Họ
hy vọng rằng nếu "bôi đen" được QĐND thì có thể làm mất uy tín, vai
trò của quân đội đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, làm suy giảm lòng tin của
nhân dân đối với quân đội, nghĩa là có thể “tách cá khỏi nước”. Mục tiêu cuối
cùng của họ là thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội, làm cho Quân đội
ta thoái hóa, mất mục tiêu chiến đấu, xa rời sự lãnh đạo của Đảng, xa rời nhân
dân. Chính vì thế, họ "chăm chỉ" tích cóp từng chi tiết, lợi dụng
triệt để từng sự việc có tính chất đơn lẻ xảy ra ở một vài đơn vị cơ sở, như:
Chiến sĩ cũ đánh chiến sĩ mới; chiến sĩ xô xát với dân; một vài chiến sĩ uống
rượu... để từ đó tập hợp thành các clip, rồi bình luận, quy kết, xuyên tạc về
phẩm chất truyền thống của QĐND Việt Nam. Những ngày gần đây, trên mạng xuất
hiện một số clip chiến sĩ nọ đánh chiến sĩ kia, kèm các bình luận khá gay gắt,
cay nghiệt, rất thiếu thiện chí. Đây chính là một thủ đoạn xuyên tạc của một số
người mưu mô, cơ hội…
Gần
như thành thông lệ, cứ vào mùa tuyển quân hằng năm của các địa phương là trên
không gian mạng lại xuất hiện một vài video clip về hiện tượng chiến sĩ cũ bắt
nạt, đánh đập chiến sĩ mới. Mục đích của họ thứ nhất là muốn tạo ra tâm lý
hoang mang cho các thanh niên và gia đình các thanh niên trước khi họ lên đường
nhập ngũ. Thứ hai là muốn "câu" view, "câu" like, làm cho
blog hoặc tài khoản facebook của mình có người… ngó ngàng tới. Thứ ba
là có một số người có ý đồ xấu, mưu mô, cơ hội nên đã tải lại những clip này,
sau đó chỉnh sửa, cắt ghép vô lối, rồi tán phát lên không gian mạng.
Họ tự tưởng tượng ra đó là “bằng chứng”, để từ đó viết bài, bình luận xiên xẹo,
xuyên tạc tình cảm gắn bó cán-binh trong quân đội, xuyên tạc phẩm chất, truyền
thống của QĐND Việt Nam. Điều nguy hiểm là những bài viết đó được một số người
thiếu thông tin tham gia tương tác bình luận, chia sẻ, tạo thành hiện tượng,
gây ra dư luận xấu trong xã hội, hình thành cái nhìn méo mó về phẩm chất,
truyền thống đoàn kết, anh dũng của Quân đội ta. Cá biệt còn có một số tổ chức,
trang mạng từ nước ngoài cố tình sao lưu, cắt ghép hình ảnh một cách thô thiển,
kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, rồi lấy cớ đó để tạo ra một bài bình luận dài
dòng, lòng vòng nói xấu các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trong các đơn vị, quy
chụp, xuyên tạc nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với QĐND và Công an nhân dân.
Họ cho rằng nếu LLVT không “phi chính trị hóa” thì sẽ vẫn còn hiện tượng như họ
phản ánh. Khi xem các clip của họ, những người có đủ thông tin và có phương
pháp phân tích thông tin thì chắc chắn sẽ nhìn thấu "cái đuôi" cơ hội
chính trị của những kẻ đã tạo ra sản phẩm đó. Đúng như Thượng tướng Võ Tiến
Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng
trong lần trả lời các phóng viên đã khẳng định: “Quân đội ta là một thực thể
của xã hội, có thể chịu ảnh hưởng của mọi sự tác động tiêu cực từ xã hội, nhưng
điều đó không có nghĩa là tiêu cực xâm nhập được vào quân đội. Hiện tượng đánh
nhau của một số chiến sĩ có thể có, nhưng đó chỉ là sự việc đơn lẻ, và dứt
khoát đó không phải là bản chất, truyền thống của Quân đội ta…”. Tuy nhiên,
cũng còn một bộ phận cư dân mạng thiếu thông tin, hoặc không chịu tìm hiểu đúng
bản chất của sự việc đã vội tham gia tương tác, bình luận, biểu thị suy nghĩ
của mình một cách xuôi chiều, phiến diện, tạo ra dư luận không tốt trong xã
hội.
Tuy
nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận là, thời gian qua, tại một số đơn vị, một
số lãnh đạo, chỉ huy cấp cơ sở còn chưa thực sự bám sát bộ đội, chưa kịp thời
phát hiện những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, sinh hoạt, quan hệ của bộ đội
nên đã để xảy ra một vài sự việc đáng tiếc. Đây đó vẫn còn hiện tượng mâu
thuẫn, xô xát giữa các chiến sĩ; cá biệt vẫn còn hiện tượng quân phiệt bằng lời
nói và hành động đối với bộ đội. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các đơn vị
cần tiếp tục quán triệt sâu kỹ các chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị,
Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, giáo dục bộ
đội. Cần phải tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc các sự việc đã xảy ra, coi đó
là những bài học sâu sắc về xây dựng mối quan hệ đoàn kết cán-binh. Thường
xuyên rà soát, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường, hiện tượng
quân phiệt trong đơn vị. Đội ngũ cán bộ từ tiểu đội trưởng trở lên phải thực sự
gương mẫu, bám sát, thương yêu, giúp đỡ bộ đội, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dạy: “Cán bộ phải thương yêu đội viên… Người đội trưởng, người chính
trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội viên. Chưa làm được
như vậy là chưa hết nhiệm vụ. Cán bộ có thân đội viên như chân tay, thì đội
viên mới thân cán bộ như ruột thịt…”. Đồng thời phải tạo ra bầu không khí
thực sự dân chủ, thân thiện ngay từ ngày đầu các chiến sĩ mới đặt chân về đơn
vị, tạo ra niềm tin, ấn tượng tốt đẹp cho bộ đội về một môi trường chuẩn mực
trong quân đội. Đó chính là công việc đầu tiên mà mỗi cán bộ phải thực hiện khi
tiếp nhận bộ đội về làm chiến sĩ của mình.
Khi
chúng ta xây dựng được một đơn vị, một tập thể gắn bó, đoàn kết, trên-dưới
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, cùng vượt qua khó khăn, cùng tiến bộ là đã vừa
góp phần xây dựng, bồi đắp phẩm chất, truyền thống của QĐND, làm sáng rõ hình
ảnh Bộ đội Cụ Hồ, đồng thời tạo ra liều thuốc đặc hiệu chống lại mọi sự xuyên
tạc, mọi mưu mô, thủ đoạn hòng bôi nhọ hình ảnh của QĐND Việt Nam anh hùng./.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa