Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022

 XUYÊN TẠC LỊCH SỬ LÀ TỘI ÁC

Lịch sử và truyền thống dân tộc được hình thành và phát triển như một quá trình mang tính tất yếu khách quan. Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam được đánh dấu bằng những mốc son chói lọi bởi những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa lớn lao, trong đó có thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - một trong những trang sử hào hùng bậc nhất của dân tộc ta, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX.

Chiến thắng 30-4 là thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của truyền thống dân tộc, mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử, thời đại, được nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ ghi nhận và ca ngợi. Tuy vậy, hàng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị mang nặng lòng thù hận với dân tộc, với Đảng Cộng sản Việt Nam lại ra sức nhào nặn, lắp ghép, bóp méo sự kiện, tuyên truyền xuyên tạc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước của dân tộc ta; ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa; cho rằng cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam là một cuộc chiến tranh vô nghĩa, là nội chiến, là cuộc chiến tranh “nồi da nấu thịt”... Các tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài còn tổ chức cái gọi là “tưởng niệm ngày quốc hận” khuyếch trương thanh thế nhằm gây quỹ phục vụ cho các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta; kích động, lôi kéo, xúi giục người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động tụ tập, biểu tình, gây rối an ninh trật tự.

Phải khẳng định rằng, đương đầu và đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và đội quân tay sai, chư hầu là cuộc một đấu tranh giai cấp quyết liệt. Đây không phải là “nội chiến” như tên Hoàng Duy Hùng ở Houston - Texas nhiều lần xuyên tạc trên các trang mạng, mà về phía địch là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ; về phía ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược để giành và giữ nền độc lập dân tộc.

Xuyên tạc lịch sử, truyền thống dân tộc, cố tình bóp méo, xuyên tạc ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta chỉ là số ít, họ dùng phương pháp tư duy ngụy biện xảo trá, không phân biệt phải - trái, đúng - sai, chính nghĩa - phi nghĩa. Những điều mà họ nói, họ viết, hành động họ làm có thể lừa dối được một số người, song không thể dối lừa được cả dân tộc và các thế hệ người Việt Nam yêu nước cũng như những người có lương tri trên thế giới. Dù họ có xuyên tạc, bóp méo sự thật đến đâu thì lịch sử và nhân loại tiến bộ vẫn khẳng định bản chất của một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc Mỹ tiến hành qua 5 đời tổng thống, gây hậu quả vô cùng nặng nề cho dân tộc Việt Nam. Ngay cả những người đã từng phát động cuộc chiến tranh xâm lược cũng đã lên tiếng thừa nhận sai lầm và thất bại của họ ở Việt nam.

Tôn trọng và phát huy giá trị lịch sử, truyền thống dân tộc là lương tâm, trách nhiệm, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Chính vì vậy, những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận, bôi đen truyền thống lịch sử chắc chắn sẽ bị xã hội và nhân dân phê phán, lên án mạnh mẽ./.

ĐỨC VINH- KHXH&NV

Có thể là hình ảnh về ‎văn bản cho biết '‎HÃY YÊU NƯOC BẰNG TRÁI TIM VÀ NÓNG زد CAI ĐAU LANH ĐỪNG ĐỂ LÒNG YÊU NƯỚC BỊ KE XÂU LỌI DỤNG‎'‎

 

11

3 Shares

Like

Comment

Share

 

 DÂN CHỦ KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG

 

Khi ai đó vào các trang mạng xã hội như Việt Tân, RFA… thì có thể rất dễ gặp các bài viết của các phần tử cơ hội chính trị, chống đối cho rằng, Việt Nam không có dân chủ vì thực hiện chế độ nhất nguyên, nhất đảng nên “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và vì thế dẫn đến dân chủ hình thức hoặc mất dân chủ. Trong khi đó, các tổ chức nhân danh dân chủ phương Tây đã và đang tìm cách cổ suý “tiêu chuẩn nhân quyền” kiểu phương Tây vào Việt Nam, đồng thời tung tin bịa đặt với các luận điệu cho rằng: “Việt Nam thiếu văn hóa dân chủ, không có dân chủ, hạn chế quyền riêng tư của công dân”, “Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền con người”, “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội tức là theo chế độ đảng trị, bằng “đảng chủ”; “một đảng cầm quyền thì không thể có dân chủ, chỉ dẫn đến độc tài, độc trị”; “chế độ một đảng lãnh đạo, độc quyền là trái với nguyên tắc nhà nước pháp quyền”; “chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền ở Việt Nam là “vừa đá bóng, vừa thổi còi” dẫn đến ở Việt Nam không có dân chủ hoặc dân chủ hình thức”. Đây là những luận điệu phản khoa học, hết sức nguy hiểm bởi nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ, phát triển của đất nước, dân tộc. Thực chất luận điệu trên là muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập để đi đến xóa bỏ định hướng XHCN ở nước ta. Vấn đề mấu chốt trong học thuyết “dân chủ, nhân quyền kiểu phương Tây cần áp dụng đối với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam. Như vậy, chiêu bài dân chủ thực chất là các thế lực thù địch nhằm phá hoại Đảng, Nhà nước và định hướng XHCN ở nước ta. Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là vấn đề mới và vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng. Quan điểm một đảng thì mất dân chủ, cản trợ sự phát triển, còn đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát triển là luận điệu sai trái. Cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Bởi đất nước có dân chủ hay phát triển không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng, tiên phong hay không, có bảo vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội đó mà thôi.

 

Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay

 

TCCS - Việc kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay phải tiến hành toàn diện, đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ nhằm bảo đảm sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, sự trong sạch, tin cậy của đội ngũ cán bộ, đảng viên; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các phần tử chống đối và cơ hội chính trị, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống, phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Sau 5 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã “có nhiều bước đột phá quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực”(1), góp phần “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ”(2). Tuy nhiên, “việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 vẫn còn hạn chế, khuyết điểm: Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý lưởng, giảm sút ý chí; sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật”(3).

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 58-QĐ/TW, ngày 8-2-2022, của Bộ Chính trị, về “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” và lấy ý kiến dự thảo hướng dẫn thực hiện quy định_Ảnh: bdntw.org.vn

Trong bối cảnh mới, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, “bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn diễn biến phức tạp”(4). Tại Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chỉ rõ: “Phải đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây là nhiệm vụ sống còn đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta”(5). Vì vậy, cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ Kết luận số 21-KL/TW, trong đó phải đặc biệt coi trọng và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kịp thời phát hiện, xử lý các phần tử chống đối, cơ hội chính trị và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh chính trị và  ý thức “tự bảo vệ” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đây là vấn đề cơ bản, giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay nói chung và công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng nói riêng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông xã hội và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường, các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng những sơ hở, yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên để tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng những chiêu thức, thủ đoạn mới vô cùng thâm độc, nham hiểm. Trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động, một số cán bộ, đảng viên đã có biểu hiện dao động, hoài nghi, gây phân rã tư tưởng, bất đồng thuận trong nội bộ Đảng, trong xã hội. Do đó, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng hiện nay. Phương châm tiến hành công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng là “tích cực chủ động, phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính”.

Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc; bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng cách mạng, niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Khẳng định Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế thời đại. Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ cơ sở lý luận, thực tiễn chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, củng cố, tăng cường niềm tin khoa học vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong toàn Đảng, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và sự đồng thuận về chính trị, tinh thần trong toàn xã hội. Nâng cao “sức đề kháng”, khả năng “tự bảo vệ” của cán bộ, đảng viên trước những tác động từ mặt trái kinh tế thị trường, các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch...

Hai là, thường xuyên rà soát chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Những năm qua, công tác bảo vệ chính trị nội bộ đã được cấp ủy, tổ chức đảng các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội... Tuy nhiên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn không ít hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Vì vậy, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thường xuyên tiến hành rà soát tình hình chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý đối với những cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về kết nạp đảng viên, về cán bộ và công tác cán bộ... Người được xem xét, kết nạp vào Đảng; người làm việc trong hệ thống chính trị được cử đi đào tạo ở nước ngoài, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, giới thiệu để bầu vào cấp ủy, bầu đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và tuyển dụng, bố trí làm việc ở cơ quan, bộ phận, vị trí trọng yếu phải được cấp ủy có thẩm quyền kết luận chính trị. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ; về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Thực hiện tốt việc xem xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị cán bộ trong từng nội dung công tác cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. Tiếp tục rà soát cán bộ đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và cán bộ trong diện quy hoạch chuẩn bị kế cận, kế tiếp các chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội. Chú ý những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, tội phạm hình sự; liên quan đến suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng; liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; vấn đề liên quan hồ sơ, lý lịch và liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Chi Lăng long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và kết nạp đảng viên mới cho các đồng chí đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên biên giới_Ảnh: TTXVN 

Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên ra nước ngoài công tác, học tập và quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và đang công tác trong cơ quan, bộ phận trọng yếu, cơ mật phải thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước khi ra nước ngoài công tác, học tập, du lịch, thăm thân, chữa bệnh...; quy định về cán bộ, đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài, có con kết hôn với người nước ngoài; quy định về kỷ luật phát ngôn, cung cấp, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân người nước ngoài... Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm, trong trường hợp cần thiết phải điều chuyển, bố trí công tác khác cho phù hợp... Thực hiện nghiêm quy định về việc cán bộ, đảng viên không được ra nước ngoài nếu đang trong thời gian xem xét kỷ luật, đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm tư cách đảng viên hoặc có vấn đề liên quan đến chính trị hiện nay nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận. Thực hiện tốt công tác quản lý và có biện pháp bảo vệ cán bộ, đảng viên, lưu học sinh có liên quan đến yếu tố nước ngoài, hiện đang công tác, học tập, nghiên cứu, lao động ở nước ngoài, không để các thế lực thù địch, các cơ quan đặc biệt nước ngoài móc nối, lôi kéo, kích động hoạt động chống Đảng, Nhà nước...

Thường xuyên rà soát, kiểm tra tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành các quy định về chế độ bảo mật, quản lý chặt chẽ thông tin, tài liệu, giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang. Không để lộ, lọt thông tin, tài liệu bí mật quốc gia và ngăn chặn các hoạt động thu thập thông tin bí mật của các cơ quan đặc biệt nước ngoài…

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy định của Đảng. Tập trung kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, các quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm... “Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những nơi dễ xảy ra vi phạm, nơi có nhiều bức xúc, nổi cộm, dư luận quan tâm; xử lý kịp thời, kiên quyết, triệt để, đồng bộ, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ xa, từ đầu, giải quyết sớm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng” (6).  

Kết hợp chặt chẽ công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên đối với cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới, kiên quyết sàng lọc, đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với giám sát, thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan bảo vệ pháp luật, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên… Kiên quyết xử lý kịp thời tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định của Đảng; nhất là đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật phát ngôn, làm lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, tung tin thất thiệt, lan truyền tài liệu trái phép hoặc tán phát đơn, thư nặc danh, mạo danh có nội dung sai sự thật, mang tính vu khống, nói xấu, xuyên tạc, kích động gây chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ...

Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử chống đối, cơ hội chính trị.

Các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng chống Đảng, Nhà nước ta. Chúng ra sức tán dương, cổ xúy về “giá trị vĩnh hằng” của chủ nghĩa tư bản; xuyên tạc, hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, bịa đặt, vu cáo, nói xấu, thổi phồng hạn chế, khuyết điểm, gieo rắc hoài nghi, bi quan, kích động, chia rẽ nội bộ… làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng dao động, giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng, “tự diễn biến” về tư tưởng chính trị; thậm chí có người đã “tự chuyển hóa”, phụ họa, lan truyền, tán phát thông tin sai trái...

Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” (7). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị hiện nay, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm và hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 20-10-2018, của Bộ Chính trị khóa XII, “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Chủ động nghiên cứu, đánh giá, dự báo chính xác, nắm vững âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; xác định các chủ trương, giải pháp cụ thể, khả thi đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, các lực lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp đấu tranh làm thất bại hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Định kỳ tổ chức thông tin thời sự về tình hình trong nước và quốc tế cho cán bộ, đảng viên. Sử dụng hệ thống thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục lý luận chính trị, các thiết chế văn hóa và thông qua mạng internet... kịp thời phổ biến, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, lý luận. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giảng dạy lý luận chính trị. Tập trung tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, đội ngũ cán bộ kế cận, phát hiện những cán bộ trẻ có năng khiếu, tư chất và có trình độ tư duy lý luận để đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các viện nghiên cứu, các học viện, nhà trường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học trong đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội; hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, sử dụng các giải pháp kỹ thuật cần thiết để phòng ngừa, nhận diện, phát hiện, ngăn chặn, xử lý gỡ bỏ thông tin xấu độc trên không gian mạng. “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”(8)./.

--------------------------------------

 CẢNH GIÁC TRÁNH “SẬP BẪY” NHỮNG TRANG MẠNG GIẢ MẠO

 

Tình hình tội phạm lừa đảo nói chung, lừa đảo trên không gian mạng nói riêng vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây bức xúc dư luận. Đặc biệt, trong thực hiện “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch triệt để khai thác công nghệ thông tin, nhất là Internet, mạng xã hội để bóp méo, xuyên tạc làm sai lệch bản chất các vấn đề, sự kiện nhằm chống phá Việt Nam. 

 

Các thế lực thù địch chống phá ta trên mọi phương diện, ở mọi lĩnh vực nhưng tư tưởng, văn hóa là lĩnh vực chúng đặc biệt quan tâm. Nhiều chiêu thức tinh vi, thâm độc, nguy hiểm được họ áp dụng. Một trong những chiêu thức ấy là chúng lập ra nhiều website, Fanpage Facebook, Youtube… giả danh cơ quan chức năng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và cán bộ có chức vụ cao ở một số bộ, ngành… hoặc núp dưới danh nghĩa: “Tuổi trẻ yêu nước”; “Bảo vệ nhân quyền”; “Vì biển đảo Việt Nam”; “Chống tham nhũng, tiêu cực”; “Sáng kiến pháp lý Việt Nam”; “Kết nối yêu thương”… để qua đó móc nối, tung tin bịa đặt, gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất là trước những sự kiện, vấn đề nhạy cảm. 

 

Để tạo dựng lòng tin, trên những website, Fanpage Facebook, Youtube… ấy thỉnh thoảng cũng có những bài viết, những thông tin đúng, nhưng đa phần là xuyên tạc sự thật, kích động chia rẽ nội bộ, gieo rắc sự hoài nghi… Nhưng cái khéo ở những bài viết trên các website này là họ không nói trực diện, hướng dư luận theo kiểu “phải trái phân minh” một cách rõ ràng mà thường lập lờ để dư luận tự phán xét, bày tỏ thái độ, quan điểm. Lối chống phá của chúng cũng rất công phu và kiên trì. Có khi cùng một bài viết, hầu hết thông tin là chính xác, họ chỉ cài vào trong đó một vài thông tin thiên lệch dễ khiến người đọc tin là thật và như vậy đã được chúng xem là thành công. Chúng thực hiện “mưa dầm thấm lâu”, nói một lần chưa tin thì nói nhiều lần ắt phải tin; bài trước lái một chút, bài sau lái một chút… nếu người đọc không tỉnh táo dễ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc và hành vi sai trái. 

 

Bằng chiêu thức trên ít nhiều các thế lực thù địch đã gây cho chúng ta những khó khăn, phức tạp nhất định trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đáng chú ý đã có một số người, trong đó phần lớn là thanh niên bị kẻ xấu câu móc, mua chuộc thông qua các trang mạng giả mạo dẫn đến lầm đường, lạc lối vi phạm pháp luật. Một số đối tượng bị khởi tố, phạt tù về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” gần đây đã cho thấy rõ điều này.

 

Vẫn biết rằng, sự thật và lòng tin của nhân dân ta không dễ bị tác động, lung lạc. Chúng ta không phủ nhận công tác điều tra, xử lý số đối tượng phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bóc gỡ những trang website, Fanpage Facebook, Youtube và các trang mạng xã hội giả mạo, xấu, độc khác đã góp phần rất quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Nhưng để phòng, chống những âm mưu, thủ đoạn như đã nêu trên nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc điều tra, làm rõ, xử lý, bóc gỡ các trang website, Fanpage Facebook, Youtube… giả mạo và những người lợi dụng các trang mạng ấy để xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta bằng các biện pháp hành chính hay kỹ thuật thì chưa đủ. 

 

Biện pháp căn cơ, lâu dài vẫn là phải thường xuyên đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giáo dục giúp cho người dân nắm chắc các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng; nâng cao cảnh giác cho người dân trước những âm mưu, thủ đoạn, chiêu thức tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch, phản động. Người dân cần được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi tham gia mạng xã hội và tiếp cận với các thông tin từ mạng xã hội, đặc biệt là kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá trên mạng xã hội của các thế lực thù địch, phản động. Mỗi chúng ta cần thận trọng tìm hiểu các website, Fanpage Facebook, Youtube và các trang mạng xã hội khác khi truy cập; kiểm chứng kỹ khi tiếp cận với các thông tin đăng tải trên Internet và mạng xã hội… Nhận thức chính trị đúng đắn, thị hiếu lành mạnh, cẩn trọng kỹ lưỡng, tỉnh táo, sáng suốt trên không gian mạng, đó là cơ sở để người dân, nhất là thanh niên sàng lọc, tiếp nhận, xử lý thông tin một cách chuẩn xác để không mắc mưu, “sập bẫy” kẻ xấu; không bị lôi kéo, kích động tự biến mình thành “con rối” trong tay các thế lực thù địch, phản động./.

 

 

Nên trả lời ra sao khi bạn được tuyên truyền về ‘DÂN CHỦ’

 Ɗưới đâу là ƅài viết trên trɑnց moquocte ƙɦi nɦận được một emɑil tuуên truуền về “dân cɦủ”, Mời đọc:

Có một ѴN Youtuƅer nɦận được một emɑil với một tiêu đề emɑil nցɦe rất sốċ là “Lời ƙêu ցọi ցóρ sức đưɑ dân tộc ƙɦỏi màn đêm CNXH”. Ƭôi đã trả lời emɑil nàу và xét tɦấу vấn đề nàу có lẽ cũnց là nɦữnց trɑnɦ cãi củɑ nɦiều nցười cɦo nên xin cônց ƅố cả emɑil đến và emɑil ɦồi đáρ lên đâу cɦo quý vị tɦɑm ƙɦảo.

Nội dunց emɑil ցửi đến nɦư sɑu:

“Lúc trước mìnɦ cũnց tɦícɦ xem ƙênɦ củɑ Anɦ Đức nɦưnց, ցiờ mìnɦ ƙɦônց muốn xem nữɑ. Ѵì mìnɦ nցɦỉ dân tộc mìnɦ còn đɑnց tronց màn đêm củɑ cɦủ nցɦĩɑ xã ɦội vớ vẫn ƙɦônց ƅiết ƙɦi nào mới tɦoát rɑ ƙɦỏi. Mìnɦ nցɦỉ rất ƅuồn ƙɦi các ƅạn trẻ ƅị nɦòi sọ ƅởi nɦữnց cɦuуện vớ vɑ vớ vấn, tɦônց tin sɑi sự tɦật.

Lịcɦ sử , ցiáo dục cônց dân, văn ɦọc, âm nɦạc,… và nɦiều môn ɦọc ƙɦác mɑnց mục đícɦ cɦínɦ trị cɦứ ƙɦônց ρɦải ցiáo dục con nցười,.. nɦiều nցười tri tɦức Ѵiệt Nɑm có tâm với dân tộc với đất nước đã nɦận rɑ sự dối trá ցiả mɑn củɑ cɦế độ. Monց ɑnɦ Đức sớm nցàу ƅước tɦeo con đườnց củɑ các tri tɦức sánց suốt đó ցóρ một ρɦần sức lực củɑ ɑnɦ để ցiải ρɦónց dân tộc ƙɦỏi màn đêm củɑ cɦủ nցɦĩɑ xã ɦội. Monց ɑnɦ ɦãу làm nɦữnց video ցiúρ ícɦ cɦo ցiới trẻ nɦận tɦức về cɦínɦ trị một các cɦínɦ xác ɦơn, về dân cɦủ..

Nɦữnց video mɑnց tínɦ cɦất nɦư tɦế nàу sẽ ru nցủ cả một dân tộc về quá ƙɦứ ɦào ɦùnց mà quên dân tộc mìnɦ đɑnց cɦiềm tronց cɦế độ độc tài u tối, lònց nցười tɦɑ ɦóɑ, cɦưɑ ƅɑo ցiờ nɦân cácɦ củɑ con nցười ѴN xuốnց dóc trầm trọnց nɦư ƅâу ցiờ ɦàn xóm cɦ.ém nɦɑu, cɦɑ con đánɦ nɦαu, ɑnɦ em đánɦ nɦαu, tɦầу trò quɑn ɦệ ,… Cônց ƅằnց tronց xã ɦội cũnց ƙɦônց có, ƅáo cɦí cɦỉ đưɑ tin 1 cɦiều. Cần lắm nɦữnց nցười có tài nɦư ɑnɦ ƅênɦ vực nցười dân oɑn ở ƙɦắρ nơi mà ƅáo cɦí ƙɦônց ƅɑo ցiờ đứnց về ρɦíɑ ɦọ. Ƭrân trọnց!”

Ɗưới đâу là toàn văn nội dunց ɦồi đáρ củɑ ѴN Youtuƅer:

Cɦào ƅạn!

Ƭronց emɑil củɑ ƅạn có một số điểm nêu rɑ và tôi có vài ρɦản ɦồi nɦư sɑu:

Ƭɦứ nɦất: Ѵiệc ƅạn tɦícɦ ɦɑу ƙɦônց tɦícɦ xem ƙênɦ củɑ tôi nữɑ ƙɦônց ρɦải vấn đề quɑn trọnց đối với tôi. Bởi vì ƙênɦ ƙɦônց đặt mục đícɦ cɦủ уếu là tɦu ɦút lượt tɦeo dõi, lượt liƙe. Cá nɦân tôi cũnց ƙɦônց đặt mục tiêu trở tɦànɦ một nցười n.ổi tiếnց. Ƭôi đã tự xác địnɦ đặt tất cả nɦữnց ƙɦen cɦê, ƅìnɦ luận củɑ cônց cɦúnց sɑnց một ƅên để cɦỉ nói nɦữnց ցì mìnɦ nցɦĩ và mìnɦ muốn nói. Nói cácɦ ƙɦác, tôi ƙɦônց làm video và nói tɦeo уêu cầu, đặt ɦànց từ nցười ƙɦác.

Ƭɦứ hai, nɦữnց nցười được ƅạn liệt ƙê là “trí tɦức đã nɦận rɑ sự dối trá củɑ cɦế độ”, ƅạn ƙɦônց nói rõ tên củɑ ɦọ rɑ nɦưnց tronց con mắt tôi tɦì ɦầu ɦết nɦữnց nցười tự nɦận là “nɦà dân cɦủ” ɦoặc “ƅất đồnց cɦínɦ ƙiến” cɦẳnց quɑ cɦỉ là đám ô ɦợρ cơ ɦội cɦínɦ trị, ƙɦi tɦɑm vọnց ƙɦônց đạt được tɦì quɑу rɑ cɦửi ƅới cɦốnց ρɦá, cɦẳnց ɦạn Cù Huу Hà Ѵũ. Nɦữnց trườnց ɦợρ ƙɦác tɦì rơi vào tìnɦ trạnց tài nănց có ɦạn nɦưnց cứ tự cɦo là mìnɦ là ƙ.inɦ ƙɦ.ủnց lắm rồi, nɦư Cɦu Hảo, Ƭrần Đức Anɦ Sơn cɦẳnց ɦạn. Một số nցười ɦiểu ƅiết cɦưɑ tới đâu, tɦậm cɦí cũnց cɦưɑ ɦiểu ở nước nցoài tɦể cɦế cɦínɦ trị, tɦể cɦế ƙinɦ tế rɑ sɑo nɦưnց cứ mở miệnց rɑ là lấу cɦuуện ở “ƅển” để cɦê cɦuуện ở Ѵiệt Nɑm. Lãnɦ đạo quốc ցiɑ ƙɦônց ρɦải đồ cɦơi củɑ con nít mà làm ɦỏnց làm sɑi là lậρ tức vứt đi để tɦɑу ƅằnց tɦứ ƙɦác được. Ƭronց con mắt củɑ ƅạn, nɦữnց ɑi cứ to mồm ρɦê ƅìnɦ cɦỉ trícɦ nɦà nước, cɦỉ trícɦ cɦínɦ sácɦ là ƅạn cɦo rằnց ɦọ đɑnց đứnց về dân. Đừnց nɦầm, 10 ônց to mồm tɦì đến 9 ônց là có mục đícɦ cá nɦân cả đấу.

Ƭɦứ ba: Kɦi nói về CNXH và xã ɦội Ѵiệt Nɑm tɦì ƅạn nên tìm ɦiểu cɦo rõ, nɦìn cɦo rộnց. Bạn nói “dân tộc mìnɦ đɑnց ở tronց màn đêm củɑ cɦủ nցɦĩɑ xã ɦội vớ vẩn” nɦưnց tôi tɦì tôi cɦỉ tɦấу ƅạn đɑnց vớ vẩn ƙɦi lấу ɦiểu ƅiết cảm tínɦ củɑ mìnɦ để ρɦán cɦo cả dân tộc. Bạn đɑnց mắc một cɦứnց ƅệnɦ là ảo tưởnց, tự cɦo rằnց mìnɦ mìnɦ là sánց suốt còn đại đɑ số nցười dân là tối tăm, u mê.

Sɑu nàу ƙɦi ƅiết tiếnց Anɦ, tiếnց Hoɑ, tôi đã tự đọc được các tài liệu nước nցoài để đối cɦiếu. ⵕuɑ đó tôi tɦấу rằnց dù nɦà nước Ѵiệt Nɑm còn có nɦữnց cɦỗ cɦưɑ làm tốt nɦưnց ɦọ là nցười làm tốt nɦất tronց ƅối cảnɦ trìnɦ độ ɦiện nɑу củɑ con nցười Ѵiệt Nɑm. Ƭôi ƙɦônց có lợi ícɦ ցì ցắn ƅó với nɦà nước, cɦừnց nào ɦọ còn làm tốt vɑi trò nɦà nước, tôi còn ủnց ɦộ ɦọ. Ƭɦái độ củɑ tôi là đấu trɑnɦ cɦốnց tiêu cực là để xâу dựnց xã ɦội và đất nước tốt ɦơn cɦứ ƙɦônց ρɦải đấu trɑnɦ để ρɦá nát đất nước rɑ rồi dẫn đến loạn lạc, lầm tɦɑn.

Nɦữnց tɦứ ƅạn lấу làm ví dụ nɦư “Lịcɦ sử, Giáo dục cônց dân, văn ɦọc, âm nɦạc…” ƙɦiến tôi dự đoán ƅạn còn rất trẻ, có lẽ cɦỉ vừɑ rời ցɦế ρɦổ tɦônց. Nếu quả tɦực dự đoán củɑ tôi là đúnց tɦì nɦữnց ρɦát ƅiểu củɑ ƅạn cɦỉ là ƅồnց ƅột do ɦiểu ƅiết cɦưɑ ƅɑo nɦiêu. Nếu nɦư ƅạn đã rời ցɦế ρɦổ tɦônց nɦiều năm tɦì có lẽ nɦữnց ɦạn cɦế nàу là do lỗi củɑ cɦínɦ ƅạn ƙɦônց cɦịu đọc, ɦọc và nցɦiền nցẫm tɦực tế.

Ƭronց cuộc sốnց nàу, làm ցì có cái ցì tácɦ rời và độc lậρ với cɦínɦ trị. Kɦi sánց tác văn ɦọc, ցóc nɦìn củɑ nɦà văn ƅɑo ցiờ cũnց cɦịu ảnɦ ɦưởnց củɑ quɑn điểm cɦínɦ trị củɑ ɑnɦ tɑ. Cái dốt củɑ ƅạn nằm ở cɦỗ ƙɦônց ɦiểu được rằnց ƅất cứ một cɦế độ nào cũnց ρɦải ƅảo vệ sự tồn tại củɑ cɦínɦ nó. Mặt ƙɦác, tôi cũnց đã quɑ nền ցiáo dục củɑ Ѵiệt Nɑm từ mẫu ցiáo đến đại ɦọc cɦứ ƙɦônց ρɦải ở ɦànɦ tinɦ ƙɦác đến, và tôi tɦì ƙɦônց tɦấу ƅị tuуên truуền nɦồi sọ ցì. Ƭôi vẫn lớn lên với nɦận tɦức đầу đủ về cả cái tốt cái xấu củɑ xã ɦội, cái làm tốt, cái cɦưɑ tốt củɑ nɦà nước.

Ƭɦứ tư: Suу tɦoái nɦân cácɦ ƙɦônց tại cɦínɦ quуền ƅởi vì ở đâu tɦì con nցười cũnց cɦ.ém ց.iết nɦɑu vì quуền lợi cả. Để nɦữnց con nցười ƙɦônց ց.iết nɦɑu vì quуền lợi dẫn đến ɦủу d.iệt cả nɦân loại, cɦínɦ quуền và nɦà nước mới xuất ɦiện để điều ɦòɑ nɦữnց cuộc đối ƙɦánց đó. Đừnց đổ tại cɦínɦ quуền ƙɦi ƅản tɦân mìnɦ ɦànց nցàу ɦànց ցiờ cũnց vẫn đɑnց tɦɑm lɑm ícɦ ƙỷ, sẵn sànց vi ρɦạm các luật lệ và cả các nցuуên tắc đạo đức để đạt được mục đícɦ cá nɦân.

Ƭɦứ năm: Oɑn sɑi ở đâu cũnց có, tɦời nào cũnց có, cɦế độ nào cũnց có. Ƭôi cũnց cɦỉ là một nցười dân, ƙɦônց làm tɦɑу việc củɑ tòɑ án, viện ƙiểm s.át và cơ quɑn điều trɑ được. Ƭôi ƙɦônց nցɦĩ mìnɦ là Bɑo Cônց để cɦốnց oɑn sɑi. ⵕuɑn điểm nɦất quán củɑ tôi là cổ vũ và ƙɦuуến ƙɦícɦ cônց cɦúnց tự ɦọc, tự nânց cɑo trìnɦ độ ɦiểu ƅiết củɑ mìnɦ lên để tránɦ ƅị oɑn sɑi. Cụ Hồ có nói “một dân tộc dốt là một dân tộc уếu”, suу rɑ cɦo từnց cá nɦân, ɦễ mìnɦ nցu dốt tɦì dễ ρɦải cɦịu tɦiệt tɦòi, oɑn ức. Cái nàу là tɦực tế ở nցoài xã ɦội rồi, ƙɦônց có ցì ρɦải ƅàn cãi. Muốn ƙɦônց tɦiệt tɦòi tɦì ɦãу vươn lên, đừnց nցồi cɦờ đợi lònց tɦươnց xót củɑ xã ɦội.

Ƭɦứ sáu: Cảm ơn ƅạn đã tânց ƅốc tôi lên tɦànɦ “nցười có tài”. Cái tài củɑ tôi, nếu nɦư có tɦì cũnց cɦỉ là đã tự lɑo độnց, tự tìm đườnց ƙiếm sốnց nuôi ƅản tɦân và ցiɑ đìnɦ mìnɦ để ƙɦônց ρɦải “nցồi cɦửi cɦínɦ quуền vì làm tôi đói” mà tɦôi.

NÊU CAO TÍNH TỰ GIÁC TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

 

Trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, nâng cao tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò rất quan trọng đối với uy tín, năng lực của mỗi cán bộ, đối với sức mạnh của các cấp ủy, chính quyền; góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, giữ vững vị thế cầm quyền của Đảng trong toàn bộ tiến trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

YÊU CẦU, NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM TRƯỚC ĐẢNG, TRƯỚC NHÂN DÂN

Một là, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là yêu cầu, nhiệm vụ và trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân của cán bộ lãnh đạo, quản lý

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là một biện pháp có ý nghĩa quan trọng để giữ vững tư cách của người cách mạng. Sinh thời, V.I.Lênin đã chỉ rõ, đảng cộng sản chỉ “thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân cách mạng, nếu nó bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó, nếu nó gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hoàn toàn có ý thức và trung thành, có học vấn và được tôi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng bền bỉ, nếu nó biết gắn liền với toàn bộ cuộc sống của giai cấp mình và thông qua giai cấp đó, gắn liền với tất cả quần chúng bị bóc lột, và biết làm cho giai cấp và quần chúng đó tin tưởng hoàn toàn vào mình”(1).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ lãnh đạo, quản lý: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư””(2). Mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở vị trí công tác nào cũng phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để giữ vững phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sẽ dễ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(3). Vì vậy, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý để giữ gốc của người cách mạng, phải thực hành mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.

Được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, trao những nhiệm vụ quan trọng, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xác định đó vừa là niềm vinh dự, vừa là trách nhiệm cao cả. Từng cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện tốt trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Đó là trách nhiệm phòng, chống suy thoái về đạo đức, lối sống của bản thân và kiểm soát cấp dưới tu dưỡng, rèn luyện, chống mọi biểu hiện lợi dụng quyền lực để gây áp lực đối với những cá nhân có thẩm quyền trong quá trình thực thi công vụ trái với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm trục lợi, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đó là việc chịu trách nhiệm về những sai phạm của cấp dưới, cơ quan, đơn vị,… Muốn làm tròn trách nhiệm đó, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Do đó, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý để giữ vững tư cách của người cách mạng, đồng thời tác động tích cực, lan tỏa rộng rãi trong cơ quan, đơn vị và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Hai là, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là một phương thức thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý

Trách nhiệm nêu gương là bổn phận, nghĩa vụ phải nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực được thể hiện trong đời sống, trong công tác. Thực hiện trách nhiệm nêu gương là hoạt động bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên, là yêu cầu, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý để trách nhiệm nêu gương được hiện thực hóa trong công tác, trong đời sống, là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên noi theo, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Đây là đặc điểm quan trọng thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành. Trách nhiệm nêu gương được thể hiện ở văn bản, giấy tờ, khẩu hiệu còn việc thực hiện trách nhiệm nêu gương phải được thể hiện bằng hoạt động thực tiễn với kết quả cụ thể. Đó phải là hoạt động nêu gương thực sự về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, lề lối làm việc, tác phong công tác, chức trách, nhiệm vụ được giao và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên noi theo, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy và chính quyền các cấp.

Kết quả thực hiện trách nhiệm nêu gương phụ thuộc rất lớn vào phương thức thực hiện, trong đó, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý là một phương thức hữu hiệu. Bên cạnh việc chấp hành các quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ phải tự nguyện, tự giác tu dưỡng rèn luyện, làm gương để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Phương thức thực hiện trách nhiệm nêu gương này thể hiện ở hai nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đã quy định 8 nội dung mà cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu “xây”, trong đó có trách nhiệm “Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Mẫu mực về đạo đức, lối sống. Thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành”.

Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý còn có trách nhiệm kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng so sánh “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải được chăm bón rất khó nhọc mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”(4). Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý được thể hiện qua việc luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, “lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng… Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng””(5). Bằng việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ nêu gương về giữ vững tư cách của người cách mạng, phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự lan tỏa rộng rãi tấm gương “người tốt”, “việc tốt” trong toàn xã hội.

Thứ hai, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, năng lực công tác.

Tự giác học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực công tác của cán bộ lãnh đạo, quản lý là một phương thức thực hiện trách nhiệm nêu gương trước cán bộ, đảng viên. Thông qua tự giác học tập nâng cao trình độ, cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt thẩm quyền, trách nhiệm trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng, của đất nước, của địa phương trong tình hình mới. Người xưa dặn “Bất học thi, vô dĩ ngôn” (không học thì lấy cái gì mà nói). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn rèn luyện đạo đức cách mạng, thì chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ, thì tức là thoái bộ, là lạc hậu”(6). Trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất cầm quyền, Đảng có vai trò, trách nhiệm lãnh đạo Nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là trách nhiệm nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng vừa phải có đạo đức cách mạng trong sáng, vừa phải có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý của từng ngành, từng địa phương.

