tác hoặc đã nghỉ hưu. Anh Đẩu cho xác minh và làm Anh hùng cho đồng chí Truật. Nhưng mình trình báo thì anh Phạm Thanh Ngân - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói “vẫn phải làm từ cơ sở lên”. Khó thế”!

ĐẢNG, NHÀ NƯỚC KHÔNG QUÊN CÔNG LAO CỦA AI

Tháng 2/2013, khi đi kỷ niệm 45 năm tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 tại TP Huế, tôi nói với anh Phiêu: “Em vẫn chưa được Anh hùng anh ạ”. Anh Phiêu cười và nói: “Để về mình nhắc Bộ Quốc phòng, thành tích của cậu dày mà”.

Sau đó anh Nguyễn Mạnh Đẩu vào đề nghị với lãnh đạo Quân khu 4 nên ngày 10/8/2015, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập nước, tôi được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chống Mỹ cứu nước.

Cũng trong chuyến công tác năm 1991 ấy, tôi hỏi: “Anh Phiêu có nhớ cụ Lê Minh Hội nữa không?” Anh Phiêu bảo: “Hồi Trị Thiên mình là Trưởng phòng Tổ chức thì anh Hội làm Tuyên huấn. Vợ anh Hội là cô Huệ do mình giới thiệu. Ở Campuchia anh Hội làm phó cho mình”.

Tôi nói: “Hồi làm Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 324 cụ Hội nổi tiếng nói thời sự, giảng chính trị rất hay nhưng bây giờ về hưu lại làm thầy bói”. Anh Phiêu cười rồi hỏi: “Có nhiều người tới xem không?”. Tôi nói: “Dạ, đông lắm”.

Hôm sau anh Phiêu bảo tôi mua tút thuốc lá 555 rồi cùng ghé thăm cụ Lê Minh Hội. Vào nhà ông Hội, anh Phiêu cười rồi nói: “Truật bảo bây giờ anh coi bói đắt khách lắm, coi cho tôi một quẻ được không?”.

Ông Hội nghiêm trang nói: “Biết nhau rồi, không nói quá khứ làm tin nữa mà nói thì tương lai nhé: Cậu tu cho tốt thì sẽ làm vua”.

Anh Phiêu hỏi: “Thế nào là tu cho tốt?”. Ông Hội nói: “Tu tốt là sống tử tế như lâu nay cậu vẫn sống với mọi người ấy. Nhưng làm vua thì nên bỏ bớt thói quen khi còn làm quan”.

Mọi người ngồi quanh bàn đều cười vui vẻ. Sau này khi anh Phiêu được phong hàm Thượng tướng, Thường trực Ban Bí thư rồi lên Tổng bí thư, cụ Hội gọi tôi sang bảo: “Truật thấy anh coi đúng không? Cậu cố gắng giúp ông Phiêu nhé. Chuyện phong Anh hùng cho cậu thì chắc chắn được. Đảng và Nhà nước không quên công lao của ai đâu”.

SAI THÌ SỬA, SỬA TRIỆT ĐỂ

Sau này, tôi nhiều lần làm việc, báo cáo tình hình mà tôi biết được cho Anh. Có lần anh Phiêu trầm ngâm bảo tôi: “Cậu thật thà quá!”. Thấy tôi chăm chú nhìn, anh Phiêu cười rồi nói: “Cổ nhân dạy: Thật thà là cha quỷ quái. Nhưng làm việc phải cẩn thận hơn. Phân tích, tổng hợp, đưa ra giải pháp tốt nhất. Làm nhà báo Cách mạng thì phải quan hệ thật rộng để có nhiều thông tin nhưng phải giữ lòng mình thật trong sáng, đạn bọc đường bây giờ nhiều lắm”.

Một lần tôi báo cáo anh Phiêu về tình trạng do luật sĩ quan mà cấp úy được nghỉ hưu, còn cấp tá thì phải phục viên. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, tình cảm của sĩ quan tại ngũ và những người sắp thành sĩ quan quân đội. Anh Phiêu nghe rất chăm chú rồi nói: “Cậu viết bài nói tình hình này lên báo Quân đội Nhân dân đi. Anh sẽ xử lý”. Tôi về viết ngay bài “Được về hưu và phải phục viên” đăng Diễn đàn Chủ nhật của báo. Bài báo gây xôn xao dư luận.

Gặp lại tôi, anh Phiêu khen và nói: “Quân ủy Trung ương đã có chỉ thị không cho sĩ quan cấp tá phục viên. Những trường hợp đã cho phục viên thì ai đủ 20 năm tại ngũ được cho chuyển chế độ thành nghỉ hưu. Sai thì sửa, sửa triệt để. Không để anh em bị thiệt thòi. Quần chúng không sợ hi sinh, chỉ sợ hi sinh không được tổ chức biết. Đảng dứt khoát không làm “người trung mắc nạn, kẻ gian vui mừng”.

Khi mới lên Tổng bí thư, vào TP.HCM chuẩn bị tang lễ cho Cố vấn, nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, anh Phiêu gọi tôi vào, cho tôi xem điếu văn ngày mai anh sẽ đọc và bảo: “Anh Lê Xuân Tùng, nguyên trợ lý anh Nguyễn Văn Linh viết đấy. Truật xem góp ý đi”. Tôi ngập ngừng. Anh bảo: “Đọc và góp ý thoải mái. Dân chủ mà”.

RẤT TÂM ĐẮC VẤN ĐỀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Trước lúc Trung ương 8 ra Nghị quyết 6 lần 2, anh Phiêu rất tâm đắc vấn đề chỉnh đốn Đảng, chống tiêu cực, chống tham nhũng. Bây giờ đọc lại và thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng triển khai chương trình, chiến dịch chống tham nhũng, xây dựng Đảng, tôi nghĩ nếu từ Đại hội 9, 10, 11 mà làm theo Nghị quyết 6 lần 2 của Đại hội 8 thì Đảng ta mạnh lắm, và thất thoát, lãng phí sẽ giảm biết bao nhiêu…

Là người may mắn có nhiều dịp làm việc, báo cáo cho anh Phiêu, được anh dạy dỗ, hướng dẫn, tiếp đón chân tình, ấm áp như người anh em, kỷ niệm đẹp có nhiều, không lời nào nói hết được.

Nay anh Phiêu về với tổ tiên, về với thế giới người hiền, mất mát này không có gì bù đắp nổi.

Nhắc lại kỷ niệm với anh Phiêu là nén nhang thành kính của đứa em, đồng chí, đồng đội.

Thân quý tiễn Anh - cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu muôn vàn kính yêu.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA, NGÀY 11/8

 

    “Các chú hãy ra sức phát huy ưu điểm, sữa chữa nhược điểm, khó không nản, thắng không kiêu, cùng với đơn vị bạn và nhân dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”.

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi cán bộ và chiến sĩ Hải quân”, Báo Nhân dân đăng số 4147, ngày 11 tháng 8 năm 1965.

Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân, Bác Hồ đã gửi thư chúc mừng và biểu dương thành tích trong xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của Hải quân; đồng thời, Người nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân cần tiếp tục phát huy truyền thống và thành tích đã đạt được, chủ động khắc phục khó khăn, gian khổ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân đã phát huy truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ra quân đánh thắng ngay từ trận đầu; bất chấp mưa bom, bão đạn và muôn vàn khó khăn, gian khổ trên những chuyến tàu không số trở đầy hàng hóa, ngày đêm vượt biển chi viện đắc lực cho tiền tuyến lớn miền Nam, dệt nên một huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, tham gia cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân năm 1975, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam như Bác hằng mong ước. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân chủng Hải quân luôn nắm vững tình hình, chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng có chủ trương, đối sách đúng đắn, phù hợp trong xử lý các vấn đề nhạy cảm xảy ra trên biển; tập trung xây dựng Quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu, làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống “Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến, quyết thắng” của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.

 

 

 

 

 

 

Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

 

Quan điểm BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy là hoàn toàn đúng đắn, xuất phát từ bài học kinh nghiệm được đúc kết từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đồng thời thể hiện bước phát triển quan trọng từ thực tiễn và lý luận của Đảng về quốc phòng, an ninh (QPAN), đối tác, đối tượng, về BVTQ trong tình hình mới.

Từ xưa đến nay, đất nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp, như: Tích cực hoạt động bang giao, giữ hòa khí với các nước láng giềng, tránh chiến tranh khi còn có thể; chăm lo xây dựng, củng cố lực lượng quân đội, tiềm lực quốc gia; giữ vững biên giới; thực hiện kế sách khoan thư sức dân... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, Việt Nam cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”.

Thực tế cho thấy, BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy là tư tưởng chỉ đạo, hành động xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Kế sách này được vận dụng sáng tạo, linh hoạt thông qua việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và "thế trận lòng dân"; thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với QPAN trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội... Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động không ngừng chống phá kế sách BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp để đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn chống phá này. Đặc biệt, ngày 22-10-2018 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Tiếp đó, ngày 4-6-2019, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 53-KL/TW về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu độc trên internet, mạng xã hội. Hai văn bản này tạo khuôn khổ phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các cơ quan làm nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên không gian mạng.

 

 

Cá nhân nghiêm túc, quyết tâm - tổ chức nghiêm khắc, quyết liệt

 

Để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng lười học tập nghị quyết và LLCT của Đảng trong cán bộ, đảng viên hiện nay, cần phải tiến hành đồng thời mọi công việc liên quan tới nhận thức và trách nhiệm của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng. Trước hết các cấp ủy, tổ chức đảng cần đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục chính trị trong nội bộ. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, cần tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu LLCT theo đúng quan điểm chủ trương của Đảng, là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp cho từng đối tượng, từng cấp, từng ngành và từng địa phương. Bên cạnh đó, việc tổ chức học tập và bồi dưỡng cần chú trọng cử đối tượng đi học LLCT công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần phấn đấu của tập thể; tuyệt đối tránh sự cả nể, cử không đúng người, gây lãng phí thời gian, nhân lực, tạo bất bình trong cơ quan, đơn vị.

Quá trình giảng dạy, bồi dưỡng LLCT phải lựa chọn nội dung cốt lõi nhất để giảng dạy, truyền thụ. Bài giảng của đội ngũ báo cáo viên phải ngắn gọn, súc tích, cô đọng, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ tổ chức thực hiện. Nội dung bài giảng chính trị bám sát nghị quyết các cấp, xác định thật cụ thể, rõ ràng khâu đột phá để giải quyết nhiệm vụ then chốt, khâu yếu, mặt yếu, tạo bước phát triển. Kế hoạch triển khai thực hiện phải cụ thể, xác định rõ lực lượng chịu trách nhiệm thực hiện chính; nguồn lực, kinh phí bảo đảm; thời gian hoàn thành. Kiên quyết khắc phục tình trạng giảng dạy nghị quyết chung chung, dàn trải, kinh viện, xa rời thực tiễn. Trong quá trình giáo dục LLCT và nghị quyết cần coi trọng đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp truyền đạt, quán triệt nghị quyết vừa bảo đảm tính hấp dẫn, tính khoa học, vừa bảo đảm tính thực tiễn; kết hợp tuyên truyền miệng với sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng; đội ngũ báo cáo viên phải được lựa chọn kỹ, thực sự là những người có phẩm chất tốt, có kỹ năng và năng lực truyền đạt nghị quyết.

Sau mỗi đợt học tập nghị quyết, cần tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, gắn với nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên; đề cao trách nhiệm chính trị và tính tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong học tập và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng. Cán bộ, đảng viên giữ cương vị càng cao, càng phải gương mẫu học tập, nói và làm theo đúng nghị quyết của Đảng. Liên quan đến vấn đề này, cần nghiêm túc làm tốt công tác đánh giá theo hướng thực chất. Hiện nay, phần việc này còn nặng hình thức, chỉ coi trọng số lượng. Bài kiểm tra, thu hoạch bắt buộc không thể rập khuôn, sao chép và cần công khai kết quả thu hoạch, kiểm tra nhận thức chính trị phải trở thành một trong những tiêu chí quan trọng, làm căn cứ đánh giá chất lượng, phân loại cán bộ, đảng viên.

Đối với đội ngũ giảng viên, báo cáo viên cần không ngừng đổi mới tư duy, phương pháp giảng dạy sao cho giờ học nghị quyết trở nên sinh động, hấp dẫn. "Người huấn luyện của đoàn thể" phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: Tư tưởng, đạo đức, lối làm việc… Không chỉ truyền dạy nghị quyết một chiều mà cần phải biết vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn; biết khai thác những tư liệu từ kinh nghiệm thực tiễn của cả người dạy lẫn người học để làm giàu tri thức.

Với mỗi cán bộ, đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục đích của việc học: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Phải thường xuyên học tập, trau dồi phẩm chất chính trị, gắn việc học lý luận với thực tiễn công việc hằng ngày: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.

Để việc học tập LLCT nói chung, học tập, nghiên cứu nghị quyết của Đảng nói riêng trở thành nhu cầu tự thân, là động lực quan trọng góp phần làm nên thành công của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải ý thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trước những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Học tập, nghiên cứu nghị quyết là cách để người cán bộ tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, làm chủ hành động của cá nhân; để thay đổi hình ảnh của bản thân theo hướng tích cực, năng động và tiến bộ.

 

 

Việc không phải của mình

 

Vì không nhận thức rõ nguồn gốc, bản chất, mức độ nguy hại của Chủ nghĩa cá nhân; lại tự cho rằng bản thân mình luôn cố gắng học tập, rèn luyện nên tuyệt nhiên đã trở thành người tốt, có nhân cách hoàn thiện, nhiều cán bộ, đảng viên thường sinh ra tâm lý mặc nhiên, bàng quan, vô cảm trước vấn nạn đang hiện hữu nhãn tiền. Nhiều cán bộ, đảng viên không nhận thấy trách nhiệm bản thân mà phiến diện cho rằng việc chống CNCN là việc của cấp ủy, chính quyền, của cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm. Ở nhiều nơi, khi CNCN xuất hiện phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng thì mới “phất cờ” tuyên chiến, đấu tranh theo lối thụ động, vuốt đuôi.

Lại không ít cán bộ cho rằng, CNCN là bệnh của một cá nhân (cá thể) cụ thể nên rất dễ dàng nhận diện, đấu tranh, triệt tiêu được ngay... Thế nhưng, tất cả những nhận thức ấy hoặc là rơi vào sai lầm, hoặc phiến diện một chiều, hoặc mang nặng sự áp đặt chủ quan.

Nên nhớ, CNCN chỉ hình thành, tồn tại và “ký sinh” như ung nhọt trong cơ thể, nhân phẩm mỗi con người cụ thể. Do đó, chống CNCN trước hết thuộc trách nhiệm của mỗi cá nhân, giống như mỗi người phải có trách nhiệm chăm lo sức khỏe bản thân, làm cho đời sống tinh thần trở nên sạch sẽ, lành mạnh.

Để làm được điều đó, đòi hỏi qua từng ngày, từng tuần, từng việc làm, hoạt động cụ thể, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ trách nhiệm “tự soi” lại mình để nghiêm khắc, kiên trì “tự sửa” như đánh răng, rửa mặt hằng ngày. Đừng một ai tự cho mình là hoàn hảo; đừng bất chấp thực hành những việc chỉ có lợi cho mình, lại có hại cho người khác hoặc tổ chức. Mỗi cán bộ, đảng viên cần biết cách "định vị lại", "cấu trúc lại" và thường xuyên điều chỉnh cách sống, cách làm theo hệ giá trị chuẩn mực đạo đức cách mạng. Bất cứ khi nào có chuyện khác biệt, rơi vào tình huống có vấn đề, từng người không nên cố gắng tìm những lý do bên ngoài. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm trong bản thân xem mình làm điều đó đúng hay sai; có gây tổn hại gì đến người khác không? Có làm điều gì đó trái với luân thường, đạo lý hay không? Có tuân theo các nguyên tắc phổ quát về chân, thiện, mỹ? Một khi, mỗi cán bộ, đảng viên đều nhất quán quyết tâm tự làm mới, tự hoàn thiện bản thân bằng thực tiễn cách mạng thì chắc chắn CNCN sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi.

Đối với tổ chức, ở mọi cấp, mọi ngành cần nhất quán quyết tâm chính trị rất cao để nhận diện, đẩy lùi CNCN trong nội bộ. Tất nhiên, nhận diện CNCN không phải chuyện giản đơn, do đó, các cấp cần có chủ trương phát huy tinh thần tự giác, đề cao trách nhiệm của từng thành viên trong tập thể; đồng thời phải có cơ chế để giám sát, có chế tài để xử phạt, xử lý một cách nghiêm khắc, triệt để.

Với tinh thần đó, từng cán bộ, đảng viên phải có thái độ tích cực, quyết liệt, không khoan nhượng trong nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn các dấu hiệu, biểu hiện CNCN của đồng chí, đồng nghiệp, nhất là người đứng đầu. Việc nhận diện CNCN cần được vận hành trên cả 5 thành tố: Tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức, cán bộ; nhận diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trước hết là các khu vực liên quan đến lợi ích kinh tế, tài chính, cán bộ và chính sách; trên cả phẩm chất, năng lực cán bộ, mà trước hết là khí chất, tính cách, tư cách, lối sống, cách sống của cán bộ, đảng viên.

 

Anh Hùng Lâm Úy



 Anh hùng Lâm Uý sinh năm 1926 trong một gia đình nông dân có 6 người con tại xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, anh là con thứ năm. Khi hy sinh anh vừa tròn 24 tuổi, là Đảng viên Đảng Cộng sản, Tiểu đội phó thuộc Sư đoàn 325. Trận Xuân Bồ ngày 20/5/1950, đơn vị Lâm Uý vượt sông, chặn đánh 1 tiểu đoàn lính lê dương. Từ 9 giờ đến 14 giờ đơn vị đánh lui 10 đợt phản kích của địch. Hết đạn, Lâm Uý dùng đòn hiểm quật ngã tên giặc. Thấy vậy, những tên giặc khác xả súng vào anh. Tuy bị thương nặng nhưng anh đã cố hết sức kéo kẻ thù cùng lăn xuống sông quần lộn đến tắt thở. Khi đồng đội vớt anh lên, Lâm Uý đã hy sinh trong tư thế hai tay vẫn ghì chặt tên địch. Trước những thành tích đặc biệt xuất sắc của Lâm Uý, anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì. Ngày 31/8/1955, Lâm Uý được Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và tôn vinh danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân. 

 

 

 

NẮM CƠM CHÁY ĐEN BÊN CẠNH NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG KHÔNG CÒN NGUYÊN VẸN


    Nắm cơm cháy thành than là di vật còn lại của cả kíp xe đã lập công xuất sắc và anh dũng hy sinh trong trận Đắc Tô 2, Mặt trận Tây Nguyên ngày 24 tháng 4 năm 1972. Kíp chiến đấu trên xe hôm đó gồm 4 thành viên: Thiếu úy Nguyễn Nhân Triển - Trung đội trưởng Trung đội tăng 3, Trưởng xe; Đồng chí Cao Trần Vịnh - Lái xe; Đồng chí Nguyễn Đắc Lượng - Pháo thủ số 1; Đồng chí Phạm Văn Ái - Pháo thủ số 2. Đúng 4 giờ 30 phút sáng ngày 24 tháng 4 năm 1972, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công căn cứ Tân Cảnh. Từ hướng Đông Bắc và Tây Bắc, xe tăng quân ta nhanh chóng t.iêu d.iệt các lô cốt, hoả điểm sát cửa mở và yểm trợ lẫn nhau vượt qua các lớp hàng rào thép gai, dùng hoả lực chi viện dẫn dắt bộ binh xung phong vào cứ điểm. Ta lần lượt đánh chiếm các vị trí quan trọng như Khu cố vấn Mỹ, Khu binh sỹ Nguỵ, Sở Chỉ huy Trung đoàn 42 Nguỵ. Sự xuất hiện của một lực lượng lớn bộ binh tinh nhuệ và xe tăng của quân ta đã khiến địch thực sự hoảng loạn. Bất chấp lệnh của quan thầy Mỹ, đ.ịch ở căn cứ Tân Cảnh đã vứt bỏ tất cả xe pháo rút chạy. Đến 8 giờ ngày 24 tháng 4 năm 1972, quân địch ở căn cứ Tân Cảnh cơ bản bị tiêu diệt và bị bắt sống. Trong lúc địch đang hoang mang vì mất Tân Cảnh, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định điều 1 trung đội xe tăng và 1 xe cao xạ 57 ly tự hành hiệp đồng với Trung đoàn bộ binh 1 đánh thẳng vào căn cứ Đắc Tô 2. Suốt nửa buổi sáng chiến đấu liên tục, không có thời gian chuẩn bị, cơm chưa kịp ăn, Trung đội tăng 3 gồm các xe tăng phiên hiệu 377, 354, 369 vừa củng cố đội hình cơ động, vừa nắm địch, bắt liên lạc hiệp đồng với bộ binh. Xe 377 dẫn đầu đội hình vọt lên với tốc độ cao, khéo léo di chuyển vượt qua các đợt ngăn chặn, đ.ánh phá á.c l.iệt của máy bay địch, tiếp cận mục tiêu sớm nhất. 

    Quân địch trong căn cứ thấy quân ta chỉ có một xe tăng, không có bộ binh đi kèm liền cho 10 xe M41 chia làm 2 mũi bao vây xe 377. Lúc này, xe tăng 377 rơi vào tình thế vô cùng hiểm nghèo, một mình giữa vòng vây xe tăng địch. Cuộc đấu xe tăng một chọi mười đã diễn ra vô cùng quyết liệt. Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển đã hội ý chớp nhoáng với kíp xe và các anh đã đi đến quyết định đánh cảm tử. Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy xe 377 tả xung hữu đột, lao thẳng vào đội hình xe tăng địch b.ắn cháy liên tiếp 7 xe M41, làm đ.ịch rối loạn đội hình. Phía sau, xe tăng số 354 và 369 mở hết tốc lực xông lên ứng cứu vừa đi vừa đ.ánh đ.ịch mở đường diệt một số xe tăng đ.ịch nấp sau ụ chiến đấu. Một xe tăng M41 của đ.ịch ở phía nam sân bay Đắc Tô 2 đã b.ắn lén trúng xe tăng 377, lửa khói trùm kín trên chiếc chiến xa quả cảm, cả bốn thành viên trên xe 377 hy sinh. Cùng lúc xe tăng và bộ binh Trung đoàn 1 tràn lên tiêu diệt hoàn toàn căn cứ Đắc Tô 2. Cụm căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh là tuyến phòng ngự mạnh nhất của địch ở Bắc Tây Nguyên đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Tập thể kíp xe tăng phiên hiệu 377 đã lập một kỷ lục, liên tiếp bắn cháy 07 xe tăng địch trong một trận đánh, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng của bộ đội Tăng Thiết giáp trong chiến đấu. Trận đánh kết thúc, đồng đội tìm thấy xe 377 đang bốc cháy giữa ngổn ngang xác xe tăng địch, cả kíp xe 4 người đã anh dũng hy sinh, hóa thân vào chiến thắng. Bên cạnh thi thể không còn nguyên vẹn của những người anh hùng, chỉ còn đó những nắm cơm đã cháy thành than mà kíp xe chưa kịp ăn giữa hai trận đánh. Thương tiếc khôn nguôi, đồng đội đã để các anh nằm lại với đất mẹ Tây Nguyên, với Đắc Tô - Tân Cảnh, nơi kíp xe tăng 377 đã chiến đấu và anh dũng hy sinh. Đã 48 năm trôi qua kể từ ngày 24 tháng 4 năm ấy, các đồng chí Triển, Ái, Lượng, Vịnh đã cùng bao đồng đội khác hoá thân vào đất mẹ, mãi mãi thanh xuân cùng điệp trùng hoa lá Tây Nguyên. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc ngày 9 tháng 1 năm 2009, kíp xe tăng 377 đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 

BỨC ẢNH ĐÃ KHIẾN NHỮNG KẺ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ PHẢI CÂM LẶNG



    Người chiến sĩ Quân Giải Phóng trong ảnh tên là Diễn (Chính trị viên Đại đội 6, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325) đã tiếp nước cho một người lính Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa bị thương tại cao điểm 550 thuộc mặt trận Đường 9 - Nam Lào, người lính ấy bị đơn vị của mình bỏ lại sau một trận đ.ánh. Hành động của người chiến sĩ Quân Giải Phóng tuy nhỏ nhưng thể hiện tính nhân văn, độ lượng, hơn thế nữa còn là tình người giữa những người cùng mang dòng máu đỏ da vàng. Tháng 11/1992, khi bức ảnh này của phóng viên chiến trường Trọng Thanh được công bố tại nhiều bang của Mỹ đã gây chấn động trong giới cựu binh Mỹ và cộng đồng người Việt tại Mỹ, nhất là những kẻ xuyên tạc. Họ không dám tin đây là sự thật, bởi họ Người chiến sĩ Quân Giải Phóng trong ảnh tên là Diễn (Chính trị viên Đại đội 6, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325) đã tiếp nước cho một người lính Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa bị thương tại cao điểm 550 thuộc mặt trận Đường 9 - Nam Lào, người lính ấy bị đơn vị của mình bỏ lại sau một trận đ.ánh. Hành động của người chiến sĩ Quân Giải Phóng tuy nhỏ nhưng thể hiện tính nhân văn, độ lượng, hơn thế nữa còn là tình người giữa những người cùng mang dòng máu đỏ da vàng. Tháng 11/1992, khi bức ảnh này của phóng viên chiến trường Trọng Thanh được công bố tại nhiều bang của Mỹ đã gây chấn động trong giới cựu binh Mỹ và cộng đồng người Việt tại Mỹ, nhất là những kẻ xuyên tạc. Họ không dám tin đây là sự thật, bởi họ đã quen với việc xuyên tạc, bóp méo sự thật. 



Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Thủ đoạn kích động người dân tộc thiểu số đòi ly khai tự trị dân tộc

     Một trong những thủ đoạn được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị là chúng kích động người dân tộc thiểu số đòi ly khai tự trị dân tộc

    Thủ đoạn cụ thể của chúng là lợi dụng các vấn đề về nguồn gốc lịch sử tộc người, đất đai, lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo phức tạp, giải quyết các “điểm nóng” tại địa phương; những tác động của mặt trái kinh tế thị trường... để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, tìm cách bôi đen cán bộ lãnh đạo để kích động tư tưởng ly khai, dân tộc hẹp hòi, tâm lý mặc cảm, kỳ thị dân tộc và cho rằng, chỉ có thành lập “nhà nước mới, quốc gia mới riêng thì mới giàu có, văn minh, phát triển” để lôi kéo, vận động đồng bào dân tộc thiểu số chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; tham gia biểu tình, bạo loạn, phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

          Chúng cũng tìm cách đánh tráo và đồng nhất khái niệm “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của quốc gia-dân tộc với quyền của các dân tộc thiểu số để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho một số đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của riêng các dân tộc thiểu số, từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi thành lập nhà nước riêng, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc như: “Nhà nước Tin lành Đề ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Chăm Pa” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc... Lợi dụng “quyền dân tộc tự quyết” làm điều kiện trong quan hệ ngoại giao với nước ta; gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với việc đòi Nhà nước Việt Nam trao “quyền tự quyết, tự quản” cho các dân tộc thiểu số ở trong nước, qua đó hòng tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.

          Do vậy, chúng ta cần, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc của các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước ta; nâng cao ý thức tự giác của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; tích cực tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động này. Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng trong công tác đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề này để chống phá nước ta. 

 TỰ DO TÔN GIÁO PHẢI TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT

 

Thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức lấy danh nghĩa “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, đặc biệt là quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo để đưa ra những đánh giá phiến diện, sai lệch, các luận điệu xuyên tạc, vu cáo hòng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng như ở các quốc gia trên thế giới vấn đề dân chủ, nhân quyền và quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật cũng như phù hợp điều kiện phát triển kinh tế và lịch sử truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc.

Lâu nay, một số học giả phương Tây vẫn thường rêu rao chiêu bài “quyền con người cao hơn chủ quyền” nhằm thực hiện, bao biện mục đích cá nhân. Bên cạnh đó các thế lực thù địch cũng ra sức lợi dụng vấn đề tôn giáo và quyền tự do tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, nhất là các quốc gia có thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng cộng sản.

Trong âm mưu và chiến lược diễn biến hòa bình, vấn đề tôn giáo, dân chủ nhân quyền được sử dụng như một vũ khí lợi hại, lợi dụng lòng yêu nước, sự sùng đạo của người dân để khoét sâu những bất cập, tồn tại trong đời sống xã hội, nhằm lôi kéo, tập hợp những người dân nhẹ dạ cả tin hoặc thiếu thông tin gây rối, gây phức tạp về an ninh, trật tự, gây bất ổn xã hội.

Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, xác định đây là nhu cầu tinh thần chính đáng của người dân. Chính sách đó, luôn được Ðảng, Nhà nước ta khẳng định và thực hiện nhất quán, được bảo đảm trên thực tiễn và cụ thể bằng văn bản pháp luật. Tại Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/6/1955 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, xác định: “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân. Chính quyền dân chủ cộng hòa luôn luôn tôn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện” (Ðiều 15) và “Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo” (Ðiều 13).

Trong mỗi giai đoạn lãnh đạo cách mạng, Ðảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tạo hành lang pháp lý để các tôn giáo hoạt động ổn định, tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và các giáo hội tôn giáo…

 

Tiêu biểu là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa IX) về công tác tôn giáo; Pháp lệnh 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NÐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo... Tại Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” (Khoản 1, Ðiều 24). Ngày  18/ 11/ 2016 Quốc hội đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo...

Nhờ có chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm ngày càng tốt hơn, số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng. Chỉ tính trong vòng 20 năm trở lại đây (2003-2022) việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho kết quả hết sức ấn tượng: Năm 2003 cả nước có 15 tổ chức, sáu tôn giáo, 17 triệu tín đồ với khoảng 20.000 cơ sở thờ tự; 34.000 chức sắc, 78.000 chức việc. Ðến năm 2021 Việt Nam đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với hơn 26 triệu tín đồ, 54.000 chức sắc, tăng; 135.000 chức việc; 29.000 cơ sở thờ tự. Ðời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều lễ hội lớn trong các tôn giáo thu hút đông đảo tín đồ, người dân tham dự.

Có thể kể đến: Giáo hội Tin lành đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành 2017); giáo hội Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Ða minh thế giới tại Ðồng Nai (7/2019), với đại biểu của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia; Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Ðại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc năm 2019 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam (5/2019) với hơn 1.650 đại biểu chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu... đến từ hơn 112 quốc gia và vùng lãnh thổ). Với quy mô hoạt động tôn giáo tập trung đông người, chính quyền các cấp đã hỗ trợ các tôn giáo về công tác bảo đảm phân luồng giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm,… giúp người dân được tự do hành lễ, thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh.

Thực tế cho thấy, ở một số quốc gia như Anh, Mỹ, Ðan Mạch... khi tổ chức tôn giáo tổ chức các hoạt động đông người tại cơ sở thờ tự, thường phải tự thuê bảo vệ làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Nếu để xảy ra vi phạm, chính quyền sẽ căn cứ vào pháp luật và xử phạt… Nhưng ở Việt Nam các tổ chức tôn giáo khi tiến hành các hoạt động tôn giáo có đông đảo người dân tham gia, chính quyền luôn hỗ trợ với mục tiêu cao nhất bảo đảm an toàn trật tự để nhân dân yên tâm thực hiện nghi lễ tôn giáo.

Bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí vẫn xuyên tạc trắng trợn chính sách, pháp luật và tình hình tôn giáo tại Việt Nam; móc nối những đối tượng cơ hội bất mãn chế độ và số chức sắc cực đoan để kích động các hoạt động tôn giáo thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước. Ðặc biệt, mỗi khi Nhà nước ban hành hoặc bổ sung những văn bản pháp luật mới để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, trình độ văn hóa, xã hội của đất nước, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thì các đối tượng trên lại dấy lên chiến dịch phản đối, xuyên tạc.

Mặt khác, các thế lực thù địch và phản động lưu vong ở nước ngoài vẫn tiếp tục cấu kết, móc nối với các đối tượng cực đoan trong tôn giáo và đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng các vấn đề nổi cộm như đất đai, môi trường, phòng chống dịch Covid-19... nhằm mưu đồ dụ dỗ, lôi kéo người dân khiếu kiện, kích động gây rối, gắn vào vấn đề tôn giáo để vu cáo Việt Nam; nhằm mưu đồ làm cho chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo hoài nghi về chính sách của nhà nước ta.

Ðáng chú ý, trong những năm qua các đối tượng phản động, chống đối chính trị ở ngoài nước, móc nối với một số phần tử cực đoan trong tôn giáo cấu kết với các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Ðảng và Nhà nước Việt Nam, tổ chức các cuộc “hội luận”, “họp báo”, soạn thảo và phát tán các tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt để tuyên truyền chống Ðảng và Nhà nước Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực tôn giáo và nhân quyền.

