Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

Giáo dục thời Pháp thuộc như này mà VTV kêu giặc Pháp cải cách!

 Khi đô hộ Việt Nam, nhu cầu cấp bách của người Pháp là phải hủy diệt nền Nho học và thay thế bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho guồng máy cai trị nhằm mục đích:

- Thứ nhất nhằm đào tạo lớp người thừa hành chính sách của Pháp là cai trị và khai thác ở Việt Nam và cả Đông Dương.

- Thứ hai là truyền bá tư tưởng Pháp, lòng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự trung thành với Pháp.

- Cuối cùng với mục đích mị dân, làm người Việt tin rằng hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam là văn minh và tiến bộ. Hai mục đích đầu là căn bản, mục đích thứ ba chỉ dùng để đối phó với sự đòi hỏi một nền giáo dục tiến bộ của người Việt trong tương lai mà thôi.

Đây là hệ thống "Giáo Dục Pháp Cho Người Bản Xứ”, thường được gọi là Giáo Dục Pháp-Việt. Trong nền giáo dục này tiếng Pháp là chuyển ngữ tức tiếng Pháp được dùng để trao đổi trong lớp học (giảng bài, làm bài, sách giáo khoa viết bằng tiếng Pháp). Riêng ba lớp Tiểu Học đầu là được dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, sau đó tiếng Việt được học như một ngoại ngữ.

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt gồm 2 phần: giáo dục phổ thông và giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp, đại học.

Khi hình thành đầy đủ, hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt có 3 bậc với học trình là 13 năm:

- Tiểu học: 6 năm

- Cao đẳng tiểu học: 4 năm

- Trung học: 3 năm

Với bằng Tiểu học này, người học trò (nhiều người ở tuổi 24, 25) có thể xin là thầy trợ giáo, (dạy sơ cấp: lớp năm, bốn, ba), làm thông ngôn hay ký lục - với lương tháng 5 đồng (lính khố xanh: 2 đồng, bộ đồ Âu Phục: 2.5 đồng). Để khuyến khích việc học chữ Tây, nhiều công sứ Pháp cho tổ chức lễ vinh quy bái tổ và rước thầy Khóa Sanh về làng - với cờ đuôi nheo, chiêng trống... như đón ông Nghè ngày xưa.

Các trường dạy bậc Cao Đẳng Tiểu Học được gọi là Collège, học trình 4 năm, hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Khi học xong 4 năm được thi lấy bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) còn gọi là bằng Thành Chung. Phải có bằng Thành Chung mới được dự thi lên bậc Trung Học tức bậc Tú Tài.

Đậu được bằng Thành Chung, học sinh theo học trường Cao Đẳng Đông Dương, làm thầy giáo (dạy lớp nhì, lớp nhất), hay đi làm thông ngôn chánh, thông phán hạng nhất tòa Sứ.

Đa số các nhà văn, nhà báo,... thời này chỉ có đến bằng Thành Chung là cùng. Ngay cả các vị trí thức nổi tiếng như thượng thư Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn,... cũng chỉ ở trình độ đó.

Bậc Trung Học còn được gọi là bậc Tú Tài Pháp-Việt, học trình gồm 3 năm. Học xong 2 năm đầu được thi lấy bằng Tú Tài phần thứ nhất (Baccalauréat, 1ère partie). Đậu bằng này được học tiếp năm thứ ba không phải thi tuyển. Học xong năm thứ 3 trung học được thi lấy bằng Tú Tài Toàn Phần.

Với bằng Tú Tài Toàn Phần, người học trò có căn bản vững chắc, nói và viết tiếng Pháp rất giỏi có thể học lên Đại Học Đông Dương (đại học duy nhất cho cả 3 nước Việt, Miên, Lào) hay đi du học bên Pháp, hay đi dạy học ở các trường Cao Đẳng Tiểu Học, làm công chức ở Phủ Toàn Quyền, Tòa Thống Đốc Nam Kỳ, Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ, Tòa Khâm Sứ Trung Kỳ ... Tuy nhiên, thi vào học ở những trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp vẫn là lý tưởng cho sinh viên nghèo ở nước ta (phi cao đẳng bất thành phu phụ). Trước năm 1925, trường Cao Đẳng tuyển sinh viên, chỉ là bằng Thành Chung. Bây giờ thì ứng viên phải có Tú Tài Tòan Phần. Đó là các trường cao đẳng chuyên nghiệp ở Hà Nội như: Sư Phạm, Công Chánh, Thú Y, Canh Nông, Mỹ Thuật ... Sinh viên được huấn luyện ba năm, sau khi tốt nghiệp (là trình độ Cử Nhân= Licencié) trở thành những cán bộ nòng cốt (cao cấp) cho nền đô hộ Pháp tại Việt Nam. Trước Thế Chiến Thứ Hai, tỷ lệ học sinh ở trình độ tiểu học là 1.1% còn cao đẳng tiểu học là 0.02%. Cả hai tỉ lệ đều không thể chấp nhận được! Đó là kết quả của Sứ mạng "văn minh hóa" của mẫu quốc Pháp tại Việt Nam!

Nguyễn Lân Thắng, đứa con nghịch tử của dòng họ Nguyễn Lân!

 Năm 2011, “định mệnh” đến với Nguyễn Lân Thắng từ khi anh ta giao du với Bùi Thanh Hiếu (nick name “Người Buôn Gió”), là đồng hương Hưng Yên. Bùi Thanh Hiếu chỉ hơn Thắng 3 tuổi nhưng lại là tay “lưu manh” thượng thặng với cả một tập hồ sơ đầy rãy những tiền án, tiền sự.

Thế nên cuộc “hội ngộ” giữa Nguyễn Lân Thắng, con nhà trí thức danh giá với Bùi Thanh Hiếu, con nhà tội phạm lưu manh có nòi được đám người hô hào dân chủ coi đó là một sự kiện “hòa giải, hòa hợp”. Kể từ đây, Nguyễn Lân Thắng, với cái mác xuất thân từ dòng họ trí thức “cây đa, cây đề” nhất nhì đất Việt đã được các thế lực phản động, thù địch lợi dụng hết mức cho các mục tiêu chống phá Nhà nước, gây rối trật tự xã hội, không chỉ ở ngoài đời mà còn trên cả không gian mạng.

Thay vì tiếp bước truyền thống gia đình, dùi mài kinh sử, đi theo con đường học tập, nghiên cứu khoa học, Nguyễn Lân Thắng đã chọn cho mình một con đường phản nghịch, con đường trở thành một kẻ hoạt động chống đối nhà nước, phá hoại an ninh trật tự xã hội dưới danh nghĩa đấu tranh vì dân chủ. Từ khi bị Bùi Thanh Hiếu rủ rê tham gia các cuộc biểu tình trái phép, Thắng từ bỏ nghề kỹ sư kiến trúc của mình để theo đuổi cái danh hão là “nhà hoạt động dân chủ”. Thú vui và kỹ năng chụp ảnh từ các vụ đi phượt đã trở thành “tiền đề” để Thắng nuôi ảo mộng ảo trở thành một “nhà báo tự do” nổi tiếng.

Nhưng đừng vì một tên “Rận chủ” mà chúng ta quên đi những công lao to lớn hay có cái nhìn không đúng về dòng họ đã sinh ra và nuôi dưỡng tên “nghịch tử” này.

Hiếm gia đình nào có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ như gia đình cố Giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân (1906-2003).

Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực.

Cố Giáo sư Nguyễn Lân: là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho nền giáo dục, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Nghị lực và lửa yêu nghề của Giáo sư Nguyễn Lân đã truyền lại cho 8 người con, tất cả đều hiếu học. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con - 7 trai 1 gái - của cố Giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc.

Không chỉ 8 người con ruột mới là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ mà nhiều con rể, con dâu của ông cũng là những trí thức có uy tín. Các con dâu nhà Nguyễn Lân phần lớn là giáo viên, bác sĩ... Truyền thống hiếu học của gia đình còn lan tỏa sang thế hệ thứ ba. Tính đến 3 đời, con trai con gái, dâu rể, các cháu, gia đình Nguyễn Lân có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ.

Chỉ tiếc rằng con người Nguyễn Lân Thắng được học hành bài bản, được sống trong gia đình gia giáo mà thiếu ý thức, chỉ biết sống cho bản thân./.

Ca sĩ mai khôi bênh vực cho những kẻ chống đối chính trị

 Ca sĩ Mai Khôi trên trang cá nhân của mình, cô luôn tỏ thái độ chống đối chính quyền. Gần đây, khi chia sẻ bài viết trên trang BBC liên quan đến vụ Công an Hà Nội bắt đối tượng Nguyễn Lân Thắng, cô ca sĩ bình luận cho rằng: "Ở Việt Nam, cứ hoạt động là bị bắt, hoạt động kiểu gì sớm muộn gì cũng bị bắt, mà không hoạt động thì cũng bị bắt".

Cái gọi là "hoạt động" mà cô đề cập ở đây có thể hiểu là hoạt động chống đối, mà đã hoạt động chống đối thì việc bắt là điều không sớm thì muộn, vả lại chẳng có ai lương thiện mà tự nhiên rơi vào vòng lao lý. Cho nên, nếu hiểu theo ý nghĩa này thì có lẽ bình luận của cô ta đúng ở nửa đầu, còn nửa sau thì hoàn toàn sai.

Còn nếu hiểu "hoạt động" theo ý mà "giới dân chủ" hay sử dụng thì đó là "hoạt động nhân quyền" thì phải khẳng định rằng ở Việt Nam không có một cá nhân nào được coi nhà hoạt động nhân quyền thực thụ, bởi nhà hoạt động nhân quyền thực thụ là những người lên tiếng bảo vệ quyền con người khỏi sự áp bức, bóc lột nhưng phải dựa vào các quy định của pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Trong khi thời gian qua, quyền con người ở Việt Nam luôn được Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đảm bảo một cách toàn diện. Người Việt Nam luôn được tự do đi lại, tự do biểu đạt quan điểm... theo quy định của pháp luật, chứ không phải lợi dụng quyền tự do ấy để thực hiện các hành vi trái pháp luật như số bị bắt vừa rồi. Vì vậy, nếu hiểu theo ý nghĩa này thì bình luận của Mai Khôi là sai bét.

Nói tóm lại, ca sĩ Mai Khôi cũng chỉ mượn cớ nhân quyền để bênh vực cho số đối tượng chống đối chính trị. Nhưng dù có bênh vực cỡ nào thì với những kẻ vi phạm pháp luật sẽ có bản án thích đáng được đưa ra.

Có lẽ cụm từ mỹ miều và phù hợp nhất với ca sĩ Mai Khôi là “kẻ tâm thần về chính trị” bởi những phát ngôn của mình, nhất là trước đây cô từng tuyên bố “sẽ vận động khắp nơi để thế giới quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam”./.

Đà Nẵng không chào đón bà, thưa ca sĩ Khánh Ly!

 Tổ quốc Việt Nam luôn bao dung đón chờ mọi người con trở về. Tuy nhiên chuyến trở về lần này của ca sĩ Khánh Ly lại làm phiền lòng, chưa nói đến phẫn nộ, của những người con khác.

Ngày 25/6/2022, trong đêm diễn tại sân khấu Mây (Đà Lạt), Khánh Ly đã hát bài "Gia tài của mẹ", một bài hát chưa được cấp phép phổ biến, và cũng không có tên trong danh sách 24 ca khúc đã được công ty Mây Lang Thang trình duyệt để biểu diễn trong chương trình. Nghĩa là Khánh Ly đã tự ý đưa vào chương trình biểu diễn bài hát này, làm dấy lên sự phẫn nộ của nhiều người.

Về việc này, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã yêu cầu Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng xử lý, và chắc chắn rằng công ty Mây Lang Thang sẽ phải bị xử lý đối với lỗi vi phạm, và hơn nữa, sẽ có thể bị đưa vào "danh sách cần chú ý" mỗi khi duyệt cấp phép chương trình nghệ thuật.

Ngày 04/7/2022, Thanh tra sở VH-TT-DL tp Hồ Chí Minh cũng đã ra quyết định xử phạt VPHC công ty TNHH Tiếng Xưa với mức phạt 25 triệu đồng với hành vi tổ chức biểu diễn nghệ thuật không đúng nội dung được cấp phép.

Trong khi đó ca sĩ Khánh Ly "vô can"!?

Theo chương trình lưu diễn xuyên Việt của Khánh Ly, được xem như là chương trình lớn cuối cùng tại Việt Nam, ngày 13/8/2022 sẽ đến biểu diễn tại Đà Nẵng. Nhưng hãy xem bà đã nói về Đà Nẵng như thế nào trong cuộc "gặp gỡ báo chí" ngày 05/7?

Bà "chia sẻ riêng với phóng viên", rằng bà sợ nhất là Đà Nẵng bị sứt mẻ, bị dơ bẩn đi, không còn sạch đẹp nữa...

Khi bà thốt ra câu đó, chắc trong đầu bà đã nghĩ về một Đà Nẵng "sứt mẻ", "dơ bẩn" hả bà? Rồi bà sẽ lại chọn ca khúc nào đó chưa được cấp phép để biểu diễn tại đây? Để lại hậu quả rồi phủi... ra đi?

Thưa với bà: người Đà Nẵng mến khách, rộng lượng, nhưng chưa đến mức rộng lượng cả đối với những người có suy nghĩ, lời nói, hành động ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của mình.

Đà Nẵng không chào đón bà!./.

Xung đột Nga - Ukraine: Bài học đau đớn

  Cuộc tấn công của Nga là một bài học đau đớn không chỉ với Ukraine mà cả với những ai vẫn trông chờ, tin tưởng vào những lời hứa. Không ai xả thân vì Ukraine khi chiến tranh xảy ra. Cuộc chiến có thể kéo dài đến khi Nga đạt được những mục tiêu của mình.

Đó là đánh giá của ông Phạm Phú Phúc, một chuyên gia bình luận quốc tế từng có thời gian công tác tại Nam Tư, trong cuộc trao đổi với phóng viên Tiền Phong về xung đột vũ trang ở Ukraine hiện nay.

Lý do an ninh và kinh tế

Theo dõi những diễn biến xung đột Nga-Ukraine thời gian qua và các bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông nhận xét gì về lý do Nga tấn công Ukraine?

Xung đột Nga - Ukraine: Bài học đau đớn ảnh 1

Bà Natali Sevriukova, một cư dân thủ đô Kiev của Ukraine, òa khóc sau khi căn hộ của mình đổ nát vì giao tranh sáng 25/2. Ảnh: AP

Ông Phạm Phú Phúc: Chúng ta đều biết rất rõ qua những phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin và những chính khách lớn ở Nga. Chúng ta cũng cần nhớ lại bản yêu cầu mà Nga gửi cho NATO và Mỹ vào ngày 17/12/2021, trong đó nêu ra những lo lắng về an ninh của Nga nếu NATO kết nạp Ukraine, nếu NATO tiếp tục tiến về phía đông để có thể kết nạp thêm Gruzia (Georgia) và Moldova, tiếp tục tiến hành những cuộc tập trận sát biên giới của Nga. Mátxcơva yêu cầu NATO không kết nạp những nước ấy, và nếu tập trận thì phải hỏi ý kiến của Nga. Nhưng Nga không nhận được câu trả lời mà họ cần từ Mỹ và NATO.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đã có hiệp định giữa Mỹ và Liên Xô về việc NATO không được mở rộng về phía đông, nhất là không gian hậu Xô Viết. Nhưng NATO không chấp hành hiệp định đó, mà liên tục kết nạp các nước Hungary, Bulgaria, Romania, Latvia, Estonia. Nga thấy rằng giờ họ chỉ còn mỗi cửa ngõ Ukraine, nếu quân NATO cũng đến đó nữa thì không ổn cho Nga chút nào.

Xung đột Nga - Ukraine: Bài học đau đớn ảnh 2

Chuyên gia Phạm Phú Phúc

Lý do thứ hai là những bất ổn dai dẳng ở vùng Donbass, khi giao tranh giữa lực lượng ly khai và quân chính phủ Ukraine kéo dài nhiều năm qua, khiến an ninh ở biên giới của Nga không bảo đảm.

Những điều đó khiến Nga mở chiến dịch quân sự vào Ukraine để bảo vệ chính mình. Tất nhiên, trước khi làm như vậy, ông Putin đã công nhận độc lập cho 2 nước cộng hoà Donetsk và Lugansk rồi ký hiệp ước tay ba với họ, sau đó Nga nhận được yêu cầu giúp đỡ từ 2 vùng ly khai này. Vì thế, Nga có thể hợp pháp hoá việc tiến quân vào thể theo yêu cầu của Donestk và Lugansk. Mátxcơva nói rằng lực lượng của họ đến đó để “gìn giữ hoà bình”, để giúp những người bạn ở Donetsk và Lugansk.

Theo ông, ngoài lý do an ninh, còn lý do gì khiến Nga thực hiện chiến dịch quân sự lần này?

Thực sự cuộc chiến này không chỉ giữa Nga với Ukraine mà cả với Mỹ và phương Tây. Ở đây có cả lý do kinh tế. Vì Ukraine gây khó dễ, không cho Nga chuyển dầu khí sang châu Âu, Nga buộc phải làm tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, giờ xong rồi cũng không được cấp phép. Với chiến dịch lần này, Nga có vẻ cũng muốn “dằn mặt” Mỹ và phương Tây trong vấn đề kinh tế.

Mátxcơva cảm thấy phương Tây đã chèn ép họ quá nên mới quyết định làm như vậy, chứ người Nga rất hiểu rằng chiến tranh sẽ hao tiền tốn của kinh khủng.

“Tọa sơn quan hổ đấu”

Ông đánh giá như thế nào về cách phản ứng của Mỹ và NATO tính đến thời điểm này?

Đây là một bài học đau đớn nữa không chỉ với Ukraine mà cả những ai vẫn trông chờ, tin tưởng vào những lời hứa. Ai là người sẽ xả thân vì Ukraine nếu chiến tranh xảy ra? Tôi trả lời luôn rằng, không có ai cả. Các chính quyền ở Ukraine từ năm 2014 đã nhận được bao nhiêu lời hứa hẹn từ Mỹ và phương Tây. Nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa nói rằng “hoá ra chúng tôi chỉ có một mình”. Đó cũng là câu tôi muốn dùng để trả lời cho câu hỏi này. Mỹ và phương Tây phản ứng quá yếu ớt, khác hẳn những gì đã hứa. Đây là bài học cho những ai không dựa vào chính mình mà cứ tin lời hứa bên ngoài. Một số tờ báo nói rằng người Ukraine đã rơi vào một cái bẫy, bị Mỹ và phương Tây dùng để chống Nga. Nếu cứ chiến tranh như thế này, Ukraine sẽ thiệt hại nhiều hơn cả.

Theo ông, xung đột hiện nay sẽ kéo dài đến khi nào?

Theo như những gì ông Putin tuyên bố mấy hôm nay, an ninh ở sườn phía Tây của Nga, từ hướng Ukraine, phải được bảo đảm.

Thứ hai, cộng đồng người Nga sinh sống ở phía đông Ukraine, cụ thể là vùng Donbass phải được bảo đảm. Tôi đã ở Nam Tư nhiều năm, thấy rằng người Xla-vơ rất lo lắng cho nhau, không bao giờ muốn thấy lại cảnh Kiev nhắm vào người Nga ở Odessa như hồi năm 2014.

Thứ ba, phải có cam kết bằng văn bản rằng Ukraine không xin gia nhập NATO, cam kết bằng văn bản của Mỹ và phương Tây rằng sẽ không kết nạp Ukraine cũng như một số nước cộng hoà khác trong không gian hậu Xô Viết, cụ thể là Moldova và Gruzia.

Theo tôi, một khi ông Putin đã xuất quân thì phải đạt được những mục tiêu này. Phía Ukraine phải chủ động đối thoại, trên cơ sở đáp ứng như yêu cầu an ninh của Nga, trên cơ sở thoả thuận hoà bình Minsk ký năm 2015. Nghĩa là Ukraine phải công nhận tự trị của Donetsk và Lugansk và phải thân thiện với Nga. Thật ra, ông Putin muốn một chính quyền Ukraine thân thiện với Nga chứ không phải như hiện nay.

Cuộc chiến sẽ tiếp tục đến khi Nga đạt được những mục tiêu của mình, hoặc chí ít an ninh cũng phải được bảo đảm ở mức tương đối. Nếu không, tôi sợ rằng cuộc chiến ấy sẽ còn như thế hoặc đường biên giới giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục bất ổn. Khi đó, thiệt hại đầu tiên là Ukraine. Mỹ và phương Tây có thể vẫn “toạ sơn quan hổ đấu”, thỉnh thoảng lại viện trợ cho Ukraine tiền và vũ khí.

Hàng loạt “quan chức” hầu tòa: Lỗi cơ chế hay phẩm chất?

 

10 năm qua (2012-2022), đã có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Riêng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ; đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự.

Thực hiện chữ "LIÊM” về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên giai đoạn hiện nay

Sinh thời Bác Hồ đã chỉ rõ:“Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng” và biện pháp quan trọng hàng đầu để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí chính là giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”. Chữ “Liêm”, theo Hồ Chí Minh đưa ra về tham nhũng: “Liêm là trong sạch, không tham lam”, Người chỉ ra 2 biểu hiện trong 10 hành vi bất liêm của cán bộ đó là: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên; Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”. Biểu hiện của bệnh tham ô, theo Hồ Chí Minh, đó là “Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét của dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư” là bất liêm, tức không trong sạch, tham lam mà ngày nay chúng ta gọi là tham nhũng. Người luôn coi tham ô, lãng phí và quan liêu là ba kẻ thù hết sức nguy hiểm, Người viết: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ” nó là: “Kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng mọi việc của ta”. Theo Hồ Chí Minh, trong ba kẻ thù trên, tham ô là kẻ thù nguy hiểm nhất, bởi đó là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Nó nguy hiểm đến mức mà Người từng xếp căn bệnh này ngang hàng với tội phản quốc. Năm 1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Người nói: “Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam, Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài”. Nguồn gốc của tham nhũng là do tha hóa quyền lực Nhà nước, do thiếu dân chủ. Thiếu dân chủ, được Hồ Chí Minh xem xét từ hai phía. Thứ nhất, là từ phía cán bộ, công chức Nhà nước mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Nguyên nhân là do: “Xa nhân dân...khinh nhân dân...Sợ nhân dân... Không tin cậy nhân dân... Không hiểu biết nhân dân... Không yêu thương nhân dân… Thậm chí còn lừa phỉnh dân và dọa nạt dân”. Thứ hai, “Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm cũng phải hóa ra LIÊM. Vì vậy “dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ thực hiện chữ LIÊM”. Phòng, chống tham ô, tham nhũng và lãng phí như thế nào? tham ô, tham nhũng là vướng vào chủ nghĩa cá nhân, là trục lợi: “Là người có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì thế, muốn chống tham nhũng, phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân với tất cả các biện pháp, trong đó “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Trong bài viết “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Xtalin về cách thức phòng, chống lãng phí và coi đây như một “nghệ thuật”, nhưng “nghệ thuật” đó không phải dễ: “Đồng chí Xtalin dạy chúng ta: “Phải tiết kiệm tiền bạc, lại phải chi tiêu tiền bạc ấy cho hợp lý. Không được phí phạm một đồng xu nào của dân. Phải dùng toàn bộ tiền bạc ấy vào công nghệ của nước ta. Không như vậy thì chúng ta sẽ vấp phải cái nguy hiểm lãng phí, cái nguy hiểm dùng tiền vào những việc không cần kíp cho sự phát triển công nghệ, cho sự bồi bổ kinh tế của nhân dân. Khéo tính toán, chi tiêu tiền bạc cho hợp lý - Đó là một nghệ thuật quan trọng. Nghệ thuật ấy không phải là dễ”. Quán triệt và vận dụng thực hiện tư tưởng của Người, trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã xác định quan điểm, chủ trương và đề ra những giải pháp cơ bản, có tính chiến lược về phòng, chống tham nhũng phù hợp với thực tiễn. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, quản lý đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham ô, lãng phí trong Đảng, Nhà nước. Muốn đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả phải sử dụng những giải pháp đồng bộ cả về nhận thức tư tưởng và tổ chức, luật pháp và chính sách; các giải pháp vừa có tính chiến đấu cao, vừa khoa học, vừa kiên quyết và mạnh mẽ. Trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng. Họ vừa là hạt nhân, vừa đi đầu trong cuộc đấu tranh này; tự mình nêu gương sáng học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư…” ; đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước về chống quan liêu, tham nhũng.

Bác hiểu ra rồi!

 

Vừa đi làm về đến ngõ thì bác hàng xóm gọi tôi lại:

- Này cháu! Vào đây bác hỏi nhờ chuyện này với! Có phải sĩ quan quân đội các cháu khi tham gia giao thông sẽ được ưu tiên, có vi phạm cũng không bị xử lý hoặc gây tai nạn cũng chỉ bị xử rất nhẹ không?

Tăng cường phòng chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế

 

Tăng cường phòng chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế

22/12/2021 | 19:22 PM

 | 

Các địa phương xem xét bổ sung vào Kế hoạch thanh tra năm 2022 có nội dung thanh tra về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế; Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn gửi đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ; đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường các biện pháp phòng chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.

Văn bản cho biết, ngày 8/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021, trong đó yêu cầu Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan thanh tra, các lực lượng chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. 

Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế - Ảnh 1.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương xem xét bổ sung vào Kế hoạch thanh tra năm 2022 có nội dung thanh tra về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Ảnh: minh hoạ

Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiếm soát hiệu quả dịch COVID-19, trong đó yêu cầu UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; đảm bảo phương châm "bốn tại chỗ"; thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng. 

Để tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, khoa học, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực, Bộ Y tế trân trọng đề nghị đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện tốt các nội dung:

 Quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. 

Chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát lại kế hoạch mua sắm đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại phù hợp với tình hình mới; thực hiện công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch trong đấu thầu, mua sắm. 

Căn cứ Kế hoạch thanh tra 2022 của tỉnh, thành phố, xem xét bổ sung vào Kế hoạch thanh tra năm 2022 của địa phương có nội dung thanh tra về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế nêu rõ, Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu, đề xuất hoặc trao đổi với Bộ Y tế hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành để phối hợp giải quyết.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục có các văn bản gửi các lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh, thành phố; Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19; Tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm các loại test kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã có các công văn gửi các đơn vị sản xuất, nhập khẩu và cung ứng trang thiết bị y tế nghiêm cấm việc tăng giá tùy tiện hoặc đầu cơ, tích trữ; Nghiêm túc thực hiện việc cập nhật, rà soát, công khai minh bạch về giá trang thiết bị y tế trên Cổng điện tử công khai giá trang thiết bị y tế. Chịu trách nhiệm về giá công bố và tính chính xác và đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa theo quy định.

Nâng cao chất lượng đầu vào trong các trường quân đội

 

         Nâng cao chất lượng đầu vào trong các trường quân đội

Thứ năm, 14/01/2021 17:01
(ĐCSVN) – Năm 2021, các học viện nhà trường cần chủ động in ấn tài liệu, thực hiện tuyên truyền tuyển sinh, chú trọng đối tượng học sinh giỏi, trường chuyên lớp chọn để nâng cao chất lượng đầu vào trong quân đội.

Ngày 14/1, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng (TSQS BQP) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh quân sự năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng Tham mưu trưởng, Phó trưởng Ban Tuyển sinh quân sự chủ trì Hội nghị.

Trung tướng Ngô Minh Tiến phát biểu tại Hội nghị. 

Năm 2020, công tác TSQS được các cơ quan, đơn vị và các trường chủ động, tích cực trong tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyển sinh; tổ chức sơ tuyển đúng thời gian quy định, xây dựng hồ sơ chặt chẽ. Các đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tham gia công tác thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện nghiêm túc đúng quy chế của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ xét tuyển và xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế, không sai sót; tổ chức tuyển sinh các loại hình còn lại đúng quy chế, đúng thời gian quy định. Kết quả, có 24.818 hồ sơ đăng ký sơ tuyển, tuyển sinh ĐH, CĐ quân sự; có 4 trường có thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, đạt giải Khoa học kỹ thuật quốc gia đăng ký xét tuyển thẳng; các trường ĐH quân sự đã tuyển được 5.267 thí sinh (đạt 99,57%), trường CĐ đạt 95,83%, theo phương thức xét tuyển từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển thí sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố. Thí sinh nữ trúng tuyển vào đào tạo đại học quân sự tương đương so với năm 2019; thí sinh là người dân tộc thiểu số trúng tuyển tăng 310 so với năm trước. Các trường có kết quả tuyển sinh cao hơn năm 2019 cả về số lượng thí sinh đăng ký sơ tuyển, xét tuyển và điểm chuẩn như: Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Biên phòng, Học viện Hậu cần, Trường Sĩ quan Chính trị...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra những hạn chế, thiếu sót cần rút kinh nghiệm trong công tác TSQS; đồng thời nêu ra những giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp, khám sơ tuyển, công tác đăng ký dự tuyển, xét tuyển và khám sức khỏe nhập học. Để tiếp tục duy trì ổn định công tác tuyển sinh theo các quy chế đã ban hành, năm 2021, Ban TSQS BQP sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền hướng nghiệp TSQS; triển khai và tổ chức chặt chẽ công tác sơ tuyển, xét tuyển, khám sức khỏe thí sinh trúng tuyển nhập học, công tác hậu kiểm...

Phát biểu tại Hội nghị, Trung tướng Ngô Minh Tiến ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác TSQS năm 2020; Trung tướng nhấn mạnh, các tỉnh thành phố có số lượng thí sinh trúng tuyển các nhà trường quân đội năm 2020 chưa cao cần nghiêm túc tìm hiểu nguyên nhân, học hỏi kinh nghiệm, cách làm của các tỉnh có số lượng thí sinh trúng tuyển cao, để khắc phục trong các năm tiếp theo. Ban TSQS các cấp chủ động phối hợp với các địa phương, các nhà trường THPT tuyên truyền tuyển sinh hướng nghiệp, đặc biệt là ở phía Nam và địa bàn vùng sâu, vùng xa. Các học viện nhà trường cần chủ động in ấn tài liệu, thực hiện tuyên truyền tuyển sinh, chú trọng đối tượng học sinh giỏi, trường chuyên lớp chọn để nâng cao chất lượng đầu vào trong quân đội. Công tác sơ tuyển phải toàn diện cả về phẩm chất chính trị, sức khỏe, trình độ của học viên. Quy trình xét duyệt hồ sơ chính xác, tránh bất cứ sơ suất, sai sót nào. Tổ chức tập huấn cán bộ tuyển sinh, đặc biệt là cán bộ quân y chặt chẽ, để đảm bảo công tác sơ tuyển, khám sức khoẻ đúng quy định. Về xét tuyển thẳng với thí sinh giỏi quốc gia, đạt giải thưởng học sinh giỏi các cấp, có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, các nhà trường cần tìm giải pháp để thu hút ngày càng nhiều hơn đối tượng thí sinh có trình độ cao./.

Tin, ảnh: Hồng Pha
  Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình
Xác thực

Nêu cao tinh thần trách nhiệm cán bộ, đảng viên, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong tình hình hiện nay

Cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cấp ủy, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thời gian qua đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hiệu quả chưa cao; công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế, chính sách, pháp luật trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập, chưa ngăn chặn hiệu quả tham nhũng, lãng phí. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn nhiều hạn chế, lãng phí trong cơ quan nhà nước và trong xã hội còn rất nghiêm trọng. Tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp chưa được ngăn chặn kịp thời. Vẫn còn xảy ra những vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, có tổ chức, rất tinh vi, phức tạp gây bức xúc trong dư luận. Để tiếp tục đẩy mạnh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực theo nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận 10; gắn bó chặt chẽ phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực; tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ đó là: - Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, kiên quyết, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, trọng liêm sỉ, danh dự; phê phán, lên án, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. - Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; các quy định và chế tài xử lý đối với tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực; cơ chế kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; thực hiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực. Tập trung kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều tố cáo, khiếu nại, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc. - Phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. - Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí phù hợp với hoạt động đặc thù của các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong chính các cơ quan này.

LỰC LƯỢNG BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN TRONG ĐẠI THẮNG XUÂN 1975 VÀ CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

 

Như chúng ta đã biết từ 17 giờ ngày 26/4/1975 trận tổng công kích vào Sài Gòn - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu. Quân đội ta đã dũng mãnh tấn công Sài Gòn từ 5 hướng. Tham gia Chiến dịch lịch sử này có Quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 (tương đương Quân đoàn). Lực lượng gồm 17 sư đoàn chủ lực (F320B, F390, F367 phòng không, F325, F304, F673 phòng không, F3, F316, F320A, F10, F6, F7, F341, F5, F9, F8, F Phước Long mới thành lập) cùng 24 trung đoàn, 6 lữ đoàn binh chủng và một số tiểu đoàn binh chủng trực thuộc các cánh quân. Tổng lực lượng là 190.627 người.

Trong khi đó quân ngụy Sài Gòn ở dinh lũy cuối cùng ở Sài Gòn, lực lượng có 245.000 quân, với 406 khẩu pháo, 624 xe tăng, xe bọc thép, 800 máy bay các loại, 852 tàu, thuyền chiến đấu. (Lực lượng ở khu vực Cần Thơ, địch có 175.000 quân với 493 xe tăng, xe bọc thép; 366 pháo, 409 máy bay, 579 tàu thuyền).

Bộ đội Trường Sơn đã huy động lực lượng bao gồm:

- Sư đoàn ô tô 571 cơ động Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2, với hơn 1.800 chiến xa. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh xe của Sư đoàn 571 cơ động lực lượng bộ binh của Quân đoàn 2 đi sau xe tăng, xe thiết giáp tấn công theo hướng Quốc lộ 1 – xa lộ Biên Hòa – Sài Gòn qua cầu Thị Nghè chọc thẳng và Dinh Độc Lập.

- Sư đoàn ô tô 471 với hơn 1.600 xe được huy động cơ động Quân đoàn 3 từ Tây Nguyên vào tham gia chiến dịch. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 471 cơ động lực lượng của Quân đoàn 1 tiến đánh theo hai trục: trục thứ nhất từ Tân Uyên đánh vào thành phố. Trục thứ hai: Đánh chiến Bến Cát, vượt cầu sông Bé tiến vào nội đô Sài Gòn.  Cơ động Quân đoàn 3 tiến đánh Đồng dù, Củ Chi, Hóc Môn và nhanh chóng làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất.

- Sư đoàn phòng không 377 Trường Sơn có nhiệm vụ bảo vệ đội hình tấn công của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 3. Hai trung đoàn 528 và 527 trưc thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn được lệnh bảo vệ Cam Ranh và Nha Trang, bảo vệ cánh quân Duyên Hải.

- Sư đoàn quân tình nguyện 968 được Bộ phân công đánh nghi binh đánh địch ở Kon Tum. Buôn Ma Thuột được giải phóng, Sư đoàn 968 được xe của Sư đoàn 471 cơ động đánh địch tháo chạy trên đường số 7 và thẳng xuống giải phóng Tuy Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa…

- Sư đoàn công binh 470 Trường Sơn sau khi tham gia giải phóng Buôn Mê Thuột đã được giao nhiệm vụ bảo đảm giao thông từ Buôn Ma Thuột đến Đồng Xoài bảo đảm cầu đường cho cơ động các quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh khí kỹ thuật vào tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Sư đoàn công binh 472 Trường Sơn bảo đảm giao thông từ Kon Tum đến Buôn Ma Thuột, trên đường 19, từ Playcu đi Qui Nhơn, Quốc lộ 1 từ Nha Trang đến Phan Rang, bảo đảm cơ động cho cánh quân của Quân đoàn 2.

- Sư đoàn công binh 473 Trường Sơn được giao nhiệm vụ bảo đảm giao thông quốc lộ 19 và quốc lộ 21, phục vụ chiến dịch.

- Trung đoàn cầu 99 cùng với lực lượng của các Sư đoàn công binh Trường Sơn đã làm mới 96 cầu với chiều dài 3.300 mét, sửa chữa hàng trăm cây cầu bị địch phá hỏng, bảo đảm cầu đường thông suốt trên quốc lộ 1, quốc lộ 14, 19, 21.

- 2 Trung đoàn giao liên cơ giới 572 và 573 được phân công chở quân chủ lực tăng cường cho các hướng chiến dịch.

- Trung đoàn kho 541 Trường Sơn được phân công tiếp quản nhiều kho tàng của địch ở Huế, Đà Năng và Nha Trang…

- Bộ đội Đường ống Xăng dầu Trường Sơn tổ chức 8 điểm cấp phát tại tuyến Đông Trường Sơn; 6 điểm cấp phát xăng dầu ở Tây Trường Sơn và 7 điểm cấp phát xăng dầu từ ngã ba biên giới vào Nam Bộ trong suốt thời gian trước và trong Chiến dich. Các điểm cấp phát bảo đảm khoảng cách từ 100 đến 140 km có một điểm cấp phát xăng dầu.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ đội Xăng dầu Trường Sơn đã cấp 4.100 tấn xăng dầu cho hàng ngàn xe cơ giới các loại, bảo đảm mọi lực lượng tham gia Chiến dịch có đầy đủ xăng dầu tham gia chiến đấu.

Nguồn: Phạm Thành Long

(Theo Lịch sử Đoàn 559 – Bộ đội Trường Sơn)

61 NĂM ĐÃ ĐI QUA. NHƯNG VẪN CÒN ĐÓ NHỮNG NỖI ĐAU DA CAM

 

Cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam chấm dứt đã hơn bốn mươi sáu năm, nhưng những hậu quả của nó vẫn hằn sâu và nhức nhối. Trong đó, "nỗi đau da cam/dioxin" hằng ngày vẫn hành hạ và dày vò nhiều gia đình Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngày 10/8/1961, quân đội Mỹ rải những lít chất độc đầu tiên xuống miền Nam Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh hoá học tàn bạo kéo dài 10 năm trong cuộc xâm lược Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam, một phần lãnh thổ của Lào và Campuchia 72 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có 44 triệu lít chất da cam chứa 170kg dioxin, một chất độc cực kỳ độc hại đã gây ra nhiều loại bệnh như ung thư, suy nhược thần kinh, suy giảm hệ thống miễn dịch, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh…

Có tới hơn 26 ngàn thôn ấp ở miền Nam Việt Nam bị phun rải và có hơn 3 ngàn thôn ấp bị ảnh hưởng trực tiếp với số dân từ 2,1 đến 4,8 triệu người. Hiện nay, trên cả nước Việt Nam có khoảng hơn 150 ngàn trẻ em bị di tật bẩm sinh với các căn bệnh như liệt, chậm phát triển trí tuệ, mù, câm, điếc và các lại dị tật khác. Gia đình và bản thân các em đang phải sống trong hoàn cảnh hết khó khăn, đau khổ và lo lắng về cả vật chất lẫn tinh thần, cả về thể xác lẫn tâm hồn và cả về nhà cửa lẫn thức ăn thuốc men hàng ngày. Và cũng không biết tới bao giờ những người cha, người mẹ của những đứa con ấy mới được nghỉ ngơi khi trong họ luôn đăm đắm trong lòng một nỗi lo nếu chẳng may họ qua đời thì ai sẽ là người chăm sóc, trông nom họ.

Đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã cho biết rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam do Mỹ gây ra là một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại và hậu quả của nó còn ảnh hưởng nặng nề đến nhiều thế hệ mà nghiêm trọng nhất là tác hại của chất độc da cam hay còn gọi là dioxin. Tiếng súng chiến tranh đã tắt sau hơn 47 năm, tuy nhiên sự đau khổ tột cùng và dòng nước mắt vẫn tuôn rơi trong các gia đình là nạn nhân của loại chất độc hủy diệt này.

Đã hơn nửa thế kỷ kể từ ngày đế quốc Mỹ sử dụng chất độc dioxin trên chiến trường Việt Nam để phục vụ cuộc chiến tranh phi nghĩa nhưng nỗi đau thì vẫn còn đó.

“Em có mắt nhưng không thể ngắm nhìn,

có đôi môi xinh nhưng không thể cười nói,

có đôi tay nhưng không thể nâng niu,

có đôi chân nhưng không thể bước,

có trái tim nhưng chẳng biết buồn vui…”, đó là hình ảnh của những nạn nhân chất độc da cam mang theo nỗi đau quằn quại về thể xác và sự trống rỗng trong tâm hồn. Để rồi, giờ đây, việc xoa dịu nỗi đau da cam không còn là trách nhiệm của riêng cá nhân, tổ chức nào mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội; để rồi chúng ta sẽ biết trân trọng và sống ý nghĩa hơn trong cuộc đời này.

61 năm trôi qua sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cuộc sống của người dân Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày, từng giờ, đất nước ngày càng ổn định, phát triển và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Nhiều ngôi nhà cao chọc trời đã mọc lên, nhiều công trình đã và đang được xây dựng, những nam thanh, nữ tú vui vẻ cắp sách tới giảng đường, người nông dân vui mừng với mùa màng bội thu. Nhưng đâu đó sau những ngôi nhà cao đồ sộ hay những lũy tre làng xanh ngắt, những cánh đồng bát ngát vẫn còn biết bao người lính Việt Nam cũng như gia đình họ đang phải âm thầm chịu đựng những mất mát, những di chứng của cuộc chiến tranh “hóa học” mà đế quốc Mỹ đã gây ra.

Những năm qua, dù Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành luôn có sự quan tâm ân cần, thiết thực đến những nạn nhân bị nhiễm thứ chất độc quái ác này. Ngày 10/8 hàng năm cũng là dịp để mọi người trong xã hội chung tay hành động vì những nạn nhân chất độc Da cam/dioxin, để xoa dịu phần nào nỗi đau lớn lao trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nỗi đau mang tên chất độc Da cam/dioxin và những di chứng dai dẳng của nó từ bao lâu nay vẫn là điều nhức nhối. Thế nên mới hiểu được sự hy sinh, mất mát cũng như lòng dũng cảm, anh dũng chiến đấu với kẻ thù xâm lược của các những thế hệ cha anh đi trước để nhân dân Việt Nam có được cuộc sống hòa bình, phát triển như ngày nay.

Thiết nghĩ rằng, mỗi con người Việt Nam và đặc biệt là thế hệ trẻ thanh thiếu niên Việt Nam – những người sinh ra khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng và thống nhất hôm nay hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp và phát triển. Cùng với đó, hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ gia đình và các nạn nhân là di chứng của loại chất độc nguy hiểm này bằng cả vật chất và tinh thần, bằng cả hành động và lời nói để giúp họ vươn lên trong cuộc sống và làm vơi đi nỗi đau, mất mát mà họ phải trải qua, đó là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, của cả cộng đồng và cả nhân loại.

 

 

 

 

 

 

 

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA, NGÀY 10/8:

 

“Đồng bào lương và giáo hãy đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau”.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Điện gửi đồng bào xã Đoài”, Báo Nhân dân đăng số 5233, ngày 10 tháng 8 năm 1968.

Đây là giai đoạn đế quốc Mỹ dùng không quân, hải quân bắn phá miền Bắc để cắt đường tiếp tế của hậu phương cho chiến trường miền Nam, chúng đã tàn phá nhiều thành phố, làng quê; ngày 21 tháng 7 năm 1968 máy bay Mỹ bắn phá xã Đoài, tỉnh Nghệ An làm 02 giám mục, 03 linh mục bị thương; một số tu sĩ, đồng bào giáo và lương bị thương và tử vong, nhà thờ bị hư hỏng, hàng trăm nhà dân bị tàn phá. Biết tin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Điện thăm hỏi, động viên nhân dân xã Đoài, tỉnh Nghệ An; trong Điện Bác kêu gọi: “Đồng bào lương và giáo hãy đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau”.

Việt Nam là đất nước đa dân tộc, tôn giáo, trong quá trình lãnh đạo đất nước Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ giữa các tôn giáo, các dân tộc trong khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân với chính sách tôn giáo nhất quán: “Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”; công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hay không có tín ngưỡng, tôn giáo đều là công dân Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ như nhau. Đoàn kết lương – giáo là đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo; đoàn kết giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thực hiện chức năng đội quân công tác, cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận, nhất là trên các địa bàn có đồng bào theo đạo, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng – an ninh, phát triển kinh tế – xã hội; giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đồng thời, chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhất là những luận điệu xuyên tạc, mua chuộc, lôi kéo, xúi giục các chức sắc tôn giáo có quan điểm tiêu cực để kích động quần chúng nhân dân tụ tập đông người, biểu tình bất hợp pháp, bạo động… gây mất đoàn kết giữa đồng bào lương – giáo trên địa bàn, củng cố đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo và tình hữu nghị với các nước láng giềng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

10 NĂM CHỊU TIẾNG OAN CỦA NGƯỜI VỢ BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN

 

Là vợ chính thức nhưng để tạo vỏ bọc cho chồng là chiến sĩ biệt động Sài Gòn hoạt động, bà Đặng Thị Thiệp chịu mang tiếng "gái trẻ giật chồng người" suốt 10 năm.

Bà Thiệp (tên thật là Đặng Thị Tuyết Mai) sinh năm 1944 trong một gia đình "cộng sản nòi". Cha của bà từng là trưởng ty công an tỉnh Quảng Ngãi. Năm bà 11 tuổi được cha dự định đưa ra Bắc tập kết nhưng đến vĩ tuyến 17, phần vì tàu quá đông, phần vì tin rằng hai năm sau sẽ tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà, bà và một số người họ hàng ở lại.

Chiến tranh ập đến, cô gái mới lớn Đặng Thị Thiệp phiêu dạt lên Đà Lạt, ban ngày học nghề đan len, ban đêm học chữ. Ít lâu sau, bà được đưa về chiến khu, dự kiến ra Bắc để đi học. Ở đó, bà gặp chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai (tự Mai Hồng Quế, bí danh Năm U.Som). Ông Lai xin cấp trên cho cô Thiệp về Sài Gòn học vì thuận tiện hơn là mạo hiểm vượt Trường Sơn ra miền bắc.

Năm 1965, bà Thiệp theo ông Lai về thành phố. Theo yêu cầu của tổ chức, ông phải tìm căn nhà thuận tiện cho việc đào hầm chứa vũ khí chuẩn bị cho một trận đánh lớn.

Dưới vỏ bọc nhà thầu khoán giàu có, đảm nhiệm việc làm nội thất cho Dinh Độc Lập, ông Lai chở bà đi xem và mua rất nhiều nhà. Căn nhà số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (nay là đường Trần Quý Cáp, quận 3) là nơi được lựa chọn. Lần đầu nghe ông nói chuyện với chủ nhà, lấy lý do "mua nhà cho vợ bé" rồi chỉ vào mình, bà Thiệp giật mình nhưng không dám phản đối vì hiểu, ông cần bà đóng giả để hợp thức hoá chuyện mua nhà cũng như hỗ trợ hoạt động cách mạng. Hai người sống cùng nhau sẽ ít bị soi mói, ông dễ dàng đào hầm và vận chuyển vũ khí về cất giấu.

Mua nhà và đào hầm xong, hai người thay phiên nhau canh gác để bảo vệ căn cứ. Hơn hai năm, đêm đến ông bà hầu như không ngủ vì sợ bị theo dõi. Cùng hoạt động, đồng cam cộng khổ, tình cảm của bà Thiệp với người chiến sĩ biệt động dần nảy nở. Bà gọi đó là duyên nợ.

Tháng 5/1966, tổ chức chấp thuận cho ông Lai và bà Thiệp kết hôn và hoạt động đơn tuyến ở Sài Gòn.

Hai đứa con lần lượt ra đời. Để tiếp tục đóng vai vợ bé của nhà thầu khoán, trong giấy khai sinh của con, bà Thiệp đều để trống phần tên cha. Thậm chí khi con tập nói, bà cũng dạy con kêu ông Lai bằng bác.

Dù chính thức là vợ ông Trần Văn Lai, trong mắt hàng xóm bà là "con giúp việc dụ dỗ ông chủ" hay "gái trẻ giật chồng người". Hàng xóm xung quanh nhìn bà bằng con mắt khinh bỉ. Người ta dùng những từ tồi tệ nhất để chửi rủa, miệt thị bà. Nhiều lần bà bị những vợ sĩ quan lính Việt Nam Cộng hoà đánh chửi, giật mất tài sản với lý do "mày giựt chồng người ta được thì tao giựt đồ của mày được".

"Lúc đó tôi phải tự nhủ, làm bé là dưới mắt người đời thôi. Họ ghét là mình đang diễn tròn vai, chồng mình sẽ an toàn, cơ sở cách mạng sẽ được bảo vệ", bà Thiệp nói.

Anh Trần Vũ Bình (người con thứ ba) kể, có lần tức tối vì bị trẻ con hàng xóm chửi là con hoang, mẹ là vợ bé, mấy anh chị em định trả đũa thì bị bà Thiệp phát hiện, đánh "nát mông". "Sau này, tôi mới hiểu những lần đứng lặng ở góc nhà nhìn chị em chúng tôi tức tối, bà là người đau nhất. Bà chịu mọi thiệt thòi vì mục đích bảo vệ chồng con, bảo vệ bí mật kháng chiến", anh Bình tâm sự.

Tối mùng 1 Tết Mậu Thân 1968, biết sắp có cuộc tấn công vào Dinh Độc Lập và Bộ Tổng tham mưu của địch, ông Lai bắt bà và các con nằm rạp dưới nền nhà, dù bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không được chạy ra ngoài, đề phòng đạn lạc. Khoảnh khắc nhìn ông Lai đánh hai chiếc xe ôtô chở đầy vũ khí đi, bà nghẹt thở vì biết rất có thể ông sẽ không bao giờ trở về.

Cả đêm không ngủ, đôi mắt bà Thiệp cứ ngóng mãi ra phía trước cửa nhà, hy vọng nghe được tiếng chồng mở cửa. Nhận được tin nhiều đồng đội của ông hy sinh, bà lật đật lên bàn thờ người vợ cũ của ông thắp nhang khấn vái. Bà tin, ở một nơi xa xôi nào đó, người phụ nữ quá cố ấy cũng đang cùng bà đợi ông về.

Ba ngày trôi qua, chủ tiệm tạp hoá gần nhà báo tin có người gọi điện, nhắn bà sang nghe. "Con có ốm không?", ông Lai ở đầu dây bên kia hỏi. "Con không ốm!", bà trả lời theo đúng quy ước của hai người. Con không ốm nghĩa là gia đình vẫn bình an, cơ sở chưa bị vỡ. Nhưng ông Lai vẫn bị lộ bởi hai chiếc xe ôtô ông hay đi bị phát hiện nằm ở hiện trường trận đánh Dinh Độc Lập. Ông bị truy nã nên phải lui vào hoạt động bí mật, tá túc ở nhà người quen, thỉnh thoảng mới tạt về nhà.

Trong một lần sang Campuchia để cố tìm cách kết nối lại với tổ chức, ông Lai bị ngã nước, thập tử nhất sinh. Bà Thiệp tìm thuốc, chạy chữa khắp nơi nhưng ông ngày một yếu dần. "Ổng dặn tôi mua cái bao đựng xác của lính Mỹ, lỡ ổng chết thì cho vào bao đưa xuống hầm rồi đổ đất lên, đợi ngày giải phóng thì báo với tổ chức", bà kể. Nhưng may mắn đã đến, bà được mách một thầy thuốc Nam nổi tiếng ở Chợ Lớn nên vét hết tiền bạc trong nhà, tìm đến mua cho ông 30 thang thuốc. Ông Lai được cứu sống.

Những năm tháng sau đó, bà phải tự mình kiếm tiền nuôi con, nuôi chồng và tiếp tế cho chiến khu. Bất cứ khi nào đơn vị cần hỗ trợ tiền bạc, người phụ nữ ấy luôn thay chồng đem đến tận nơi.

Đại tá Trần Minh Sơn, nguyên phó tư lệnh Bộ Chỉ huy quân khu Sài Gòn - Gia Định, kiêm tham mưu trưởng Biệt động Sài Gòn xác nhận: "Sau Mậu Thân, ông Trần Văn Lai phải hoạt động bí mật. Một tay bà Mai (tức bà Thiệp) làm lụng, gửi tiền, thuốc men ra cho chiến khu".

Năm 1970 và 1974, người chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai hai lần bị địch bắt giam ở Quảng Ngãi. Bà Thiệp gửi con cho hàng xóm, vay mượn, nhặt nhạnh từng đồng bạc để chuộc ông về. "Tôi tự nhủ mình phải mạnh mẽ không chỉ vì mình là mẹ, mà mình có thể phải gánh vác cả trách nhiệm của một người cha bất cứ lúc nào", bà nhớ lại.

Ngày 30/4/1975, trong dòng người hò reo mừng chiến thắng, bà Thiệp đứng lặng một góc. "Lúc đó tôi chỉ muốn hét lên thật to: Tôi không phải vợ bé, tôi không giật chồng", bà kể. Với mọi người, niềm vui của ngày 30/4 là ngày kết thúc chiến tranh, là ngày thống nhất hay đoàn tụ nhưng với bà đó còn là ngày bà được cởi bỏ cái mác "vợ bé" sau gần 10 năm ròng hàm oan.

Cuộc sống sau năm 1975 vô cùng khó khăn, gánh nặng kinh tế đổ dồn trên đôi vai người vợ. Bà lao vào kiếm tiền, học người ta xay rau má bán, bán than, nuôi heo... miễn sao các con được đến trường học chữ.

Thời chiến, người phụ nữ hy sinh ước mơ đi học để cùng chồng phụng sự cách mạng. Lúc hoà bình, bà lại gác lại việc học để lo cho các con. Bà kể: "Giải phóng xong, tôi 31 tuổi, vẫn có thể xin đi học để thoả ước mơ ngày trẻ. Nhưng mình làm mẹ, chỉ nghĩ cho mình thì ai kiếm tiền để nuôi con. Tôi chọn để con được đến trường, có kiến thức, sau này giúp ích cho xã hội". Dưới sự gồng gánh của bà, 6 người con đều tốt nghiệp đại học và thành công trên nhiều lĩnh vực.

"Có một điều mẹ tôi dặn dò mãi, là cán bộ tuyệt đối không được lấy một đồng của nhân dân. Bà bảo, cuộc đời mẹ chỉ mong các con có được hai thứ là chữ nghĩa, hiểu biết và đạo đức trong sạch, điều mà mẹ và ba tôi dành cả cuộc đời để giữ gìn", anh Bình tâm sự.

Năm 2015, bà Thiệp từ chối làm giấy tờ để đề nghị phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. "Tôi và chồng cũng như các đồng đội ngày xưa chiến đấu vì mong muốn đất nước được thống nhất, không phải vì bất cứ danh hiệu nào cả. Tôi mãn nguyện khi các con cháu đều hiểu và trân quý sự hy sinh của cha ông. Vậy là đủ", bà Thiệp nói.

Chiều ngày cuối tháng 4, đốt nén nhang cắm lên bàn thờ chồng và người vợ đầu của ông, bà Thiệp đứng lặng hồi lâu, mắt đỏ hoe: "Chỉ những ai đã từng sống trong thời chiến mới hiểu được giá trị của hoà bình. Cái giá của hòa bình vô cùng đắt, phải đánh đổi bằng máu xương và khổ đau của rất nhiều người".

Nguồn VNE/ĐT-QP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

"ĐÁNH TAN GIẶC MỸ, CON LẠI VỀ BÁCH KHOA”

           Hằng năm, cứ đến dịp Quốc khánh 2-9, người dân thị xã Quảng Trị lại thấy một ông già gầy gò mang theo những bông hoa tươi, đứng trầm ngâm trên bến sông Thạch Hãn như hóa đá rất lâu, rất lâu. Rồi miệng ông mấp máy câu gì đó và từ từ, nhẹ nhàng thả xuống dòng sông từng bông, từng bông hoa…

Khi tôi viết những dòng này, ông đã về với tiên tổ, nhưng trước khi ra đi, ông đã làm được một việc mà không phải ai cũng làm được. Đó là tìm kiếm và lưu giữ những di vật, ghi chép cẩn thận như một bộ “sưu tập mi-ni” về người con trai yêu quý của mình-liệt sĩ Lê Văn Ninh, người đã ngã xuống chiến trường Thành cổ Quảng Trị đúng vào ngày 2-9-1972. Ông là Lê Văn Lâm, sinh năm 1923, quê ở xã Nghi Long (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), nguyên là phóng viên, biên tập viên của Thông tấn xã Việt Nam.

Trước khi qua đời, ông đã đem một số di vật của liệt sĩ Lê Văn Ninh trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ông kể: Ngày 1-9-1971, Lê Văn Ninh đang là sinh viên Khoa Hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì nhận giấy gọi lên đường nhập ngũ. Trước khi vào chiến trường, Ninh đã gửi cha giữ hộ những kỷ vật của thời học trò và nói sẽ nhận lại sau ngày chiến thắng với tâm niệm “đánh tan giặc Mỹ, lại về Bách khoa”.

Trên đường vào chiến trường, Ninh đã gửi 11 bức thư về cho gia đình. Lá thư ngày 25-5-1972, anh viết trên đường hành quân: “Máy bay địch đánh phá suốt ngày. Con không hề nao núng. Sức khỏe của con vẫn tốt, vẫn dẻo dai. Tinh thần và nghị lực cao. Càng vất vả gian lao, tinh thần càng thêm vững...”. Ngày 15-7-1972, anh viết thư về: “Đơn vị con vào đến Quảng Trị, đã bắt đầu chiến đấu. Nhân dân thương bộ đội, giúp đỡ bộ đội nhiều”.

Không ngờ, đó lại là lá thư cuối cùng của anh Ninh. Hơn nửa năm sau, ông Lâm đau đớn khi nhận được thư từ đồng đội của con trai gửi: “Cháu là Lưu Quang Thái, cùng đơn vị với đồng chí Lê Văn Ninh - con bác, cùng nhập ngũ, cùng chiến đấu bên nhau. Từ tháng 9 đến nay, cháu nhận được nhiều thư của bác gửi cho đồng chí Ninh nhưng cháu không dám trả lời vì sợ làm đau lòng hai bác. Nhưng đến hôm nay, 27-3-1973, nhận được lá thư của bác gửi cho đồng chí Ninh ngày 18-2-1973, cháu gạt nước mắt báo tin cho bác: Đồng chí Lê Văn Ninh đã hy sinh vô cùng anh dũng ngày 2-9-1972. Cháu xin kể cho hai bác nghe giai đoạn từ khi chiến đấu cho đến ngày đồng chí Ninh hy sinh: Ngày 13-7-1972, đơn vị vượt sông Thạch Hãn vào chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Tiếp theo đó là những trận chiến đấu quyết liệt với quân thù. Ngày 14-7-1972, trận đánh lớn nhất của Đại đội 1 (đơn vị của Ninh). Ninh bị thương nhẹ và đi viện. Đến cuối tháng 8, Ninh trở về đơn vị. Lúc này, đơn vị đang rút khỏi thành, củng cố và tăng quân. Củng cố được một tuần, đơn vị lại lao vào những trận đánh quyết liệt. Ngày 2-9, địch chiếm được đầu cầu Sắt, Quảng Trị. Khẩu đại liên của chúng đặt trên đầu cầu bắn ác liệt theo phố về dinh tỉnh trưởng. Đại đội 1 được lệnh bằng giá nào cũng phải đánh chiếm được đầu cầu. Các chiến sĩ dũng cảm lao lên dưới làn hỏa lực của địch, đồng chí Ninh và nhiều đồng chí đã hy sinh vô cùng anh dũng… Trên sắc cờ kiêu hãnh của Tổ quốc hôm nay đang tung bay trên bầu trời xanh thẳm hòa bình, có máu của đồng chí Ninh. Tổ quốc và nhân dân đời đời nhớ ơn những người con đã ngã xuống cho mảnh đất thiêng liêng…”.

Sự ra đi của con trai là một cú sốc quá lớn đối với ông Lâm. Nhưng qua lời kể của đồng đội về chiến công của Ninh, ông cảm thấy vô cùng hãnh diện, tự hào về con trai của mình.

Từ đó, ông Lâm tập hợp tất cả những di vật của con thành một bộ sưu tập đặt dưới di ảnh của Ninh. Mỗi di vật đều có ghi chú cụ thể như một bản “lý lịch hiện vật” rất cẩn thận. Những di vật này dẫu chỉ là những đồ vật bình thường nhưng ẩn chứa nhiều câu chuyện xúc động về đời sống xã hội thời chiến tranh, về chàng sinh viên Bách khoa xếp bút nghiên lên đường bảo vệ Thành cổ Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, về tình người trong chiến tranh…

Lần giở từng thứ, ông Lâm kể: Chiếc quần ka-ki màu xanh, tôi may cho Ninh khi vào học cấp III. Ngày đó rất nghèo, vô cùng khó khăn vì vải phải mua theo tem phiếu. Ninh mặc chiếc quần này từ năm 1967 đến 1971, khi còn là học sinh cho đến khi trở thành sinh viên và trước khi vào bộ đội. Chiếc quần đã bạc phếch, có đến 5 mụn vá. Còn đây là chiếc khăn bằng vải pô-pơ-lin màu trắng, thêu hai bông hoa hồng của cô gái tên Tuyên, sinh viên cùng lớp, quê Thanh Hóa, tặng Ninh ngày lên đường...

Ninh đã không bao giờ trở lại Bách khoa, ngôi trường mà Ninh hẹn đánh xong giặc Mỹ sẽ trở lại. Mảnh đất Quảng Trị mãi mãi ôm Ninh vào lòng. Trao những kỷ vật cho Giám đốc bảo tàng, ông Lâm hiểu rằng những di vật này sẽ được lưu giữ lại đời đời. Nó chính là cầu nối của quá khứ với hiện tại và tương lai…"