Không thể xuyên tạc
nguyên tắc tập trung dân chủ
trong tổ chức và hoạt động của Đảng (Kỳ 2)
trong tổ chức và hoạt động của Đảng (Kỳ 2)
Tiếp nối
những nguyên tắc xây dựng Đảng qua các kỳ đại hội, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt
Nam do Đại hội XI của Đảng thông qua đã hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập
trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện
các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính
trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật”(2). Như vậy, trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Đảng nêu trên thì nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc được xác
định đầu tiên, cơ bản nhất và quan trọng nhất.
Trong
công tác xây dựng Đảng hiện nay, dân chủ ngày càng được mở rộng gắn với siết chặt
kỷ luật, kỷ cương trong mọi hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên. Những quyết
định lớn, quan trọng của Đảng đều được tổ chức thảo luận rộng rãi, tập hợp trí
tuệ của các tổ chức đảng, đảng viên, cùng với sự phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Sinh hoạt của các
cấp ủy và tổ chức đảng được tiến hành dân chủ, cởi mở hơn. Cấp ủy viên các cấp,
mỗi đảng viên mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình. Các hình thức hội thảo,
đối thoại được tăng cường; thực hiện chế độ tiếp đảng viên và người dân của bí
thư cấp ủy. Việc bầu cử trong Đảng có nhiều đổi mới. Công tác tổ chức và cán bộ,
nhất là việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ được tiến hành nghiêm túc
theo các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch và dân chủ hơn. Tình trạng cục
bộ, mất đoàn kết trong tổ chức đảng được chấn chỉnh, nhiều tổ chức, cá nhân vi
phạm bị xử lý kịp thời. Dân chủ trong hệ thống chính trị và trong xã hội có bước
khởi sắc từ việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng,
góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo cách mạng nước ta giành
được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong 33 năm thực hiện đổi mới vừa
qua.
Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, một số tổ chức đảng
thực hiện không nghiêm túc, hiệu quả thấp, thậm chí có nơi nguyên tắc này còn bị
bóp méo, vô hiệu hóa. Có cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng
và chưa phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh
đạo ở một số nơi còn gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền. Đã có không ít trường
hợp, người đứng đầu tổ chức đảng lợi dụng, thâu tóm quyền lực phục vụ lợi ích
cá nhân, thực hiện “tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm” bằng mọi thủ đoạn, như trù
úm những người có ý kiến khác với mình, kéo bè, kéo cánh. Khi đó, các thành
viên trong tổ chức đảng bị phân liệt hoặc phải ủng hộ cái sai của nhau, không
dám bảo vệ cái đúng, dẫn đến đoàn kết xuôi chiều (thực chất là mất đoàn kết),
làm suy giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Khi tình trạng
mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức diễn ra phổ biến, kéo dài ở tổ chức đảng thì
nguyên tắc tập trung dân chủ lại trở thành bình phong che chắn cho những hành
vi tham nhũng của cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống.
Nguyên
nhân của tình trạng nêu trên rất đa dạng. Do thiếu những cơ chế cụ thể bảo đảm
và phát huy dân chủ khi thực hiện những quy định trong Điều lệ Đảng và các quy
định của Trung ương. Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” chưa được
thực hiện nghiêm túc, thiếu hiệu lực và hiệu quả do không xác định rõ cơ chế chịu
trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, dẫn đến khi có sai sót, khuyết
điểm thì không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập
thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt
tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám đột phá; tạo kẽ
hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh
vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Điều
đáng nói là, tình trạng đó kéo dài nhưng ít được quan tâm phân tích làm sáng tỏ
và có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Khi tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ không được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí diễn ra ngày càng phức tạp, có
những tổ chức đảng mất sức chiến đấu thì xuất hiện quan điểm cho rằng nguyên tắc
này không có tính khả thi, càng thực hiện thì càng mất dân chủ, càng độc đoán,
chuyên quyền (?!). Một số đảng viên, có cả cán bộ lãnh đạo và một số nhà lý luận
cũng có lúc nghi ngờ tính khả thi của nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là
trong điều kiện Đảng cầm quyền. Hàng chục năm qua, trên các diễn đàn, hội thảo
khoa học hay các bài viết trên một số tạp chí đã đề xuất thay đổi tên nguyên tắc
“tập trung dân chủ” thành nguyên tắc “dân chủ” hay nguyên tắc “dân chủ tập
trung” với mong muốn dân chủ thực sự hơn, hạn chế tập trung quan liêu, độc
đoán, chuyên quyền.
Trong
khi đó, các thế lực thù địch lợi dụng những khuyết điểm trong thực hiện nguyên
tắc này càng ra sức xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ hòng làm
cho đảng viên hoang mang, hoài nghi, muốn từ bỏ nguyên tắc. Đó thực chất là một
trong những hoạt động “diễn biến hòa bình” làm cho chính những đảng viên của Đảng
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm cho tổ chức đảng mất sức chiến đấu, rệu
rã, tê liệt, suy yếu và để chúng dễ bề thực hiện mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản.(Còn tiếp)
(2) Điều lệ Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 5
Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa