Năm 2011, “định mệnh” đến với Nguyễn Lân Thắng từ khi anh ta giao du với Bùi Thanh Hiếu (nick name “Người Buôn Gió”), là đồng hương Hưng Yên. Bùi Thanh Hiếu chỉ hơn Thắng 3 tuổi nhưng lại là tay “lưu manh” thượng thặng với cả một tập hồ sơ đầy rãy những tiền án, tiền sự.
Thế nên cuộc “hội
ngộ” giữa Nguyễn Lân Thắng, con nhà trí thức danh giá với Bùi Thanh Hiếu, con
nhà tội phạm lưu manh có nòi được đám người hô hào dân chủ coi đó là một sự kiện
“hòa giải, hòa hợp”. Kể từ đây, Nguyễn Lân Thắng, với cái mác xuất thân từ dòng
họ trí thức “cây đa, cây đề” nhất nhì đất Việt đã được các thế lực phản động,
thù địch lợi dụng hết mức cho các mục tiêu chống phá Nhà nước, gây rối trật tự
xã hội, không chỉ ở ngoài đời mà còn trên cả không gian mạng.
Thay vì tiếp bước
truyền thống gia đình, dùi mài kinh sử, đi theo con đường học tập, nghiên cứu
khoa học, Nguyễn Lân Thắng đã chọn cho mình một con đường phản nghịch, con đường
trở thành một kẻ hoạt động chống đối nhà nước, phá hoại an ninh trật tự xã hội
dưới danh nghĩa đấu tranh vì dân chủ. Từ khi bị Bùi Thanh Hiếu rủ rê tham gia
các cuộc biểu tình trái phép, Thắng từ bỏ nghề kỹ sư kiến trúc của mình để theo
đuổi cái danh hão là “nhà hoạt động dân chủ”. Thú vui và kỹ năng chụp ảnh từ
các vụ đi phượt đã trở thành “tiền đề” để Thắng nuôi ảo mộng ảo trở thành một
“nhà báo tự do” nổi tiếng.
Nhưng đừng vì một
tên “Rận chủ” mà chúng ta quên đi những công lao to lớn hay có cái nhìn không
đúng về dòng họ đã sinh ra và nuôi dưỡng tên “nghịch tử” này.
Hiếm gia đình
nào có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ như gia đình cố
Giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân (1906-2003).
Người đi trước
dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài
hoa, chuẩn mực.
Cố Giáo sư Nguyễn
Lân: là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của
Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho nền giáo dục, được xem là người có công lớn
trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các
trường Sư phạm ở Việt Nam.
Nghị lực và lửa
yêu nghề của Giáo sư Nguyễn Lân đã truyền lại cho 8 người con, tất cả đều hiếu
học. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con - 7 trai 1 gái
- của cố Giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và
thầy thuốc.
Không chỉ 8 người
con ruột mới là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ mà nhiều con rể, con dâu của
ông cũng là những trí thức có uy tín. Các con dâu nhà Nguyễn Lân phần lớn là
giáo viên, bác sĩ... Truyền thống hiếu học của gia đình còn lan tỏa sang thế hệ
thứ ba. Tính đến 3 đời, con trai con gái, dâu rể, các cháu, gia đình Nguyễn Lân
có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ.
Chỉ tiếc rằng
con người Nguyễn Lân Thắng được học hành bài bản, được sống trong gia đình gia
giáo mà thiếu ý thức, chỉ biết sống cho bản thân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét