Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

Giáo dục thời Pháp thuộc như này mà VTV kêu giặc Pháp cải cách!

 Khi đô hộ Việt Nam, nhu cầu cấp bách của người Pháp là phải hủy diệt nền Nho học và thay thế bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho guồng máy cai trị nhằm mục đích:

- Thứ nhất nhằm đào tạo lớp người thừa hành chính sách của Pháp là cai trị và khai thác ở Việt Nam và cả Đông Dương.

- Thứ hai là truyền bá tư tưởng Pháp, lòng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự trung thành với Pháp.

- Cuối cùng với mục đích mị dân, làm người Việt tin rằng hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam là văn minh và tiến bộ. Hai mục đích đầu là căn bản, mục đích thứ ba chỉ dùng để đối phó với sự đòi hỏi một nền giáo dục tiến bộ của người Việt trong tương lai mà thôi.

Đây là hệ thống "Giáo Dục Pháp Cho Người Bản Xứ”, thường được gọi là Giáo Dục Pháp-Việt. Trong nền giáo dục này tiếng Pháp là chuyển ngữ tức tiếng Pháp được dùng để trao đổi trong lớp học (giảng bài, làm bài, sách giáo khoa viết bằng tiếng Pháp). Riêng ba lớp Tiểu Học đầu là được dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, sau đó tiếng Việt được học như một ngoại ngữ.

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt gồm 2 phần: giáo dục phổ thông và giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp, đại học.

Khi hình thành đầy đủ, hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt có 3 bậc với học trình là 13 năm:

- Tiểu học: 6 năm

- Cao đẳng tiểu học: 4 năm

- Trung học: 3 năm

Với bằng Tiểu học này, người học trò (nhiều người ở tuổi 24, 25) có thể xin là thầy trợ giáo, (dạy sơ cấp: lớp năm, bốn, ba), làm thông ngôn hay ký lục - với lương tháng 5 đồng (lính khố xanh: 2 đồng, bộ đồ Âu Phục: 2.5 đồng). Để khuyến khích việc học chữ Tây, nhiều công sứ Pháp cho tổ chức lễ vinh quy bái tổ và rước thầy Khóa Sanh về làng - với cờ đuôi nheo, chiêng trống... như đón ông Nghè ngày xưa.

Các trường dạy bậc Cao Đẳng Tiểu Học được gọi là Collège, học trình 4 năm, hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Khi học xong 4 năm được thi lấy bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) còn gọi là bằng Thành Chung. Phải có bằng Thành Chung mới được dự thi lên bậc Trung Học tức bậc Tú Tài.

Đậu được bằng Thành Chung, học sinh theo học trường Cao Đẳng Đông Dương, làm thầy giáo (dạy lớp nhì, lớp nhất), hay đi làm thông ngôn chánh, thông phán hạng nhất tòa Sứ.

Đa số các nhà văn, nhà báo,... thời này chỉ có đến bằng Thành Chung là cùng. Ngay cả các vị trí thức nổi tiếng như thượng thư Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn,... cũng chỉ ở trình độ đó.

Bậc Trung Học còn được gọi là bậc Tú Tài Pháp-Việt, học trình gồm 3 năm. Học xong 2 năm đầu được thi lấy bằng Tú Tài phần thứ nhất (Baccalauréat, 1ère partie). Đậu bằng này được học tiếp năm thứ ba không phải thi tuyển. Học xong năm thứ 3 trung học được thi lấy bằng Tú Tài Toàn Phần.

Với bằng Tú Tài Toàn Phần, người học trò có căn bản vững chắc, nói và viết tiếng Pháp rất giỏi có thể học lên Đại Học Đông Dương (đại học duy nhất cho cả 3 nước Việt, Miên, Lào) hay đi du học bên Pháp, hay đi dạy học ở các trường Cao Đẳng Tiểu Học, làm công chức ở Phủ Toàn Quyền, Tòa Thống Đốc Nam Kỳ, Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ, Tòa Khâm Sứ Trung Kỳ ... Tuy nhiên, thi vào học ở những trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp vẫn là lý tưởng cho sinh viên nghèo ở nước ta (phi cao đẳng bất thành phu phụ). Trước năm 1925, trường Cao Đẳng tuyển sinh viên, chỉ là bằng Thành Chung. Bây giờ thì ứng viên phải có Tú Tài Tòan Phần. Đó là các trường cao đẳng chuyên nghiệp ở Hà Nội như: Sư Phạm, Công Chánh, Thú Y, Canh Nông, Mỹ Thuật ... Sinh viên được huấn luyện ba năm, sau khi tốt nghiệp (là trình độ Cử Nhân= Licencié) trở thành những cán bộ nòng cốt (cao cấp) cho nền đô hộ Pháp tại Việt Nam. Trước Thế Chiến Thứ Hai, tỷ lệ học sinh ở trình độ tiểu học là 1.1% còn cao đẳng tiểu học là 0.02%. Cả hai tỉ lệ đều không thể chấp nhận được! Đó là kết quả của Sứ mạng "văn minh hóa" của mẫu quốc Pháp tại Việt Nam!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét