Ca sĩ Mai Khôi trên trang cá nhân của mình, cô luôn tỏ thái độ chống đối chính quyền. Gần đây, khi chia sẻ bài viết trên trang BBC liên quan đến vụ Công an Hà Nội bắt đối tượng Nguyễn Lân Thắng, cô ca sĩ bình luận cho rằng: "Ở Việt Nam, cứ hoạt động là bị bắt, hoạt động kiểu gì sớm muộn gì cũng bị bắt, mà không hoạt động thì cũng bị bắt".
Cái gọi là
"hoạt động" mà cô đề cập ở đây có thể hiểu là hoạt động chống đối, mà
đã hoạt động chống đối thì việc bắt là điều không sớm thì muộn, vả lại chẳng có
ai lương thiện mà tự nhiên rơi vào vòng lao lý. Cho nên, nếu hiểu theo ý nghĩa
này thì có lẽ bình luận của cô ta đúng ở nửa đầu, còn nửa sau thì hoàn toàn
sai.
Còn nếu hiểu
"hoạt động" theo ý mà "giới dân chủ" hay sử dụng thì đó là
"hoạt động nhân quyền" thì phải khẳng định rằng ở Việt Nam không có một
cá nhân nào được coi nhà hoạt động nhân quyền thực thụ, bởi nhà hoạt động nhân
quyền thực thụ là những người lên tiếng bảo vệ quyền con người khỏi sự áp bức,
bóc lột nhưng phải dựa vào các quy định của pháp luật quốc gia cũng như pháp luật
quốc tế. Trong khi thời gian qua, quyền con người ở Việt Nam luôn được Nhà nước
và các cơ quan có thẩm quyền đảm bảo một cách toàn diện. Người Việt Nam luôn được
tự do đi lại, tự do biểu đạt quan điểm... theo quy định của pháp luật, chứ
không phải lợi dụng quyền tự do ấy để thực hiện các hành vi trái pháp luật như
số bị bắt vừa rồi. Vì vậy, nếu hiểu theo ý nghĩa này thì bình luận của Mai Khôi
là sai bét.
Nói tóm lại, ca
sĩ Mai Khôi cũng chỉ mượn cớ nhân quyền để bênh vực cho số đối tượng chống đối
chính trị. Nhưng dù có bênh vực cỡ nào thì với những kẻ vi phạm pháp luật sẽ có
bản án thích đáng được đưa ra.
Có lẽ cụm từ mỹ
miều và phù hợp nhất với ca sĩ Mai Khôi là “kẻ tâm thần về chính trị” bởi những
phát ngôn của mình, nhất là trước đây cô từng tuyên bố “sẽ vận động khắp nơi để
thế giới quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét