Nêu cao cảnh giác trước chiêu trò
tung tin giả về dịch Covid-19
Cho đến
hiện tại, kết quả phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta quả là đáng khâm phục và
tạo niềm tin rất lớn cho người dân vào hệ thống y tế nước nhà. Đây thể hiện rất
rõ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong phòng, chống “giặc dịch Covid19”
Tuy nhiên, chưa có khi nào người dân đón
nhận nhiều, rất nhiều luồng thông tin dễ dẫn đến sự nghi ngờ, hoang mang liên
quan đến dịch bệnh Covid-19 ngay từ khi bắt đầu xâm nhập vào nước ta. Nhất là
khi Hà Nội phát hiện ca nhiễm bệnh Covid-19 số 17 đêm 6/3/2020.
Nguy
hiểm hơn, trong những ma trận thông tin đó có không ít thông tin có tính bịa
đặt nhằm dẫn dắt, hướng lái dư luận vào một vấn đề khác, đó là chính trị liên
quan đến tổ chức, cán bộ của Nhà nước nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng trong
thời điểm bắt đầu tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Vậy, những
kẻ tung tin giả thường dùng chiêu trò gì và mục tiêu của chúng là gì?
Trước hết, đó là hành động phát tán thông tin bằng những bài viết hay
livestream trên các tài khoản cá nhân hoặc trên các hội, nhóm, hướng dẫn điều
trị, chữa trị bệnh Covid-19 tại nhà, theo đó, kêu gọi tẩy chay, không tuân thủ
hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.
Thứ hai, lập ra các cuộc thăm dò ý kiến trên mạng như yêu cầu đóng
cửa biên giới, ngừng hoạt động giao thương, yêu cầu những doanh nghiệp, các
công ty, khu công nghiệp có yếu tố người nước ngoài thuộc các quốc gia có nhiều
người nhiễm bệnh ở châu Á, châu Âu phải đóng cửa.
Thứ ba, lợi dụng khoảng trống thông tin khi các báo đài chính thống
chưa kịp đăng tải để tung ra những thông tin dưới dạng “nguồn nội bộ”, “tin mật
không công bố vì không có lợi”...nhằm mục đích thu hút lượt like, nhất là sự
chia sẻ của cộng đồng mạng cả tin để phát tán rộng rãi, dẫn đến tâm lý hoang
mang, nghi hoặc, từ đó tiếp tục có những thông tin hướng lái người dân vào
những chiêu trò mà mục đích chính là phá hoại chính trị.
Điển hình là nội dung thông tin của “GS Bách, thành viên BCĐ
phòng chống dịch bệnh cho biết…”. Bộ Y tế sáng 9/3 khẳng định, đây hoàn toàn là
tin giả, trong thành phần của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch không ai
có tên là Bách. Cá nhân PGS.TS Trần Xuân Bách cũng xác nhận không đưa thông tin
này, đây là tin giả mạo, ông đề nghị mọi người xóa và không share.
Đây là chiêu trò mà một số tổ chức phản động lưu vong và các
đối tượng chống đối tăng cường tạo dựng, phát tán nhằm thông qua đó chống phá
Đảng, Nhà nước Việt Nam với các lời lẽ như “Chính phủ bưng bít thông tin, yếu
kém trong xử lý dịch bệnh”; Việt Nam “giấu dịch”, “thực tế số người nhiễm bệnh
lớn hơn rất nhiều so với con số Chính phủ Việt Nam công bố”... Một số ca tử
vong chưa rõ nguyên nhân, sau khi cơ quan y tế công bố âm tính với Covid-19 thì
họ tìm cách xuyên tạc rằng có sự khuất tất, che giấu.
Từ đó, chỉ trích Chính phủ “chỉ lo ảnh hưởng lợi ích mà
không cung cấp đúng thông tin, tình hình về dịch bệnh”. Khi yêu cầu đóng cửa
biên giới Việt – Trung không được đáp ứng, họ quay sang phê phán, nói rằng việc
không đóng cửa biên giới là bằng chứng cho thấy “sự lệ thuộc” của Việt Nam. Từ
đó viết bài bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thực tế cho thấy, việc thông tin giả liên quan đến dịch bệnh
Covid- 19 được đăng tải, phát tán trên mạng thời gian qua đã bị lực lượng chấp
pháp xử lý quyết liệt, song hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng vẫn
diễn biến phức tạp, nhất là ý đồ lợi dụng dịch bệnh để chống phá Đảng, Nhà
nước, gây rối trật tự trị an. Vì
vậy, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác khi tiếp cận các tong tin về dịch
trên không gian mạng để không mắc bẫy của các thế lực thù địch./.
Tất cả các trường hợp tung tin thất thiệt về dịch bênh phải bị xử lý nghiêm
Trả lờiXóa