Chúng đẩy mạnh xuyên tạc Ðảng và Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, Việt Nam “không có tự do tôn giáo”… Những thủ đoạn hoạt động của chúng không chỉ âm mưu tác động vào tâm lý, tư tưởng của một bộ phận quần chúng, tín đồ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống yên bình của nhân dân, tác động xấu đến xã hội, gây chia rẽ nội bộ trong tổ chức tôn giáo, gây mất đoàn kết dân tộc.

Thời gian tới, một số phần tử cực đoan trong nước vẫn sẽ tiếp tục dựa vào các thế lực thù địch bên ngoài đẩy mạnh hoạt động chống đối dưới chiêu bài  “đòi tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền” chống Ðảng, Nhà nước ta, đòi khôi phục lại các tổ chức tôn giáo không còn tồn tại, gia tăng các hoạt động phát triển đạo trái pháp luật, gây rối trật tự an toàn xã hội. Do đó về phía người dân cũng như các chức sắc và tín đồ các tôn giáo cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch. Việc chủ động ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược lâu dài, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, trong đó cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo đóng vai trò nòng cốt.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Chính quyền các cấp nắm chắc các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các tôn giáo, gây rối loạn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, xâm phạm an ninh quốc gia.

Chủ động tuyên truyền công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để vạch trần “chân tướng” của các đối tượng cơ hội, các việc làm vi phạm pháp luật, giáo luật của số đối tượng cực đoan lợi dụng tôn giáo, phản bác lại các luận điệu vu cáo của các thế lực thù địch. Các biện pháp đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương cũng như sự vào cuộc của toàn xã hội.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên sơ kết rút kinh nghiệm về những việc đã làm được, có biện pháp khắc phục những thiếu sót tồn tại để bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước. Thường xuyên tuyên truyền đối ngoại để cộng đồng quốc tế có đầy đủ thông tin về kết quả, thành tựu nhân quyền trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam, có phương pháp tiếp xúc, vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo, có kinh nghiệm đối thoại tôn giáo, hướng dẫn các chức sắc, tín đồ hoạt động tôn giáo và thực hiện nghĩa vụ công dân.

 

 

 GIỮ NƯỚC TỪ KHI NƯỚC CÒN CHƯA NGUY 

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, ông cha ta thực hiện tư tưởng “giữ nước từ khi nước chưa nguy” đã trở thành quan điểm, tư tưởng chỉ đạo chiến lược, kế sách giữ nước trong mọi thời đại, là bài học kinh nghiệm quý báu trong lịch sử đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

Tiếp cận từ góc độ khoa học, an ninh thì “giữ nước từ khi nước chưa nguy” là một tư tưởng phòng thủ, phòng ngừa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Theo đó, ngay khi đất nước còn thịnh trị, bình thường, những người nắm quyền lực quốc gia đã phải tính xa hơn, nghĩ xa hơn, phòng khi đất nước lâm nguy. Như cách ví von gần gũi của ông cha ta chính là “lúc no phòng khi đói”. Tư tưởng này gần như là luận thuyết chiến lược phòng ngừa từ xa mà các quốc gia đều phải thực hiện theo. Tuy nhiên, mỗi thời đại một khác. Thời phong kiến thì “giữ nước từ khi nước chưa nguy” chủ yếu là phòng ngừa ngoại xâm. Nhưng trong điều kiện toàn cầu hóa đối với các quốc gia, nguy cơ không chỉ đến từ ngoại xâm, mà đến từ nhiều hướng, nhiều phía khác nhau, kể cả an ninh phi truyền thống, cả bên ngoài lẫn bên trong như một trong các nguy cơ đảng ta chỉ ra “Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.”. Tư duy chiến lược về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” của Đảng gồm nhiều nội dung, trong đó tập trung vào một số vấn đề cơ bản: Chủ động nắm, nghiên cứu, phân tích, dự báo chính xác tình hình thế giới, khu vực, trong nước; Xây dựng tiềm lực, lực lượng, thế trận quốc phòng vững mạnh; Phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”; Phương thức bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” và Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đó là những vấn đề rất quan trọng mà Đảng xác định tương đối phù hợp trong tình hình hiện nay. Để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chúng ta phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại… trong đó xây dựng tiềm lực, lực lượng, thế trận quốc phòng vững mạnh là nội dung quan trọng, mà xây dựng lực lượng vũ trang là nòng cốt, lấy xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở.

Đảng ta xác định: “Quán triệt sâu sắc phương châm bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Kết hợp chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện lý luận về quốc phòng, an ninh và tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi “nước chưa nguy” trên cơ sở xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”. Đây là chủ trương lớn, nhất quán, mang tầm chiến lược, là căn cứ để Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, công cụ bạo lực sắc bén để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.

 

 KHÔNG THỂ MƯỢN DANH NHÂN QUYỀN ĐỂ DUNG TÚNG, CỔ VŨ ĐỐI TƯỢNG VI PHẠM PHÁP LUẬT

Lâu nay, dân chủ, nhân quyền là vấn đề mà các thế lực thiếu thiện chí thường lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việc trao cái gọi là Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals cho một đối tượng vi phạm pháp luật là hành động mới nhất.

Mượn cớ bảo vệ nhân quyền

Mới đây, tại Geneva, Thụy Sĩ, Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals đã được trao cho Phạm Đoan Trang, người mà Ban tổ chức giải thưởng tung hô là “nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền”. Phạm Đoan Trang là ai và có phải là người “bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân” như mô tả của những người tổ chức giải thưởng nhân quyền Martin Ennals hay không?

Với nhiều người, Phạm Đoan Trang không còn là cái tên xa lạ. Đây là người có hành vi chống đối Nhà nước quyết liệt. Ngày 14-12, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phạm Đoan Trang (43 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội, được biết đến là blogger, từng làm việc cho một số trang báo) 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật Hình sự 1999.

Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều tài liệu có nội dung hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”… Theo hồ sơ vụ án, năm 2013, do xuất cảnh đi nước ngoài không xin phép nên Trang đã bị cơ quan chủ quản kỷ luật buộc thôi việc. Trong chuyến xuất cảnh trái phép này, Trang đã bị một số đối tượng chống đối chính quyền dẫn dắt, móc nối, lôi kéo.

Trở về nước, Trang trực tiếp thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm bất hợp pháp, đồng thời tụ tập, khuếch trương lực lượng chống đối trong nước, tập hợp lực lượng chống đối trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ. Đoan Trang đã viết, phát tán nhiều bài viết, cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động lật đổ chế độ.

Tòa án nhận định hành vi xuyên tạc đường lối chính sách, phỉ báng chính quyền của bị cáo Phạm Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.

Sự thật rõ ràng như vậy, ấy thế nhưng dưới cái cớ bảo vệ nhân quyền, tự do ngôn luận, một số tổ chức nước ngoài, đại diện trong cơ quan ngoại giao của một số nước lại sẵn sàng dùng nhiều mỹ từ ca ngợi, bênh vực Phạm Đoan Trang. Họ sẵn sàng đăng đàn, công bố những cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền”, “Tự do truyền thông quốc tế”, “Phụ nữ can đảm quốc tế”, “danh sách nạn nhân cần bảo vệ”… dành cho Phạm Đoan Trang. Tất nhiên, đi kèm với những việc làm này là “thông điệp” gây sức ép, phản đối và những cáo buộc vô căn cứ, phi lý với Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.

Lộ liễu chiêu trò, dung túng, cổ vũ cho đối tượng vi phạm pháp luật

Không chỉ Phạm Đoan Trang, thời gian qua, cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý một số đối tượng khác dựa trên những căn cứ cụ thể của từng bộ luật, trong đó có Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong quá trình bắt giữ, xử lý các đối tượng, cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân đều căn cứ vào những quy định của pháp luật để xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm oan sai. Vì vậy, có thể nói, bản án dành cho Phạm Đoan Trang cũng như các đối tượng chống đối khác trong thời gian qua là hoàn toàn đúng quy định, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Những luận điệu bóp méo, xuyên tạc rằng Việt Nam xử lý các đối tượng trên bằng “bản án mơ hồ” “theo ý chí chủ quan”, “áp đặt”, “đàn áp những người bất đồng chính kiến” là hoàn toàn vô căn cứ. Điều này cho thấy một số tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếp tục lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để gây sức ép đối với Việt Nam. Với cái nhìn tiêu cực, thiếu thiện chí với Việt Nam, các cá nhân, tổ chức này lợi dụng triệt để việc Việt Nam xử lý số đối tượng vi phạm pháp luật thuộc nhóm chống đối trong thời gian qua, trong đó có Phạm Đoan Trang để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tạo cớ cho một số tổ chức, cá nhân tiếp tục có hoạt động chống phá Việt Nam.

Đây có thể coi là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Những tổ chức và cá nhân này luôn “ngộ nhận” về những giá trị “tốt đẹp” và “cao quý” của nền dân chủ tư sản phương Tây. Vì muốn áp đặt các giá trị này mà họ sẵn sàng can thiệp vào chính sách nhân quyền của quốc gia khác, kể cả những quốc gia có không ít nỗ lực và thành tựu về dân chủ, nhân quyền được cộng đồng quốc tế thừa nhận như Việt Nam. Với học thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, họ sẵn sàng ca ngợi, “bao bọc”, trợ giúp những đối tượng có tư tưởng bất mãn, chống đối chính quyền như Phạm Đoan Trang, kể cả khi các đối tượng này đã bị kết án bởi những phiên tòa công khai, khách quan, dân chủ từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Việt Nam.

Mỗi đất nước có quyền lựa chọn con đường riêng của mình. Sự khác biệt về thể chế chính trị và những đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam và các nước phương Tây đương nhiên sẽ tạo nên những hệ giá trị khác nhau, ngay cả với những vấn đề liên quan đến dân tộc, nhân quyền. Nhưng không vì thế mà các giá trị của phương Tây nghiễm nhiên trở nên ưu việt hơn, nổi trội hơn.

Thực tế thời gian qua cho thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên trì, nhất quán chính sách đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách phát triển. Những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam trong thời gian qua là không thể phủ nhận. Điều này đã được nhân dân ủng hộ và các tổ chức uy tín hàng đầu quốc tế công nhận.

Vì vậy, việc các tổ chức, cá nhân xuyên tạc, vu cáo vấn đề dân chủ, nhân quyền của quốc gia khác là xâm phạm vào công việc nội bộ của quốc gia đó. Điều này không thể chấp nhận được đối với một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam. Việc ủng hộ, dung túng, cổ vũ cho những đối tượng vi phạm pháp luật, bị đưa ra xét xử, có hành vi chống đối một quốc gia có độc lập, có chủ quyền là điều cần phải lên án.

Đảng và Nhà nước ta luôn hoan nghênh những ý kiến đóng góp xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời nỗ lực bảo đảm quyền tự do, dân chủ, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuy nhiên, mỗi công dân khi thực thi quyền này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Bất kỳ hành vi nào lợi dụng quyền tự do của bản thân mình để xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đều chịu xử lý của pháp luật và trật tự, kỷ cương chỉ có thể được giữ vững khi pháp luật được thượng tôn. Đó là cơ sở cho sự phát triển ổn định của đất nước, là tiền đề quan trọng để thúc đẩy, bảo đảm và phát huy các giá trị về quyền con người không chỉ ở Việt Nam mà còn ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Hoàng Sơn

Có thể là hình ảnh về 3 người, đàn ghi ta và văn bản