Chống dịch Coved- 19 là trách nhiệm của cả cộng đồng
Đến
nay quy mô tác động của Covid-19 đã mang tính toàn cầu. Dịch bệnh giờ đã lan
khắp các châu lục và số người thiệt mạng cũng như số nước có người nhiễm bệnh
chắc chắn sẽ còn tăng lên trong những ngày tới.
Đây
không phải là lần đầu tiên thế giới phải đối mặt với cơn dịch bệnh nguy hiểm
như vậy. 17 năm trước đây, hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS)-“đại dịch đầu
tiên của thế kỷ 21” xuất phát từ Quảng Đông (Trung Quốc) cũng từng lan tới 29
quốc gia, khiến 8.098 người nhiễm bệnh và 774 người thiệt mạng. Năm 2014, cả
khu vực Tây Phi hỗn loạn bởi dịch sốt xuất huyết Ebola, căn bệnh cướp đi sinh mạng
của 3.439 người.
Tuy
nhiên, sự nguy hiểm cũng như phạm vi ảnh hưởng của Covid-19 đã vượt xa những dự
đoán ban đầu, đến mức WHO phải lên tiếng cảnh báo là “vô cùng quan ngại”. Nhiều
chuyên gia y tế lo ngại rằng, nếu thời điểm hiện nay thế giới không kịp thời
ngăn chặn thì Covid-19 có thể trở thành đại dịch toàn cầu với những tác động
khó lường.
Không
những thế, trong xu thế toàn cầu hóa, khi biên giới tự nhiên trở nên vô hình
trước sự giao lưu, dịch chuyển, liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, sự
lây lan của dịch bệnh còn nhanh hơn nhiều. Trong một thế giới phẳng như vậy,
con virus quái ác SARS-CoV-2 có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, tại
bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào cũng là điều bình thường. Không thể vì
nguy cơ của dịch bệnh mà áp dụng các biện pháp hành chính như cấm đi lại hay
ngừng thông thương hàng hóa. Đây chỉ có thể là biện pháp nhất thời chứ không
thể kéo dài bởi nó sẽ làm cả thế giới tê liệt.
Chính
vì thế, ngăn chặn dịch bệnh chết người này đòi hỏi nỗ lực của cả cộng đồng quốc
tế. “Cuộc chiến” chống Covid-19 phải như một lần cả thế giới “ra trận”, và việc
chung tay dẹp dịch chính là cách để mỗi nước, mỗi cộng đồng tự cứu mình. Kinh
nghiệm chỉ ra rằng, có hai “chìa khóa” để chặn dịch: Phát hiện sớm và cách ly
sớm. Đây là những phương pháp nguyên thủy nhưng lại rất hiệu quả. Ngược lại,
hậu quả sẽ khó lường mà câu chuyện của Hàn Quốc là bài học đắt giá. Chính sự
chậm trễ trong việc tiến hành cách ly bệnh nhân “siêu lây nhiễm” Covid-19 ở
thành phố Daegu đã khiến nước này “vỡ trận”, trở thành “tâm dịch” lớn thứ hai
thế giới, sau Trung Quốc.
Trong
bối cảnh có tới 5%-15% những người tiếp xúc gần với người bệnh sẽ bị lây bệnh,
chính biện pháp “mạnh tay” nhanh chóng chặt đứt sợi dây lây nhiễm chéo là một
trong những yếu tố giúp các nước, trong đó có Việt Nam, kiểm soát số ca nhiễm
bệnh và ngăn không cho SARS-CoV-2 lây lan rộng. Giữa tâm “bão Covid-19”, Việt
Nam đang nổi lên như một “điểm sáng”. Kinh nghiệm về phòng, chống dịch bệnh
truyền nhiễm của Việt Nam đang đóng góp cho nỗ lực toàn cầu ngăn chặn dịch bệnh
Covid-19.
Nhưng
để xây được “phòng tuyến đầu tiên” cách ly kịp thời thì các quốc gia phải phối
hợp công khai, minh bạch tình hình dịch bệnh, đồng thời chia sẻ những thông
tin, dữ liệu liên quan tới các vùng dịch hay những trường hợp mắc và nghi mắc
để các nước có thể theo dõi, giám sát và cách ly trong trường hợp cần thiết,
nhằm làm giảm tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Không ai có thể đứng ngoài trong
“cuộc chiến” toàn cầu với Covid-19.
DVN 01/4/2020
Cả nước chung tay dẹp dịch sẽ mang lại hiệu quả
Trả lờiXóa