Vậy là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách chống dịch Covid 19, thực hiện cách li xã hội theo phương châm " gia đình cách li gia đình, thôn cách li thôn, xã cách li xã, huyện cách li huyện, tỉnh cách li tỉnh"; cấm tụ tập nơi công cộng từ 2 người trở lên. Trong đó, các cơ quan nhà nước bố trí cán bộ công chức làm việc tại nhà thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin, kể từ ngày 01/4/2020, trong thời gian 15 ngày.
Trong hoàn cảnh dịch Covid-19 lây lan nhanh như hiện nay, để bảo vệ công dân của mình, Đảng và Nhà nước chấp nhận thiệt hại về mặt kinh tế nhưng bảo đảm an toàn cho đồng bào, kiểm soát dịch bằng các giải pháp đồng bộ, không để giặc Covid-19 lây lan. Nhà nước coi tính mạng con người, của Nhân dân là trên hết, trước hết.
Để Chỉ thị đi vào cuộc sống, thực sự phát huy hiệu quả, mỗi chúng ta, từng gia đình, làng xóm, thôn bản, khu phố... cần nghiêm chỉnh chấp hành, hết dịch mọi người sẽ nỗ lực để bù đắp những thiếu hụt do dịch gây ra "bằng 10 ngày nay". Toàn dân cùng chung tay, góp sức; quyết chiến, quyết thắng, chắc chắn chúng ta sẽ đánh bại đại dịch Covid-19./.
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020
Phóng viên chiến trường Việt-Mỹ: Tất cả cho sự thật
Dù ở hai chiến tuyến nhưng phóng viên chiến trường những năm
1960-1970 có chung một mục tiêu phản ánh chân thật về chiến tranh Việt Nam
Nick Út, Peter Arnett và George Lewis -
3 phóng viên chiến
trường Mỹ trong chiến tranh Việt Nam -
vừa có cuộc hội ngộ đặc biệt với những nhà báo chiến trường Việt Nam tại Hà
Nội.
Quyết giữ vững tôn chỉ
Cùng đồng nghiệp ôn lại một thời lửa đạn, ông
George Lewis, phóng viên hãng NBC ở Việt Nam trong 3 năm (1969- 1972), cho biết
chiến tranh Việt Nam trong những năm 1960 và 1970 là cuộc chiến tranh đầu tiên
mà báo chí Mỹ đưa tin với quy mô lớn. Khi đó, người người,
nhà nhà đều theo dõi cuộc chiến qua các phương tiện truyền thông. Vì thế, hình
ảnh chân thực được truyền về từ chiến trường đã tác động lớn đến công chúng Mỹ,
giúp họ hiểu hơn về sự thật chiến tranh ở Việt Nam.

Các phóng viên chiến trường Việt - Mỹ cùng xem
lại
những bức
ảnh chụp trong chiến tranh
Nói về bức ảnh “Em bé Napalm” nổi tiếng được chụp tại
huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ngày 8-6-1972, tác giả Nick Út, phóng viên hãng
AP thời điểm đó, cho biết chỉ hơn 1 giờ sau khi chụp, bức ảnh đã nhanh chóng
được đăng tải trên nhiều kênh truyền hình, báo in. Ngày hôm sau, biểu tình yêu
cầu Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam lan rộng tại nhiều thành phố lớn trên
thế giới.
“Nhiều
lần, chính phủ Mỹ đã
tìm cách tạo áp lực đối với báo chí, yêu cầu chỉ đạo phóng viên hiện trường
viết “nhẹ tay” nhưng lãnh đạo các hãng truyền thông quyết giữ vững tôn chỉ là
phản ánh sự thật” - ông Lewis nhớ lại.
Như một người lính
Từ những
trải nghiệm của mình, ông Peter Arnett, phóng viên AP tác nghiệp ở Việt Nam
trong suốt 13 năm (1962-1975), thẳng thắn: Bài học mà chúng tôi rút ra khi đến
Việt Nam là không thể tin tưởng vào chính phủ Mỹ về vấn đề chiến tranh hay hòa
bình. Nhiều sĩ quan trẻ của Mỹ tin rằng sang Việt Nam là để bảo vệ miền Nam
Việt Nam khỏi cộng sản và nhiều người đã hy sinh. Tôi từng chứng kiến những
trận đánh có hơn 200 lính Mỹ thiệt mạng và đã kể câu chuyện đó thông qua những
tác phẩm của mình” - ông Arnett hồi tưởng. Theo ông, lúc đó có tới 20 phóng
viên của hãng AP làm việc tại chiến trường Việt Nam. “Các đồng nghiệp của tôi
đều dũng cảm, cam kết đưa tin trung thực về những gì diễn ra ở Việt Nam. Để đạt
được điều đó, không ít người phải hy sinh” - ông Arnett nói.
Chia sẻ
với các đồng nghiệp phía bên kia chiến tuyến, Thiếu tướng Phan Khắc Hải, phóng
viên chiến trường từ năm 1964 đến năm 1971, kể lúc đó, các phóng viên Việt Nam
phải làm việc trong điều kiện vô cùng thiếu thốn, phương tiện tác nghiệp chỉ có
cây bút chì và cuốn sổ tay. Trong khi phóng viên nước ngoài sau mỗi đợt đi thực
tế lại trở về Sài Gòn viết bài và thư giãn thì phóng viên chiến trường Việt Nam
phải hành quân như một người lính dưới sự càn quét của bom đạn.
“Vậy các
ông viết bài khi nào?” - trước câu hỏi của những đồng nghiệp người Mỹ, Thiếu
tướng Hải hóm hỉnh: “Bí quyết viết bài của chúng tôi chính là bí quyết Việt Nam
thắng Mỹ - đó là đánh du kích”.
Tưởng nhớ
đến 320 nhà báo Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến, nhà báo Văn Sắc, phóng viên ảnh của
Thông Tấn Xã Việt Nam, nói: “Mặc dù ở hai chiến tuyến khác nhau, mục tiêu của
phóng viên chiến trường cả Mỹ và Việt Nam là phản ánh cuộc chiến một cách chân
thực nhất và nhiều người đã hy sinh vì điều đó”.
Kỳ vọng vào quan hệ Việt - Mỹ
Trở
lại Việt Nam rất nhiều lần sau chiến tranh, ông Peter Arnett nhận xét từ năm
2000 trở lại đây, Việt Nam có những thay đổi rõ rệt, những vết tích chiến tranh
đã mờ dần. Ông cho rằng mối quan hệ giữa 2 chính phủ và nhân dân hai nước ngày
càng tốt lên thấy rõ. “Hai bên có quan điểm khác nhau về cách vận hành chính
phủ nên không tránh khỏi việc quan chức Mỹ thường nhắc đến những vấn đề nhân
quyền, tự do báo chí... nhưng họ đều hiểu rằng quan hệ hai nước đang tốt lên và
tốt hơn cho hòa bình của khu vực và thế giới” - ông Arnett nói.
Bài và ảnh: Dương Ngọc
CÔNG
NHÂN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Những năm gần
đây, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến xảy ra rất nhanh chóng,
phức tạp và khó đoán định, như: vấn đề chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, xung đột tôn giáo, dân tộc, tình hình dịch bệnh ... có ảnh hưởng đến tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở trong nước, các tổ chức cơ sở đang tiến
hành đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng tình hình dịch bệnh
Covid-19 diễn biến phức tạp, tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo
đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có những
diễn biến phức tạp, tinh vi; các thế lực thù địch, phản động càng ráo riết đẩy
mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, chúng liên tiếp đưa ra các quan điểm sai
trái, luận điệu xuyên tạc, hòng phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng,
làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta mất phương hướng về chính trị, tư
tưởng để chúng dễ dàng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta.
Mặt khác, trong
những năm qua chúng ta đã tích cực đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán,
ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Bên
cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế, bất cập như:
hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa đạt được theo mong đợi của
Đảng, của nhân dân; “diễn biến hòa bình” vẫn còn là nguy cơ cản trở sự nghiệp
cách mạng của đất nước.
Để nâng cao
hiệu quả đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng cần
thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, kiên
định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng, thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn
Đảng.
Đảng ta ra đời
là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa yêu nước và phong trào công
nhân, kể từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã giành được những thành
quả vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng luôn kiên trì và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể
của đất nước; tại Đại hội VII, Đảng ta tiếp tục khẳng định chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
của Đảng; đến Đại hội XI, XII, Đảng ta khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh
thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Do vậy, cách tốt nhất để bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn sự nghiệp cách mạng Việt Nam; đồng
thời, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Trong Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) khẳng định “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân
tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Thực tiễn trong
quá trình lãnh đạo, Đảng luôn chăm lo đến công tác xây dựng đảng, trong các văn
kiện và nghị quyết Đảng luôn khẳng định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt,
nhiệm vụ sống còn của toàn bộ sự nghiệp cách mạng; thường xuyên tự đổi mới, tự
chỉnh đốn Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.
Trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo, kiên quyết đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực bước đầu đạt nhiều kết quả cụ
thể, tích cực, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Các vụ
án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được xử lý kiên quyết, nghiêm
minh, theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kể cả đối với cán bộ
lãnh đạo cao cấp của Đảng, cán bộ đương chức và cán bộ đã nghỉ hưu; hiệu quả
thu hồi vốn, tài sản bị tham ô trong các vụ án ngày càng cao.
Hai là, nêu cao
tinh thần cảnh giác cách mạng và kịp thời nắm bắt âm mưu, hoạt động “diễn biến
hòa bình” và thường xuyên đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, luận điệu
xuyên tạc.
Thực tế cho
thấy, chưa khi nào các thế lực thù địch từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn biến
hòa bình” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng sử dụng các chiêu bài “dân
chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc, tôn giáo”, với các thủ đoạn tinh vi, thâm độc
như: thông qua hàng trăm cơ quan báo chí, xuất bản ở nước ngoài, mạng xã hội
trên internet, móc nối với các phần tử cơ hội chính trị ở trong nước để lập các
tổ chức phản động ... dùng mọi biện pháp để đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng
hòng gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa;
xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin; xuyên tạc, bôi nhọ tư tưởng, đạo
đức, phong cách, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng viết
sách, báo, sản xuất băng hình nhằm “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh”.
Mặt khác, các
thế lực thù địch lợi dụng, khoét sâu những thiếu sót, hạn chế trong công tác
lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, cũng như những biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những hiện tượng tiêu cực, tham
nhũng, lãng phí của một số cán bộ, đảng viên để gây ra những dao động về tư
tưởng, mất lòng tin, thiếu đồng thuận trong nhân dân, kích động, chia rẽ nội bộ
để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng cho rằng, Đảng Cộng
sản Việt Nam kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lựa chọn con đường xã hội chủ
nghĩa là một sai lầm, bảo thủ, giáo điều; Việt Nam cần thực hiện đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập, cần xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp. Hiện nay, chúng
tiếp tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng ta, như cần phải tam quyền phân lập; cần phải đẩy mạnh phát triển “xã hội
dân sự” theo nghĩa đối lập với Nhà nước; cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh thanh trừng nội bộ...
Ý đồ lâu dài
không thay đổi của các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta,
thay đổi chế độ ta. Thông qua việc truyền bá những quan điểm sai trái, luận
điệu xuyên tạc, lối sống lai căng vào xã hội, vào cán bộ, đảng viên, thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, để đi đến chuyển hóa Đảng,
chuyển hóa chế độ theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Nêu cao tinh
thần cảnh giác, nắm bắt kịp thời âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch, từ đó mỗi tổ chức đảng, đảng viên và quần chúng đề ra
những chủ trương, biện pháp đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, luận
điệu xuyên tạc nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, làm thất bại
mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tập
trung thực hiện tốt các Nghị quyết, chủ trương của Đảng; chủ động phòng ngừa,
đấu tranh phê phán, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ; tổ chức tốt lực lượng “nòng cốt” và toàn dân đấu tranh bảo vệ nền
tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Ba là, phát huy
sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và có phương thức đấu tranh phù hợp.
Đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ
trận địa tư tưởng của Đảng, bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng, vì vậy, cần huy
động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; việc tổ chức đấu tranh
cần được chuẩn bị kỹ, chặt chẽ, khoa học theo định hướng, chỉ đạo thống nhất,
đồng thời mỗi ngành, cơ quan, đoàn thể, địa phương phải xây dựng lực lượng, hệ
thống tuyên truyền, kế hoạch hoạt động. Trong đó, các cơ quan tư tưởng,
thông tin, tuyên truyền, báo chí là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ này;
Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải là người tổ chức cuộc đấu
tranh. Cần huy động một đội ngũ chuyên gia giỏi, tâm huyết tham gia cuộc đấu
tranh; tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân
làm tốt nhiệm vụ và nhân rộng khích lệ đông đảo nhân dân, Việt kiều ở nước
ngoài đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, phản
bác quyết liệt các quan điểm sai trái phản động, tiêu cực. Mặt khác, phải có
sách lược đúng đắn, xem xét từng đối tượng cụ thể trong đấu tranh. Biết cách
đấu tranh cho phù hợp với từng đối tượng để cuộc đấu tranh có hiệu quả.
Gắn kết chặt
chẽ cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống các quan điểm sai
trái, thù địch với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thật sự trong
sạch, vững mạnh; đổi mới tư duy, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định.
Bốn là, thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Dự thảo văn kiện Đại hội XIII khẳng định: Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để
nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định
đường lối của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Thực hiện thắng
lợi công cuộc đổi mới có ý nghĩa quyết định để phản bác các quan điểm sai trái,
luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò
lãnh đạo của Đảng. Theo đó, cần tập trung tổ chức thực hiện tốt các chủ trương,
chính sách, pháp luật, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả, khắc
phục những yếu kém, khuyết điểm; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố lòng tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Hiện nay dịch bệnh Covid-19 đang hoành
hành, nguy hiểm; các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để chống phá Đảng,
Nhà nước. Do vậy, cả nước đồng lòng, toàn dân đoàn kết tổ chức thực hiện thắng
lợi, có hiệu quả sự nghiệp đổi mới đất nước và chiến thắng dịch bệnh hiện nay là
vũ khí mạnh mẽ nhất, có tính thuyết phục nhất để bác bỏ các quan điểm sai trái,
luận điệu xuyên tạc.
Bảo vệ nền tảng
tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng là đòi hỏi khách quan, nhiệm vụ cấp bách
trước mắt, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, lâu dài. Cần có
nhiều giải pháp, kết hợp nhiều cơ quan, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị; chúng ta tin tưởng: dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước sẽ đạt
được nhiều thành tựu mới tạo tiền đề vững chắc trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội../.
Cảnh giác trước những tin đồn thất thiệt
Dập tắt
ngay những tin đồn ác ý!
Những
ngày qua, cư dân mạng xôn xao bàn tán, thậm chí có người tỏ ra hoang mang lo
lắng khi trên mạng xã hội (MXH) xuất hiện tin đồn TP Hà Nội sẽ thực hiện phong
tỏa. Một trong những lý do xuất phát từ tin đồn này là có đối tượng lợi dụng ý
kiến của lãnh đạo TP Hà Nội đưa ra khuyến nghị người dân trong thời điểm dịch
Covid-19 đang bùng phát nên hạn chế ra đường khi không cần thiết, không tụ tập
đông người ở nhà hàng, vũ trường, quán cà phê… nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe,
gia đình và cộng đồng.
Trước
tin đồn thất thiệt đó, trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam, Chủ
tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng ban chỉ đạo công tác phòng, chống
dịch Covid-19 TP Hà Nội chính thức bác bỏ thông tin trên; đồng thời khẳng định
Hà Nội đang kiểm soát tốt các diễn biến của dịch Covid-19. Những thông tin có
liên quan đến dịch bệnh đều được Ban chỉ đạo của thành phố cập nhật và thông
tin thường xuyên, liên tục, công khai, minh bạch để mọi người dân được biết và
chung tay góp sức cùng với các cấp chính quyền chủ động phòng, chống
dịch. Thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp tối ưu để bảo
đảm an toàn sức khỏe và tính mạng của người dân; giảm đến mức tối đa sự
lan truyền của dịch trên địa bàn; bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực, thực
phẩm, hàng hóa cho người dân Thủ đô trong mọi tình huống.
Việc
người đứng đầu chính quyền Thủ đô kịp thời lên tiếng bác bỏ tin đồn phong tỏa
Hà Nội là rất kịp thời, đúng lúc, được dư luận hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ.
Động thái này thêm một lần khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan, lực
lượng chức năng của Hà Nội đã, đang và sẽ làm hết sức mình vì sự an toàn, sức
khỏe, tính mạng của nhân dân. Hơn ai hết, những người “đứng mũi chịu sào” của
thành phố luôn thấu hiểu rằng, phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả dịch
Covid-19 trên địa bàn Thủ đô là góp phần bảo vệ “đầu não” Trung ương, bảo vệ
“trái tim” của cả nước. Vì vậy, Hà Nội phải luôn chủ động thực hiện mọi biện
pháp quyết liệt, hữu hiệu để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại từ đại dịch nguy
hiểm này.
Những
ngày qua, công luận đã nhiều lần lên tiếng, bóc mẽ những đối tượng đưa tin giả,
tin sai sự thật, tung tin thất thiệt về dịch Covid-19 trên MXH khiến
nhiều người dân hoang mang, gây bất ổn tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Tính đến ngày 14-3, cơ quan chức năng trong cả nước đã xác minh,
làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật, xử phạt hành chính hơn 146 đối
tượng. Trong số đó, Công an TP Hà Nội đã lập hồ sơ xử lý 44 đối tượng có hành
vi đăng tin, bài sai sự thật về dịch Covid-19 trên MXH, xử phạt hành chính
gần 200 triệu đồng. Như vậy, tỷ lệ đối tượng trên địa bàn Hà Nội tung tin thất
thiệt bị xử phạt chiếm gần 30% số đối tượng vi phạm trong cả nước. Con số này
phần nào cho thấy Hà Nội là “mảnh đất màu mỡ” cho nhiều đối tượng bất chấp
lương tâm, đạo lý, pháp luật để phao tin đồn nhảm về dịch bệnh, làm vẩn đục môi
trường thông tin, gây bất an lòng người và phân tâm dư luận xã hội.
Có
thể nhiều đối tượng tung tin giả, tin sai sự thật trên MXH chỉ nhằm
câu like, câu view, thích được nhiều người biết đến để được nổi tiếng theo kiểu
“đốt đền”; cũng có kẻ cố ý phao tin thất thiệt nhằm lôi kéo, kích động “tâm lý
đám đông” khiến nhiều người phải đổ xô đi mua sắm, tích trữ hàng hóa rồi tranh
thủ trục lợi. Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, việc hàng nghìn người dân sáng
7-3 kéo nhau ùn ùn đến các chợ, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để mua
sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm, gây ra cảnh náo loạn chưa từng thấy ở
nhiều địa điểm kinh doanh là có “bàn tay vô hình” của những kẻ đầu cơ, trục
lợi. Thậm chí có cả đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn lợi dụng thời điểm dịch
Covid-19 đang hoành hành để tung tin thất thiệt nhằm chống phá sự lãnh đạo,
điều hành của Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan chức năng TP Hà Nội.
Dù
có động cơ, mục đích, lý do gì, việc tung tin giả, sai sự thật trong thời điểm
dịch bệnh hiện nay đều phải phê phán kịch liệt và xử lý kiên quyết, triệt để
những đối tượng vi phạm. Như nhiều người từng nhận định, virus gây ra dịch
Covid-19 rất nguy hại, nhưng cũng không nguy hại bằng những virus tin giả
trên MXH do tốc độ lây lan của nó khủng khiếp gấp bội lần
virus SARS-CoV-2.
Trong
hoàn cảnh đất nước gặp thiên tai, dịch bệnh, trách nhiệm của mỗi chúng ta không
dừng lại ở việc đồng lòng đấu tranh, lên án, tẩy chay những virus tin giả đang
hằng giờ, hằng ngày xuất hiện tràn lan trên MXH mà cần phải đề cao ý thức, bổn
phận, nghĩa vụ công dân trong việc tiếp nhận, sàng lọc, thu nạp những thông tin
trung thực, tích cực, lành mạnh, nhân văn trên không gian mạng. Mặt khác, để
góp phần thắng lợi trong “cuộc chiến” đẩy lùi dịch Covid-19, mọi người, trước
hết là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải trở thành những “chiến sĩ
thông tin” làm tốt vai trò chia sẻ, nhân rộng, lan truyền những tin tức chính
thống, tin cậy, chính xác từ Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan
chức năng và những người có trách nhiệm, góp phần làm cho những thông tin tốt,
thông tin tích cực có khả năng chi phối, lấn át những thông tin xấu, thông tin
tiêu cực.
“Cuộc
chiến” phòng, chống đại dịch Covid-19 ở nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng
đang vào thời điểm cam go, quyết liệt. Từ những kết quả bước đầu đã đạt được,
cùng với những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, sáng tạo, sát tình hình thực tế,
chúng ta đã, đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và có đủ khả năng, nguồn
lực, kinh nghiệm để chiến đấu với “giặc Covid-19”. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực
vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ
sở, sự đồng lòng, chung tay góp sức của mỗi người dân chính là tạo nên sức mạnh
tổng hợp để biến thành “vũ khí” sắc bén nhằm sớm loại trừ dịch bệnh này ra khỏi
đời sống xã hội.
QVT
01/4/2020.
Tuổi trẻ cả nước chung tay chống dịch
Những dòng máu nóng
Từ sáng sớm, nhóm học sinh lớp 12,
Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP Pleiku, Gia Lai và các tình nguyện viên đã
tập trung tại cổng chợ Thắng Lợi (TP Pleiku, Gia Lai) để tuyên truyền phòng,
chống dịch Covid-19, phát miễn phí 520 chai nước rửa tay sát khuẩn.
Hoạt
động của các thành viên trong nhóm bắt đầu từ tháng 2. Khi dịch Covid-19 có dấu
hiệu lan rộng, nhóm đã phát động Chiến dịch “Anh hùng diệt khuẩn”. Đến nay,
chiến dịch đang triển khai đợt thứ 5. Hơn 10.000 chai nước rửa tay khô, nước
sát khuẩn và 1.500 khẩu trang được phát miễn phí tại các khu vực công cộng.
Trong
những ngày này, không chỉ nhóm của các bạn trẻ ở Gia Lai mà tuổi trẻ cả nước cũng tổ chức nhiều hoạt động phòng,
chống dịch Covid-19. Đó là hơn 2.000 giảng viên trẻ, sinh viên Trường Cao đẳng
Y tế Hải Phòng trở thành các tình nguyện viên hỗ trợ người dân khai báo y tế;
trợ giúp các trường học điều chế nước rửa tay sát khuẩn; đội phản ứng nhanh với
Covid-19 của Trường Đại học Y Hà Nội có thể xung kích bất cứ lúc nào khi Chính
phủ và TP Hà Nội cần; là các giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng nghề An
Giang may 5.000 khẩu trang vải kháng khuẩn để tặng miễn phí...đặc biệt là hình
ảnh những cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân, Công an Nhân dân đang ngày đêm
trên tuyến đầu chống dịch.
Khi
Tổ quốc cần, tuổi trẻ luôn trở thành lực lượng xung kích trên bất cứ mặt trận
nào. Trong đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, hàng vạn anh hùng liệt sĩ ở
độ tuổi thanh xuân đã ngã xuống. Trong xây dựng đất nước, triệu triệu thanh
niên đã và đang miệt mài cống hiến sức lực, trí tuệ trên khắp mọi nẻo đường.
Trong thiên tai, bão lũ, những đoàn viên, thanh niên trở thành chỗ dựa vững
chãi cho nhân dân. Nay, khi đồng bào phải đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm,
những người trẻ lại chứng tỏ trách nhiệm, bản lĩnh đi đầu quyết chiến thắng
Covid-19, đem về sự bình yên cho mọi nhà.
Những
dòng máu nóng luôn chảy trong huyết quản người trẻ Việt Nam. Để mỗi khi Tổ quốc
cần, dòng máu ấy lại thêm một lần trào dâng!
DVN 01/4/2020
Ngày thứ nhất
Ngày
đầu cắm trại cách ly
Ăn
ngủ tại chỗ có gì ghê đâu
Mặn
chay theo đúng nhu cầu
Tiền
nhiều hay ít sang giầu mặc ai
Mười
năm ngày có chi dài
Chung
tay góp sức vì Ai - vì Mình
Vì
ta có Đảng quang vinh
Chính
phủ tận tình, an sinh dân chúng
Cách
ly xã hội, khoanh vùng
Đánh
tan co-vid ta cùng cách ly
Bạn
ơi ta tạm chia li
Mười
lăm ngày nhé bởi vì tương lai
YTQ – 01/04/2020
CHUNG TAY CHỐNG DỊCH
Lời kêu gọi toàn dân chống dịch
Tổng bí thư, Chủ tịch vừa vang
Toàn dân nhất trí sẵn sàng
Chung tay cùng Đảng sức càng mạnh hơn
Tổng bí thư, Chủ tịch vừa vang
Toàn dân nhất trí sẵn sàng
Chung tay cùng Đảng sức càng mạnh hơn
Nhìn thế giới trong cơn nguy biến
Nhiều nước giàu nào biết thương dân
Tử vong con số tăng dần
Khiến cho dân chúng muôn phần bất an
Nhiều nước giàu nào biết thương dân
Tử vong con số tăng dần
Khiến cho dân chúng muôn phần bất an
Việt Nam dẫu muôn vàn vất vả
Đảng phương châm tất cả vì dân
Hy sinh kinh tế chỉ cần
An toàn tính mạng người dân hàng đầu
Đảng phương châm tất cả vì dân
Hy sinh kinh tế chỉ cần
An toàn tính mạng người dân hàng đầu
Coi chống dịch khác đâu đánh giặc
Hai tuần vàng để thắng Co Vi
Đảng- Dân chung sức lo gì
Đồng lòng trên dưới quyết vì tương lai
Hai tuần vàng để thắng Co Vi
Đảng- Dân chung sức lo gì
Đồng lòng trên dưới quyết vì tương lai
Bao công sức hơn hai tháng trước
Đến bây giờ không được rút lui
Tấn công khiến dịch phải lùi
Việt Nam, thế giới hết lời ngợi ca.
Đa20(St)Đến bây giờ không được rút lui
Tấn công khiến dịch phải lùi
Việt Nam, thế giới hết lời ngợi ca.
Chống dịch Coved- 19 là trách nhiệm của cả cộng đồng
Chống dịch Coved- 19 là trách nhiệm của cả cộng đồng
Đến
nay quy mô tác động của Covid-19 đã mang tính toàn cầu. Dịch bệnh giờ đã lan
khắp các châu lục và số người thiệt mạng cũng như số nước có người nhiễm bệnh
chắc chắn sẽ còn tăng lên trong những ngày tới.
Đây
không phải là lần đầu tiên thế giới phải đối mặt với cơn dịch bệnh nguy hiểm
như vậy. 17 năm trước đây, hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS)-“đại dịch đầu
tiên của thế kỷ 21” xuất phát từ Quảng Đông (Trung Quốc) cũng từng lan tới 29
quốc gia, khiến 8.098 người nhiễm bệnh và 774 người thiệt mạng. Năm 2014, cả
khu vực Tây Phi hỗn loạn bởi dịch sốt xuất huyết Ebola, căn bệnh cướp đi sinh mạng
của 3.439 người.
Tuy
nhiên, sự nguy hiểm cũng như phạm vi ảnh hưởng của Covid-19 đã vượt xa những dự
đoán ban đầu, đến mức WHO phải lên tiếng cảnh báo là “vô cùng quan ngại”. Nhiều
chuyên gia y tế lo ngại rằng, nếu thời điểm hiện nay thế giới không kịp thời
ngăn chặn thì Covid-19 có thể trở thành đại dịch toàn cầu với những tác động
khó lường.
Không
những thế, trong xu thế toàn cầu hóa, khi biên giới tự nhiên trở nên vô hình
trước sự giao lưu, dịch chuyển, liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, sự
lây lan của dịch bệnh còn nhanh hơn nhiều. Trong một thế giới phẳng như vậy,
con virus quái ác SARS-CoV-2 có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, tại
bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào cũng là điều bình thường. Không thể vì
nguy cơ của dịch bệnh mà áp dụng các biện pháp hành chính như cấm đi lại hay
ngừng thông thương hàng hóa. Đây chỉ có thể là biện pháp nhất thời chứ không
thể kéo dài bởi nó sẽ làm cả thế giới tê liệt.
Chính
vì thế, ngăn chặn dịch bệnh chết người này đòi hỏi nỗ lực của cả cộng đồng quốc
tế. “Cuộc chiến” chống Covid-19 phải như một lần cả thế giới “ra trận”, và việc
chung tay dẹp dịch chính là cách để mỗi nước, mỗi cộng đồng tự cứu mình. Kinh
nghiệm chỉ ra rằng, có hai “chìa khóa” để chặn dịch: Phát hiện sớm và cách ly
sớm. Đây là những phương pháp nguyên thủy nhưng lại rất hiệu quả. Ngược lại,
hậu quả sẽ khó lường mà câu chuyện của Hàn Quốc là bài học đắt giá. Chính sự
chậm trễ trong việc tiến hành cách ly bệnh nhân “siêu lây nhiễm” Covid-19 ở
thành phố Daegu đã khiến nước này “vỡ trận”, trở thành “tâm dịch” lớn thứ hai
thế giới, sau Trung Quốc.
Trong
bối cảnh có tới 5%-15% những người tiếp xúc gần với người bệnh sẽ bị lây bệnh,
chính biện pháp “mạnh tay” nhanh chóng chặt đứt sợi dây lây nhiễm chéo là một
trong những yếu tố giúp các nước, trong đó có Việt Nam, kiểm soát số ca nhiễm
bệnh và ngăn không cho SARS-CoV-2 lây lan rộng. Giữa tâm “bão Covid-19”, Việt
Nam đang nổi lên như một “điểm sáng”. Kinh nghiệm về phòng, chống dịch bệnh
truyền nhiễm của Việt Nam đang đóng góp cho nỗ lực toàn cầu ngăn chặn dịch bệnh
Covid-19.
Nhưng
để xây được “phòng tuyến đầu tiên” cách ly kịp thời thì các quốc gia phải phối
hợp công khai, minh bạch tình hình dịch bệnh, đồng thời chia sẻ những thông
tin, dữ liệu liên quan tới các vùng dịch hay những trường hợp mắc và nghi mắc
để các nước có thể theo dõi, giám sát và cách ly trong trường hợp cần thiết,
nhằm làm giảm tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Không ai có thể đứng ngoài trong
“cuộc chiến” toàn cầu với Covid-19.
DVN 01/4/2020
TOÀN DÂN QUYẾT CHỐNG DỊCH
Bọn giặc Cona hại nước nhà
Lệnh của Chính phủ đã ban ra
Quân dân đoàn kết ngăn đại dịch
Ngành y toàn lực quyết xông pha
Người không có việc không đi lại
Nhà cách ly nhà dẫu chẳng xa
Chủ động tiến công giành thắng lợi
Giặc tan đất nước nở ngàn hoa.
Lệnh của Chính phủ đã ban ra
Quân dân đoàn kết ngăn đại dịch
Ngành y toàn lực quyết xông pha
Người không có việc không đi lại
Nhà cách ly nhà dẫu chẳng xa
Chủ động tiến công giành thắng lợi
Giặc tan đất nước nở ngàn hoa.
BỌN NÃO THỐI
Não bọn này thối từ lâu
Vậy nên chúng có nhiều câu nói xàm
Chúng chê đất nước Việt Nam
Điên khùng chúng muốn được làm chó Tây
Chúng kêu chúng sủa đêm ngày
Nhân quyền dân chủ tô bày ba hoa
Chúng xiên chúng xỏ nước nhà
Chúng nói xấu Đảng thật là ngang nhiên
Chúng mắc thứ bệnh thèm tiền
Nên chúng bị loạn bị điên ấy mà
Chấp chi cái lũ quỷ ma
Gian tà cũng vẫn gian tà mà thôi
Bà con hãy ném tơi bời
Chúng chỉ có chạy lên trời thoát thân
Vậy nên chúng có nhiều câu nói xàm
Chúng chê đất nước Việt Nam
Điên khùng chúng muốn được làm chó Tây
Chúng kêu chúng sủa đêm ngày
Nhân quyền dân chủ tô bày ba hoa
Chúng xiên chúng xỏ nước nhà
Chúng nói xấu Đảng thật là ngang nhiên
Chúng mắc thứ bệnh thèm tiền
Nên chúng bị loạn bị điên ấy mà
Chấp chi cái lũ quỷ ma
Gian tà cũng vẫn gian tà mà thôi
Bà con hãy ném tơi bời
Chúng chỉ có chạy lên trời thoát thân
CHĂM LO
NHỮNG NGƯỜI TRÊN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH
Những ngày cao điểm của phòng, chống dịch Covid-19 đã
đến, điều lo lắng về lây nhiễm chéo trong cộng đồng và với chính các cán bộ,
nhân viên y tế cũng đã xảy ra ở một vài nơi. Hiện tượng này không chỉ đòi hỏi
những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong phòng tránh, điều trị trong toàn
xã hội mà còn cần chăm lo cẩn trọng, nghiêm ngặt và quan tâm thiết thực nhiều
mặt hơn nữa cho đội ngũ chiến sĩ áo trắng, những người đang đứng trên tuyến đầu
“chống dịch như chống giặc”.
Trong khi nhiều hoạt động xã hội phải ngưng trệ, dừng,
hoãn, hủy thì mọi hoạt động của ngành y tế không những không ngừng nghỉ mà còn
phải đẩy lên với cường độ cao chưa từng có. Rất nhiều bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng
viên phải thường trực và làm việc suốt ngày tại bệnh viện hoặc tại các sân bay,
các khu vực cách ly. Nhiều người cả tuần và nhiều ngày hơn nữa không thể về
nhà... Hiện tượng mệt mỏi về thể lực, căng thẳng về tâm lý diễn ra là tất yếu,
song tất cả họ đều tập trung hết mình vì nhiệm vụ, những lời than vãn về khó
khăn hay kể lể về công lao, thành tích đã không bật ra. Các đồng chí lãnh đạo
các cấp và nhân dân ta ai cũng biết điều đó. Đã có nhiều dịp các đồng chí lãnh
đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước quan tâm động viên, căn dặn ngành y tế và các
cơ quan hữu quan, các đơn vị quân đội cần đặc biệt chú ý giữ gìn, phòng ngừa
cao nhất để bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ y tế và cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 là cực kỳ nguy hiểm và khó lường. Thực tế là ngay cả
với những nhân viên y tế vận bộ áo mũ, khẩu trang kín mít, thực thi công việc
cẩn trọng cũng vẫn có thể bị lây nhiễm vì một nguyên nhân nào đó.
Việc an toàn của toàn xã hội gắn liền với an toàn của
đội ngũ y tế. Bởi vậy chúng ta mong mỏi, hy vọng và sẵn sàng cùng ngành y tế và
Nhà nước có những biện pháp tốt nhất để bảo đảm an toàn cao nhất cho đội quân
xung kích của mình. Với mọi người dân, hành động trước hết ủng hộ, gánh đỡ công
việc khó khăn và khẩn trương của họ chính là tuân thủ mọi quy định, khuyến cáo
phòng, chống dịch và đồng thuận hợp tác thực hiện việc kiểm tra, xét nghiệm,
cách ly...
Ngoài bảo đảm an toàn cho những người trên tuyến đầu,
việc chăm lo cho họ an tâm làm nhiệm vụ cũng là điều xã hội cần và có thể quan
tâm nhiều hơn nữa. Những gia đình của họ ra sao khi vắng một hoặc cả hai vợ
chồng cùng làm nghề y, họ cần chia sẻ, giúp đỡ những gì, thiếu thốn những gì.
Hàng xóm láng giềng và các tổ chức xã hội có biết, có quan tâm và sẵn lòng? Con
cái họ nghỉ học ở nhà ăn uống, tự học, tự chơi ra sao? Còn ông bà, cha mẹ họ?
Lại có hiện tượng một số gia đình lo lắng khi con cái là thanh niên, sinh viên
ngành y và nhiều ngành khác tham gia các hoạt động tình nguyện vòng trong, vòng
ngoài phòng, chống dịch. Và nữa, những người dân tham gia các nhóm, đội “phản
ứng nhanh” tại các cơ sở xã, phường. Họ đều là những người có hoặc chưa thành
thạo chuyên môn, chưa trải thực tế. Việc huấn luyện nghiệp vụ và bảo đảm cuộc
sống của họ từ nơi ăn chốn nghỉ không những phải thực hiện đầy đủ, cẩn thận mà
còn cần được thông tin kịp thời, rõ ràng để gia đình yên tâm, tin tưởng.
Hậu phương gần gũi là gia đình và cả hậu phương lớn là
xã hội sẽ là chỗ dựa vững vàng cho những người trên tuyến đầu an lòng làm nhiệm
vụ.
Cao Phan./.
PHÒNG, CHỐNG
“DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN LĨNH VỰC
TƯ TƯỞNG VĂN
HÓA HIỆN NAY
Công cuộc đổi mới đất nước của nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng diễn ra trong sự tác động đan xen của những
thời cơ và thách thức lớn. Một trong những thách thức đã được Đảng ta xác định
là nguy cơ từ sự chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) bởi âm mưu và thủ
đoạn “diễn biến hòa bình” (DBHB) của các thế lực thù địch. Tháng 1-1994, Báo
cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) tại Hội nghị đại biểu
toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ là: nguy cơ tụt hậu xa hơn
về kinh tế, nguy cơ chệch hướng XHCN, nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan
liêu, nguy cơ DBHB. Điều đó đã được các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng tiếp tục
đề cập. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ
rõ: “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình”,
gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “Dân chủ”, “Nhân quyền” hòng làm
thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực tư
tưởng, văn hóa ở Việt Nam diễn ra ngày càng quyết liệt, là mặt trận nóng bỏng
hàng đầu. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này phải có các giải pháp
đồng bộ nhằm tạo ra sức đề kháng trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trước
những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, cơ hội; trên cơ sở đó tạo
ra sự thống nhất cao về chính trị – tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã
hội đối với sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.. Những nhận định nêu trên
của Đảng, cùng với diễn biến thực tế tình hình chính trị, xã hội của đất nước
trong những năm gần đây là cơ sở để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu
sắc hơn "DBHB" là một nguy cơ thực tế, không thể xem thường; trực
tiếp đe dọa sự ổn định và phát triển của đất nước trên con đường đi lên CNXH.
Đồng thời, chủ động, tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn
DBHB là một nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa thiết yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta hiện nay. Trong đó cần nắm vững một số nội dung chủ yếu như:
Nền tảng tư tưởng thống nhất và vững
vàng là đảm bảo quan trọng tạo nên sự đồng thuận xã hội, mối quan hệ gắn bó
giữa nhân dân ta đối với Đảng và chế độ XHCN. Vì lẽ đó, nên điều dễ hiểu là âm
mưu và thủ đoạn "DBHB" của các thế lực thù địch đối với nước ta diễn
ra trên nhiều lĩnh vực, song chủ yếu và trước hết trên lĩnh vực Tư tưởng-Văn
hóa (TT-VH). Chúng tập trung phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, mục tiêu, lý tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN; công kích, phản bác
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; chống phá Đảng về chính trị, tư
tưởng và tổ chức... Bởi lẽ, đây là những vấn đề cốt lõi nhất của cách mạng Việt
Nam ; đồng thời, cũng là cơ
sở cấu thành nền tảng tư tưởng chính trị, xã hội của đất nước ta. Đi liền với
những việc làm đó là sự hô hào, cổ xúy cho hệ tư tưởng phi XHCN, các khuynh
hướng đối lập, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ tư sản... Mục đích
xuyên suốt của "DBHB" là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản và con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, đã kiên trì
phấn đấu thực hiện trong suốt những năm qua.
Thủ đoạn nổi bật của "DBHB"
mà các thế lực thù địch thường sử dụng là lợi dụng xu thế toàn cầu hóa và sự
phát triển của công nghệ thông tin truyền thông cùng diễn đàn của một số tổ
chức quốc tế, với các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân
tộc”...; đặc biệt, lợi dụng các phần tử phản động là người Việt Nam lưu vong ở
nước ngoài; các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị... để tăng cường chống phá.
DBHB lấy “tự diễn biến” từ sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng làm một phương thức chống phá hữu hiệu.
Đồng thời, DBHB còn nhằm tới “bạo loạn lật đổ” một khi có thời cơ. Cùng với “tự
do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo”, gần đây sự chống phá về chính trị, tư tưởng
của các thế lực thù địch còn tập trung vào việc kích động, chia rẽ nội bộ ta
xung quanh các chiêu bài về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo... Nhằm tạo dựng các
“ngọn cờ” chống đối chế độ ta, chúng ra sức cổ xúy cho những đối tượng vi phạm
pháp luật, bị Nhà nước ta xử lý....
Hiệu quả đấu tranh chống DBHB trước
hết được đánh giá từ sự nhất trí với đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước và đồng thuận trong nhận thức chính trị, tư tưởng trong nội bộ
Đảng và toàn xã hội trước những đòi hỏi và tác động phức tạp, đa chiều của bối
cảnh kinh tế, chính trị quốc tế và trong nước hiện nay. Do vậy, công tác đấu
tranh chống DBHB vừa qua đã đặt lên hàng đầu việc nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn; tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục
chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng. Công tác TT-VH
đã chú trọng làm rõ tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; tính tất yếu khách quan của con đường đi lên CNXH; sự đúng
đắn, sáng tạo của các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
trong quá trình đổi mới đất nước. Trong quá trình nghiên cứu, tuyên truyền, phổ
biến những vấn đề lý luận cơ bản, các định hướng lãnh đạo cùng với tập trung
làm rõ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; vạch trần các
âm mưu và thủ đoạn DBHB, công tác TT-VH đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề mới
nảy sinh từ thực tiễn như: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị; giữa kinh tế thị trường và định
hướng XHCN; giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập, tự
chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ... chú trọng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách đổi
mới của Đảng và Nhà nước, nhất là các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, đối ngoại...
Đó là những vấn đề được xã hội hết sức quan tâm; đồng thời, cũng là những nội
dung mà các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc, chống phá. Thông qua những
việc làm trên, công tác TT-VH đã góp phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận về
chính trị, tư tưởng trong xã hội, củng cố và tăng cường lòng tin, sự gắn bó
giữa nhân dân với Đảng và chế độ XHCN.
Hiệu quả đấu tranh chống DBHB phụ
thuộc phần lớn vào việc phòng, chống “tự diễn biến”, trước hết trong nội bộ
Đảng hiện nay. Sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức của tổ chức đảng
và sự gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên
chính là thành trì vững chắc để ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
DBHB. Xuất phát từ điều đó, bám sát chức năng, nhiệm vụ, công tác TT-VH đã
thường xuyên chú trọng tham gia xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức; tăng cường bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị,
đạo đức và lối sống cách mạng; tích cực đấu tranh phê phán tình trạng quan
liêu, tham nhũng, tiêu cực trong tổ chức đảng và sự suy thoái về phẩm chất, đạo
đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Thông qua các hình thức hoạt động,
các phương tiện truyền thông, công tác TT-VH đã tích cực phản bác các luận điệu
xuyên tạc, bôi nhọ, thổi phồng hoặc dựng đứng lên các “sai lầm”, “tội lỗi” của
Đảng Cộng sản, hạ bệ thần tượng lãnh tụ, nói xấu cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà
nước. Công tác TT-VH đã tham gia làm tốt việc xây dựng Đảng và chính quyền các
cấp vững mạnh, phát hiện và phê phán sự thoái hóa, biến chất ở một bộ phận cán
bộ, đảng viên và tình trạng tiêu cực, những việc làm trái với pháp luật, với
lợi ích của nhân dân... trong bộ máy Đảng, chính quyền và xã hội. Công tác
TT-VH trong thời kỳ đổi mới đã tích cực đổi mới, góp phần giữ gìn và phát triển
những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam; qua đó, thiết thực
củng cố nền tảng đạo đức xã hội, tham gia phòng chống “tự diễn biến”, "tự
chuyển hóa" trong nội bộ. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Cuộc vận
động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ
thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị là một trong những nội dung trọng tâm của công
tác TT-VH. Cuộc vận động đã làm cho toàn Đảng, toàn dân ta nhận thức sâu sắc
hơn về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong Đảng và xã hội về ý thức
tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; góp phần nâng cao
đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
Công tác TT-VH trong thời kỳ đổi mới
đã đóng góp tích cực trong đấu tranh phòng, chống DBHB. Tuy nhiên, những khó
khăn, thách thức trên mặt trận này vẫn gia tăng. Do vậy việc tiến hành công tác
TT-VH cần bám sát định hướng chỉ đạo, nâng cao ý thức trách nhiệm, sự phối hợp
tổ chức, đổi mới phương thức tiến hành, tính thuyết phục và hiệu quả, kịp thời
đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, phấn đấu hoàn
thành tốt hơn nữa trọng trách đi đầu, góp phần cùng các công tác khác, cùng hệ
thống chính trị và toàn dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn "DBHB"
của các thế lực thù địch.
Cao Tôn./.
|
|
ĐỀ CAO TRÁCH NHIỆM TRONG CÁCH LY XÃ HỘI
- Tính đến hôm nay (31/3/2020) đã có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm Covid 19, với hơn 789.220 người nhiễm trong đó hơn 37.840 người tử vong. Italia trở thành quốc gia đứng đầu về số ca tử vong với hơn 11.660 người thiệt mạng, đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới có bị tổn thất về người ở mức 5 con số. Nhắc đến đều này không phải muốn khứa vào nỗi đau của một số nước khi họ đang gồng mình gánh chịu hậu quả của đại dịch covid 19, mà nhắc đến để chúng ta tự răn mình, nhìn họ nghĩ đến mình.
Có lẽ cách đây chỉ tầm một tháng thôi, Chính phủ và người dân Italia không thể hình dung và cũng không thể ngờ rằng mình lại phải chịu những tổn thất nặng nề đến như vậy trong vòng chưa đầy một tháng. Nguyên nhân chính đến từ sự chủ quan của cả Chính quyền và người dân khi mà nhiều người cho rằng "hạn chế tiếp xúc xã hội" là không cần thiết, để rồi khi nhận thức ra vấn đề thì đã quá muộn.
Việt Nam đang trong giai đoạn quyết định, giai đoạn được coi là "thời điểm vàng", bắt buộc phải làm "bây giờ hoặc không bao giờ" trong công cuộc chống dịch. Nếu người dân tuân thủ nghiêm việc ở nhà, không tập trung đông người thì sẽ khống chế được những ca lây nhiễm, ngược lại chỉ cần một vài đối tượng vô ý thức thì công cuộc chống dịch sẽ gặp muôn vàn khó khăn.
Thực tế mấy ngày qua, bên cạch đại đa số người dân tuân thủ, chấp hành nghiêm quy định của Thủ tướng về thực hiện dãn cách xã hội thì ở một số nơi vẫn còn có người cố tình phớt lờ yêu cầu cách ly xã hội hoặc không nhận thức đúng mối nguy hiểm của dịch bệnh covid 19. Đều này làm cho các cấp chính quyền rất khó khăn trong việc phòng chống, thậm chí việc làm thiếu ý thức vô trách nhiệm của họ có thể phá hỏng nỗ lực của cả một cộng đồng, hàng chục triệu người đang nỗ lực chống dịch.
Ở trong nhà thực hiện cách ly xã hội là một việc không dễ ràng, nhưng đó là việc bắt buộc phải làm để có thể ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Nếu các bạn vẫn còn đang vô tư vui đùa với bạn bè, vẫn đi nhà hàng, vẫn cư xử như thể dịch bệnh chẳng có gì to tát thì những gì diễn ra ở Italia cũng có thể lặp lại ở chính đất nước chúng ta và như vậy, tai họa sẽ đổ xuống gia đình bạn lúc nào bất kỳ lúc nào.
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020
MỖI KHI TỔ QUỐC CẦN
Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần và trách nhiệm người
Việt cao hơn bao giờ hết. Đảng, Nhà nước đã xác định chống Dịch Covid19 như chống
giặc, thì tinh thần ấy lại được nhìn thấy rất rõ nét ở từng góc phố, thôn, bản,
làng, ở đâu cũng ra sức phòng chống Dịch bệnh để hạn chế tối đa lây lan ra cộng
đồng.
TỰ HÀO Y HỌC VIỆT NAM – Từ lời cảm ơn nghẹn ngào của bệnh nhân Covid-19 người Anh ngày ra viện
“Họ đã
cứu sống tôi”
“Các
bác sĩ Việt Nam thật tuyệt vời”, “Họ đã cứu sống tôi”, đó là những câu nói được
lặp lại rất nhiều lần trong lời chia sẻ của bà Shan vào thời khắc được xuất
viện. Bệnh nhân 67 tuổi (Vương quốc Anh), cũng là bệnh nhân Covid-19 thứ 24
được ghi nhận tại Việt Nam.
“Tôi
là một nữ y tá về hưu nên tôi cảm nhận được tình trạng sức khỏe của mình. Chỉ
một vài ngày sau khi nhiễm bệnh tôi đã nghĩ rằng mình sẽ chết” – Ở Anh có rất
nhiều người đã chết, nhưng ở Việt Nam lại được cứu sống. Bà Shan nhớ về khoảng
thời gian đầy khó khăn trước đây.
Đầu
tháng 3, bà Shan cùng chồng sang Việt Nam để thăm con trai tại Đà Nẵng, nhưng
rồi chuyến đi này lại dẫn đến một kết cục mà không ai mong muốn: Bà và chồng
cùng được xác định mắc Covid-19 và được chuyển vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung
ương để điều trị.
Trong
những giờ phút “ngàn cân treo sợi tóc” này, chính các y, bác sĩ tại Bệnh
viện Nhiệt đới Trung ương lại đem đến niềm hy vọng cho người phụ nữ 67 tuổi
này, bằng sự chăm sóc và phác đồ điều trị đúng đắn được minh chứng bằng chính
sự cải thiện về tình trạng sức khỏe theo từng ngày. “Các bác sĩ Việt Nam thật
tuyệt vời, họ đã cứu sống tôi. Ở Anh đã có rất nhiều người chết vì căn bệnh này
nhưng ở đây các bác sĩ đã làm việc rất chăm chỉ, để cứu lấy mạng sống của nhiều
bệnh nhân” – Bà Shan nghẹn ngào.
Lòng cảm kích đặc biệt với bác sĩ Việt Nam
Người
phụ nữ này đã dành những lời cảm ơn đến tập thể các y, bác sĩ của Bệnh viện, và
không quên thổ lộ lòng cảm kích đặc biệt với 3 vị bác sĩ đã trực tiếp chăm sóc
và điều trị cho mình, trong suốt thời gian qua. Trong cuộc trò chuyện, bà Shan
còn nhiều lần nữa nhắc đến sự tuyệt vời của các y bác sĩ Việt Nam, và cứ mỗi
lần như vậy, nước mắt của người phụ nữ Anh quốc này lại bất giác trào ra.
Được
biết, chồng của bà hiện vẫn đang được điều trị tại phòng Hồi sức tích cực nhưng
bà tin rằng, rồi các y, bác sĩ tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng sẽ chữa
khỏi cho chồng mình: “Tôi tin vào các bác sĩ. Lúc này hãy cùng cầu nguyện cho
chồng tôi sớm được khỏi bệnh, và chúng tôi sẽ cùng đoàn tụ với con trai mình”.
“Con
trai tôi yêu Việt Nam, tôi cũng yêu Việt Nam và tình yêu đó còn lớn hơn sau câu
chuyện lần này. Khi trở về Anh, tôi sẽ kể về những kỷ niệm mà tôi không thể nào
quên về các y, bác sĩ ở Việt Nam cho bạn bè và người thân. Còn bây giờ tôi sẽ
tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi được bước ra ngoài trời và hít thở bầu không
khí, sau 3 tuần cách ly điều trị” - Bá Shan nói.
Ngày
30/03, 27 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã
được xuất viện.
Bên
cạnh bà Shan, hôm nay Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng tổ chức ra viện cho
26 bệnh nhân Covid-19 khác đã được điều trị khỏi và đủ điều kiện xuất viện,
theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
TS.BS
Trần Văn Giang, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ: “Ngày hôm nay tập thể
y, bác sĩ Bệnh viện đều cảm thấy rất vui vì có rất nhiều bệnh nhân Covid-19
được ra viện. Hiện tại ngày càng có nhiều ca nhiễm Covid-19, nên áp lực công
việc của các y, bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tăng lên rất nhiều nhưng
mọi người vẫn đang quyết tâm để góp một phần công sức của mình vào công cuộc
đẩy lùi dịch Covid-19 tại Việt Nam”.
Thần tốc, đồng lòng dập dịch
Trước diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân toàn thế giới, trong đó có nước ta, ngày 30-3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài cùng chung tay, góp sức đẩy lùi và ngăn chặn đại dịch.
Chiến tranh, dịch bệnh là điều không ai mong muốn, nhất là đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã phải hy sinh biết bao xương máu mới có được độc lập, tự do; một dân tộc đã có thời kỳ hàng triệu người thiệt mạng vì đói, rét. Bài học lịch sử trong cuộc trường chinh giành độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân vẫn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 nói riêng.
Để ứng phó với đại dịch Covid-19, suốt nhiều tháng qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp quyết liệt của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền; với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, giúp sức của nhân dân, bước đầu chúng ta đã có những kết quả nhất định. Mặc dù số người dương tính với virus SARS-CoV-2 ở trong nước tăng, nhưng được kiềm chế rất nhiều so với các nước khác và đặc biệt số lượng bệnh nhân được chữa khỏi ngày càng nhiều. Kết quả đó khẳng định sự nỗ lực, trách nhiệm, trí tuệ và tài năng của đội ngũ y sĩ, bác sĩ, nhà khoa học; sự đồng tâm hiệp lực, đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong cuộc chiến chưa có tiền lệ này.
Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã minh chứng: Mỗi khi đất nước gặp nguy nan, dẫu đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, “triệu người như một”, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đều thu được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Cách đây 74 năm, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc muôn người như một, chung sức đồng lòng, nhất tề đứng lên cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm với ý chí sục sôi, quyết tâm chiến đấu hy sinh với niềm tin tất thắng. Phát huy tinh thần đồng lòng, chung sức, cả dân tộc lại cùng nhau hướng về miền Nam ruột thịt với tinh thần thần tốc, thần tốc hơn nữa, tạo báo, táo bạo hơn nữa đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, thu giang sơn, gấm vóc về một mối, trở thành tấm gương, hình mẫu tiêu biểu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Trước diễn biến của đại dịch Covid-19, ngay trong phiên họp của Thường trực Chính phủ chiều 30-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Thần tốc” trong chống dịch, cương quyết dồn mọi nguồn lực dập dịch. Thủ tướng cho rằng, đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định đến cục diện “cuộc chiến” chống dịch bệnh Covid-19. Do đó, phải tập trung cao độ cho phòng, chống dịch bệnh; từng gia đình, từng cá nhân phải tự bảo vệ mình trước dịch bệnh.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, cần lắm sự đồng lòng, chung sức; cần lắm ý thức, trách nhiệm của mọi người. Tự bảo vệ mình trước đại dịch là phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trong phòng, chống dịch của Bộ Y tế; là phải vượt qua sự ích kỷ, hẹp hòi, lợi ích cá nhân… Những hành động nhỏ ấy với ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng cũng đã là góp phần tích cực tham gia với Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, các cấp, các ngành trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Phải khẳng định, trong suốt những ngày qua, đã có biết bao cán bộ, nhân viên ngành y tế; biết bao cán bộ, chiến sĩ LLVT một bữa ăn chưa đủ đầy, một giấc ngủ chưa trọn vẹn dồn toàn tâm sức bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nói chung, chăm sóc cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nói riêng. Họ đã hy sinh tất cả vì sức khỏe cộng đồng, vì sự an toàn của đất nước. Bởi vậy, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở thời điểm quan trọng này, với tinh thần coi trọng sức khỏe và tính mạng con người là trên hết, mỗi người dân hãy trở thành người chiến sĩ dũng cảm, sát cánh cùng toàn Đảng, toàn quân, cùng ngành y tế, bằng những hành động tự giác, trung thực của chính mình với tinh thần: Thần tốc, đồng lòng dập dịch.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)