Ngày 3/10/2018,
tại Hội nghị Trung ương 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thống
nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội
bầu giữ chức vụ Chủ tịch Nước. Ngày 23/10/2018 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội
khóa XIV, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử vị trí Chủ tịch nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt nam với phiếu tán thành rất cao (Số phiếu đồng ý là 476 phiếu, bằng 99,79% tổng số đại biểu có mặt. Số
phiếu không đồng ý là 1 phiếu bằng 0,29% tổng số đại biểu có mặt). Qua đó
thể hiện sự tín nhiệm rất cao của các đại biểu Quốc hội, đại diện cho cử tri cả
nước với tân Chủ tịch nước, đặc biệt trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn
Phú Trọng đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một người
lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn đặt lợi ích của
Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết. Nhân dân tin tưởng rằng, với cương vị
là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ điều
kiện để phát huy tốt nhất quyền hạn và trách nhiệm được giao, phục vụ đất nước,
phục vụ nhân dân tốt hơn nữa.
Tuy vậy, một
số thế lực chống phá Đảng, Nhà nước đưa ra nhiều lập luận để làm giảm uy tín và
nhằm gây mất đoàn kết trong Đảng, Chính quyền. Chúng đưa ra lập luận “nhất thể
hóa”, một sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ
chức nhà nước của Trung Quốc… Rồi cho rằng đó là việc “củng cố quyền lực” hay
“thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân chống phá
nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín
của Đảng.
Nước ta từng
có tiền lệ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời giữ chức Chủ tịch
nước. Hiện nay, dù là giải pháp tình huống, nhưng việc Tổng Bí thư đồng thời là
Chủ tịch nước sẽ tạo tiền đề để đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương Bí thư cấp
ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được nêu trong Nghị quyết
số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Khi người đứng đầu tổ chức Đảng đồng thời là
người đứng đầu chính quyền thì việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực
hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ Đảng tới chính
quyền sẽ nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn.
Hơn nữa, theo
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, chúng ta kiểm soát quyền lực
bằng những quy định của pháp luật và các quy định của Đảng, bằng hoạt động của
các cơ quan dân cử, cơ quan kiểm tra và thanh tra của Đảng và Nhà nước, sự giám
sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất trong
kiểm soát quyền lực là phải lựa chọn được nhà lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ,
trách nhiệm và uy tín chính trị, thật sự vì dân, vì nước.
Việc
tín nhiệm của Quốc hội, bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng thể hiện ý chí của toàn
Đảng, toàn dân tin tưởng trao gửi cho đồng chí tân Chủ tịch nước, một con người
có đủ phẩm chất và năng lực, kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm
và có tầm để lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển
và thịnh vượng. Đây là cơ sở để chúng ta đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của thế
lực chống phá Đảng, Nhà nước và giữ vững ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt
Nam.