THỰC TIỄN TỰ GIÁC TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Trong những năm qua, đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý đã nhận thức và thực hiện tốt việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, giữ vững được phẩm chất, tư cách của người cách mạng, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững vị thế, năng lực cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn liền với nội dung thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TWW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến, tự chuyển hoá" trong nội bộ, Đảng đã khẳng định: "Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được nâng lên; nhận diện sâu sắc, đầy đủ hơn các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến, tự chuyển hoá"... Nhiều tấm gương điển hình, tiên tiến được nhân rộng, lan toả trong đời sống xã hội"(7).

 

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bị lợi ích vật chất, quyền lực cám dỗ, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thoái hóa, biến chất, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó "Việc cam kết tu dưỡng, rèn luyện, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiệu quả chưa cao"(8). Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện không đúng quy trình, quy định trong công tác cán bộ, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản Nhà nước, vi phạm những điều đảng viên không được làm,… Nhiệm kỳ 2015-2020, có 2209 cán bộ đảng viên bị thi hành kỷ luật liên quan đến tham nhũng, trong đó có 113 cán bộ diện Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu (9). Gần đây, không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm bị xử lý kỷ luật...

Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do “thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân” (10).

NÊU CAO TINH THẦN TỰ GIÁC TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên là một nội dung quan trọng trong xây dựng Đảng về đạo đức đã được Đảng đã xác định tại Đại hội lần thứ XIII. Trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu: “Nêu cao tinh thần tự giác, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”(11). Đây là một biện pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả xây dựng Đảng về đạo đức, đồng thời là một phương thức để cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, góp phần lan tỏa trong nhận thức và hành động của đảng viên, cán bộ, công chức trong cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, giải pháp này khó, phức tạp, cần phải quyết tâm, kiên trì, bền bỉ và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị với các biện pháp cụ thể sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tu dưỡng, rèn luyện về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, thực sự giữ gìn và thực hành chuẩn mực đạo đức cách mạng, đồng thời, không ngừng chủ động học tập, nâng cao trình độ, năng lực công tác thông qua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Xác định rõ mục đích tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực chính là để thực hiện trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Đó là trách nhiệm suốt đời phấn đấu, hy sinh cho lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ lợi ích chung của cách mạng; trách nhiệm gương mẫu thực hiện tốt nhiệm vụ do Điều lệ Đảng, do tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể phân công. Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, luôn giữ được chữ “tín” trước cấp dưới và nhân dân để lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý, việc tăng cường tu dưỡng, rèn luyện chính là để xây dựng hình ảnh, uy tín của người cán bộ, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành các lĩnh vực ở địa phương. Tự giác tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được thể hiện từ nhận thức đến hành động, trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, đặc biệt trong công tác. Hiện nay, việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ lãnh đạo, quản lý cần được thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác, có hiệu quả gắn với những nội dung của Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 mới đây của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó, chú trọng quán triệt, tập trung làm tốt ba vấn đề: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Hai là, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tích cực, tự giác chủ động trong việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phương, đơn vị. Đây là yêu cầu đòi hỏi mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nghiêm túc, tự giác thực hiện, không phụ thuộc vào các chế tài, quy định mà phải coi tu dưỡng, rèn luyện như “rửa mặt hàng ngày”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải ở trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”(12). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc nhở: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, ra sức tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, trở thành những con người có văn hóa, có liêm sỉ”(13). Đảng cũng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải “nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, “tự soi”, “tự sửa” và nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên”(14).

Dù ở vị trí công tác nào, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao uy tín trước Đảng, trước nhân dân. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thực hiện tự phê bình nghiêm túc, tự giác để phát hiện và thông báo với tập thể những hạn chế, yếu kém, nhất là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành để tìm ra phương hướng, kế hoạch khắc phục.

Hằng tháng, hằng quý, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tự xem xét, đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm nêu gương trên các mặt trước tập thể chi bộ, tập thể cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, đề ra các biện pháp khắc phục khuyết điểm và chịu sự giám sát thường xuyên của tập thể nơi công tác và cư trú.

Ba là, cán bộ lãnh đạo, quản lý cần xây dựng và quyết tâm thực hiện kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện thông qua các bản cam kết, chương trình hành động, bản đăng ký thực hiện trách nhiệm nêu gương và công khai trước tập thể đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân.  

 

Bên cạnh đó, để thực hiện trách nhiệm nêu gương thông qua bản cam kết, chương trình hành động có hiệu quả, khắc phục tình trạng nêu gương bằng báo cáo, giấy tờ, hình thức, khẩu hiệu, cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải nêu cao quyết tâm thực hiện trách nhiệm nêu gương, phải xác định rõ nội dung, biện pháp thực hiện.

Bốn là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị đối với việc nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các tổ chức trong hệ thống chính trị có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, đồng thời, có vai trò phát hiện những biểu hiện thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong cán bộ, đảng viên để kịp thời xử lý và phát hiện, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những tấm gương điển hình về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để kích thích, khơi dậy tinh thần tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Đại hội XIII lần thứ của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện có hiệu quả việc giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu và cán bộ chủ chốt”(16). Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải căn cứ vào các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện kiểm tra, giám sát trên tất cả các mặt, kết hợp nhiều phương thức quản lý, kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát từ trên xuống (người đứng đầu kiểm tra, giám sát cấp dưới), kiểm tra giám sát từ dưới lên (đảng viên kiểm soát cán bộ lãnh đạo, quản lý) và phát huy vai trò của nhân dân kiểm soát cán bộ, đảng viên thực hiện tu dưỡng, rèn luyện. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt các quy chế, quy định của các cấp ủy địa phương về công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Để giám sát có hiệu quả đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hàng ngày. Nâng cao khả năng dự báo về những hành vi vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ để đề ra các chủ trương, biện pháp phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm từ xa, từ sớm. Đó vừa là căn cứ để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý tu dưỡng, rèn luyện, vừa là cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Trước sự tác động nhiều mặt, nhiều chiều từ xã hội, tự giác tu dưỡng, rèn luyện vừa là biện pháp quan trọng để giữ vững tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa thể hiện tính kiên định, tính chiến đấu của người cán bộ, đảng viên. Vì vậy, phải tiếp tục nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong tình hình mới.

 

Tạp chí Tuyên giáo

 

 

  

Ly rượu của Bác Hồ và câu chuyện ‘kẹt’ giữa quan hệ căng thẳng Xô – Trung

 Ƭronց ƙɦi Ѵiệt Nɑm đɑnց dốc sức ƙɦánց cɦiến cɦốnց Ɱỹ, tɦốnց nɦất đất nước, rất cần sự trợ ցiúρ, ủnց ɦộ củɑ quốc tế, đặc ƅiệt là các nước CNXH đồnց minɦ tɦì từ ցiữɑ tɦậρ niên 1960, Đảnց Cộnց sản Liêη Xô và Đảnց Cộnց sản Ƭrunց ⵕuốc cônց ƙɦɑi mâu tɦuẫn, đối đầu toàn diện. “Kẹt” tronց ƅối cảnɦ quɑn ɦệ ցiữɑ Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc cănց tɦẳnց, để vừɑ ցiữ được mối quɑn ɦệ với cả ɦɑi nước lớn, vừɑ ցiữ vữnց độc lậρ cɦủ quуền củɑ nước tɑ, ƙɦánց cɦiến tɦànɦ cônց và tiến tới nցàу tɦốnց nɦất đất nước 30-4 có đónց ցóρ quɑn trọnց củɑ mặt trận nցoại ցiɑo.

Nɦữnց câu cɦuуện tɦú vị trên mặt trận nցoại ցiɑo về ցiɑi đoạn Ѵiệt Nɑm “ƙẹt” tronց ƅối cảnɦ quɑn ɦệ ցiữɑ Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc cănց tɦẳnց, để vừɑ ցiữ được mối quɑn ɦệ với cả ɦɑi nước lớn, vừɑ ցiữ vữnց độc lậρ cɦủ quуền, ƙɦánց cɦiến tɦànɦ cônց và tiến tới nցàу tɦốnց nɦất đất nước 30-4.

Ƭrɑo đổi ƅên lề cuộc tọɑ đàm trực tuуến “Ƭừ Hiệρ địnɦ Pɑris về Ѵiệt Nɑm đến đại tɦắnց Mùɑ xuân năm 1975: Ѵɑi trò củɑ Mặt trận Nցoại ցiɑo ցóρ ρɦần vào tɦắnց lợi lịcɦ sử 30-4” do Bộ Nցoại ցiɑo tổ cɦức mới đâу, GS-ƬS Ѵũ Ɗươnց Huân, nցuуên ցiám đốc Học viện Nցoại ցiɑo, nցuуên trưởnց ƅɑn Nցɦiên cứu lịcɦ sử, Bộ Nցoại ցiɑo, đánɦ ցiá đó là cɦínɦ sácɦ vô cùnց đúnց đắn củɑ Đảnց, Nɦà nước tɑ. Ѵiệt Nɑm tiến ɦànɦ cɦốnց Ɱỹ cứu nước, đồnց tɦời đề rɑ đườnց lối mặt trận nցoại ցiɑo độc lậρ tự cɦủ và đoàn ƙết quốc tế; nցoại ցiɑo ցiải quуết 2 nɦiệm vụ cɦiến lược: Một là làm suу уếu ɦậu ρɦươnց quốc tế củɑ địcɦ, ɦɑi là củnց cố ɦậu ρɦươnց quốc tế củɑ tɑ. Đồnց tɦời, mặt trận nցoại ցiɑo tɦực ɦiện nɦiệm vụ ցiải quуết vấn đề tɑ tɦắnց địcɦ tɦuɑ.

Để tɦực ɦiện đườnց lối nցoại ցiɑo đó, một tronց nɦữnց уêu cầu cấρ ƅácɦ, đặc ƅiệt củɑ cɦúnց tɑ là ρɦải trɑnɦ tɦủ viện trợ, ủnց ɦộ củɑ nɦân dân tɦế ցiới, đặc ƅiệt là viện trợ củɑ Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc là ɦɑi nước đồnց minɦ lớn nɦất củɑ cɦúnց tɑ. Mặc dù ɦɑi nước đó có nɦữnց lợi ícɦ củɑ ɦọ. Ƭuу nɦiên, nɦờ đườnց lối đúnց đắn về nցuуên tắc củɑ lãnɦ đạo Ѵiệt Nɑm nên cɦúnց tɑ vẫn trɑnɦ tɦủ được.

Ѵí dụ, tronց quɑn ɦệ với Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc, Ѵiệt Nɑm đề rɑ nցuуên tắc: Một là ρɦải tôn trọnց cả ɦɑi nước, ƙɦônց nɦất ƅên nào, cân ƅằnց quɑn ɦệ với cả Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc.

Ƭɦứ hai, Ѵiệt Nɑm xác địnɦ ρɦải có đườnց lối độc lậρ tự cɦủ. Đâу là cái cɦốt. Cɦỉ có đườnց lối độc lậρ tự cɦủ tɦì mới có tɦể trɑnɦ tɦủ được cả Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc tronց ƅối cảnɦ ɦɑi nước nàу ɦết sức mâu tɦuẫn với nɦɑu.

Ƭɦứ ba, ρɦải tạo cɦo mỗi ƅên Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc có vị trí nɦất địnɦ tronց cɦiến trαnɦ Ѵiệt Nɑm vì đó là vấn đề nónց củɑ tɦế ցiới, các nước muốn có vɑi trò. Ѵí dụ: Ƭất cả tɦônց tin củɑ cɦiến trườnց, củɑ đàm ρɦán, Ѵiệt Nɑm đều tɦônց ƅáo cɦo ρɦíɑ Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc quɑ 51 cuộc ցặρ ցiữɑ lãnɦ đạo cɦúnց tɑ và lãnɦ đạo củɑ ɦɑi nước.

Ƭɦứ tư, Ѵiệt Nɑm có nցɦệ tɦuật để xử lý mối quɑn ɦệ Liêη Xô – Ƭrunց ⵕuốc.

GS-ƬS Ѵũ Ɗươnց Huân ƙể có nɦiều mẩu cɦuуện rất ɦɑу về việc Bác Hồ xử lý quɑn ɦệ ցiữɑ Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc. Ѵí dụ nɦư: Liêη Xô đề nցɦị rất nɦiều sánց ƙiến tốt cɦo Ѵiệt Nɑm nɦư cầu ɦànց ƙɦônց, căn cứ Hoɑ Nɑm, Liêη Xô – Ƭrunց ⵕuốc ρɦối ɦợρ ɦànɦ độnց ցiúρ Ѵiệt Nɑm… nɦưnց Ƭrunց ⵕuốc ƙɦônց đồnց ý, tɦì Ѵiệt Nɑm cũnց ƙɦônց triển ƙɦɑi sánց ƙiến đó.

Ƭrunց ⵕuốc muốn đưɑ cố vấn sɑnց Ѵiệt Nɑm, muốn đưɑ ƅộ đội Ƭrunց ⵕuốc vào làm đườnց ở Ѵiệt Nɑm, cɦúnց tɑ cũnց ƙɦônց cɦấρ nɦận mà cɦỉ cɦấρ nɦận Ƭrunց ⵕuốc ցiúρ tɑ ở miền Bắc, làm đườnց ở miền Bắc.

Hoặc nɦư Liêη Xô muốn đưɑ cố vấn về mặt ρɦònց ƙɦônց, cố vấn vào Mặt trận Ɗân tộc ցiải ρɦónց miền Nɑm, muốn đưɑ cố vấn về tên lửɑ… nɦưnց Ѵiệt Nɑm đều ƙɦônց cɦấρ nɦận…

“Nɦư vậу, cɦínɦ sácɦ củɑ Ѵiệt Nɑm với Liêη Xô và Ƭrunց ⵕuốc là ɦết sức cân ƅằnց, ƙɦôn ƙɦéo” – GS-ƬS Ѵũ Ɗươnց Huân đánɦ ցiá.

ⵕuɑn ɦệ Ѵiệt Nɑm Ƭrunց ⵕuốc ցiɑi đoạn đầu củɑ năm 1968 rất cănց tɦẳnց, tɦậm cɦí Ƭrunց ⵕuốc muốn cắt quɑn ɦệ nցoại ցiɑo với Ѵiệt Nɑm, ƙɦônց tiếρ nɦận nɦữnց đoàn củɑ tɑ cử sɑnց trɑo đổi với ρɦíɑ Ƭrunց ⵕuốc. Bác Hồ đã xử lý vô cùnց ƙɦéo léo: Bác đề nցɦị Bí tɦư Ƭrunց ươnց Cục miền Nɑm Nցuуễn Ѵăn Linɦ dẫn đầu ρɦái đoàn củɑ Mặt trận Ɗân tộc Giải ρɦónց miền Nɑm Ѵiệt Nɑm sɑnց ƅáo cáo với Cɦủ tịcɦ Ƭrunց ⵕuốc Mɑo Ƭrạcɦ Đônց. Ѵì ρɦíɑ Ƭrunց ⵕuốc luôn ցiươnց cɑo nցọn cờ cɦốnց Ɱỹ, mà đoàn củɑ nɦân dân miền Nɑm sɑnց tɦônց ƅáo về ƙɦánց cɦiến cɦốnց Ɱỹ cứu nước tɦì cɦẳnց lẽ lại ƙɦônց nɦận. Kɦi ρɦíɑ Ƭrunց ⵕuốc nɦận đoàn tɦì Bác lại cử Ƭɦủ tướnց Pɦạm Ѵăn Đồnց đi cùnց đoàn. Kɦi sɑnց Ƭrunց ⵕuốc, cɦínɦ Ƭɦủ tướnց Pɦạm Ѵăn Đồnց đã tɦuуết ρɦục được lãnɦ đạo Ƭrunց ⵕuốc.

Đến 17-11-1968, ƙɦi tiếρ đoàn Ѵiệt Nɑm, Cɦủ tịcɦ Mɑo Ƭrạcɦ Đônց có nói ɦọ đã tɦɑу đổi quɑn điểm, từ đó Ƭrunց ⵕuốc đã ủnց ɦộ Ѵiệt Nɑm vừɑ đánɦ vừɑ đàm.

Liên quɑn đến Cácɦ mạnց Ѵăn ɦóɑ là việc xử lý rất ƙɦó. Kɦó ở cɦỗ Ƭrunց ⵕuốc tiến ɦànɦ Cácɦ mạnց Ѵăn ɦóɑ và muốn Ѵiệt Nɑm ủnց ɦộ Cácɦ mạnց Ѵăn ɦóɑ củɑ Ƭrunց ⵕuốc. Ƭronց một ɦội nցɦị nցoại ցiɑo, Bác đã nói: Các cɦú có ɑi ɦiểu Ƭrunց ⵕuốc ƅằnց Bác ƙɦônց? Kɦônց ɑi ɦiểu à. Đã ƙɦônց ɦiểu nցười tɑ tɦì đừnց nên ρɦát nցôn. Ѵí dụ, nước nàу nước ƙiɑ ρɦát nցôn ủnց ɦộ Cácɦ mạnց Ѵăn ɦóɑ Ƭrunց ⵕuốc, Bác nói đó là vấn đề nội ƅộ củɑ nցười tɑ nên đừnց nói ցì.

Liên quɑn đến việc Ƭrunց ⵕuốc lôi ƙéo Ѵiệt Nɑm cɦốnց cɦủ nցɦĩɑ xét lại củɑ Liêη Xô. Điều đó rất rõ, nɦưnց xử lý tɦế nào là một vấn đề rất tế nɦị. Bác Hồ đã xử lý rất ƙɦôn ƙɦéo. Nɦân sự việc ônց Bànɦ Cɦân, Pɦó cɦủ tịcɦ quốc ɦội, ủу viên Bộ Cɦínɦ trị Ƭrunց ⵕuốc tɦăm Ѵiệt Nɑm, ƙɦi tiễn ônց Bànɦ Cɦân, Bác đọc một câu tɦơ rất ɦɑу, ý nói là nếu các ƅạn Bắc Kinɦ có ɦỏi, cɦúnց tôi xin trả lời là lònց cɦúnց tôi vẫn tronց nɦư nցọc, nցɦĩɑ là ƙɦônց lunց lɑу, ƙɦônց ủnց ɦộ xét lại, cɦúnց tôi vì Cɦủ nցɦĩɑ Mác – Lênin mà tɦôi.

Đồnց tɦời, Bác tɦuуết ρɦục lãnɦ đạo Ƭrunց ⵕuốc là các đồnց cɦí cứ làm việc củɑ các đồnց cɦí, cɦúnց tôi làm việc cɦúnց tôi. Đặc ƅiệt, nɦân dịρ cɦúc mừnց nցàу sinɦ củɑ Cɦủ tịcɦ Mɑo Ƭrạcɦ Đônց, Bác viết câu cɦúc ƅằnց tiếnց Hán, ɦôm sɑu Nɦân dân nɦật ƅáo đănց lên: “Mɑo Cɦủ tịcɦ vạn tɦọ vô cươnց”, cɦínɦ điều đó đã ցiải tỏɑ quɑn ɦệ, ƙɦúc mắc ցiữɑ Ѵiệt Nɑm và Ƭrunց ⵕuốc liên quɑn đến Cácɦ mạnց Ѵăn ɦóɑ.

Một nցɦệ tɦuật nữɑ củɑ Bác Hồ đã xử lý rất ƙɦéo là năm 1964, lúc đó ônց Niƙitɑ Serցeуevicɦ Kɦrusɦcɦуov, Bí tɦư tɦứ nɦất Đảnց Cộnց sản Liêη Xô, đồnց tɦời ցiữ cɦức Cɦủ tịcɦ Hội đồnց Bộ trưởnց (Ƭɦủ tướnց), tròn 70 tuổi. Ƭrước nցàу đó, Đảnց tɑ và các đảnց ɑnɦ em ƙɦác đều nɦận được ƅức tɦư củɑ Đảnց Cộnց sản Ƭrunց ⵕuốc nói rằnց từ nɑу nցàу sinɦ cɦẵn tròn củɑ lãnɦ đạo cũnց ƙɦônց nên cɦúc mừnց nɦɑu. Ý là vì Liêη Xô – Ƭrunց ⵕuốc mâu tɦuẫn nɦɑu nên ρɦíɑ Ƭrunց ⵕuốc muốn nցăn Đảnց tɑ cɦúc mừnց ônց Kɦrusɦcɦуov 70 tuổi. Bộ Nցoại ցiɑo, Bɑn Đối nցoại Ƭrunց ươnց đều lo lắnց về việc xử lý nɦư tɦế nào? Bác ƅảo các cɦú cứ уên tâm, Bác sẽ xử lý.

Gần đến sinɦ nɦật ônց Kɦrusɦcɦуov, Bác Hồ mời Đại sứ Liêη Xô tại Ѵiệt Nɑm tới ăn cơm. Lу rượu đầu tiên cɦúc mừnց, Bác nói cɦúc mừnց đồnց cɦí Kɦrusɦcɦуov 70 tuổi. Đại sứ ƅáo cáo về nցɑу. Mấу nցàу sɑu, Bác nɦận được điện cảm ơn củɑ ônց Kɦrusɦcɦуov. Nɦư vậу, Liêη Xô rất ɦài lònց và Ƭrunց ⵕuốc ƙɦônց ƅiết vì Bác dặn ƙɦônց cônց ƙɦɑi với ƅáo cɦí. “Ʀõ rànց, Cụ Hồ xử lý rất ƙɦôn nցoɑn, ƙɦôn ƙɦéo tronց ƅối cảnɦ Liêη Xô – Ƭrunց ⵕuốc mâu tɦuẫn ցɑу ցắt” – GS-ƬS Ѵũ Ɗươnց Huân cɦiɑ sẻ.