Nhận diện hoạt động lợi dụng dịch bệnh COVID-19 chống phá Đảng,
Nhà nước
Các thế lực thù địch, số đối tượng chống
đối trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung tin giả
mạo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước trong phòng chống dịch bệnh
COVID-19 gây hoang mang dư luận. Người dân cần nhìn nhận rõ âm mưu, thủ đoạn để
hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc và cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Trong hơn một tháng qua, nhất là những ngày gần đây, những thông
tin nhiễu loạn, thất thiệt, giả mạo tràn ngập trên nhiều phương tiện truyền
thông và mạng xã hội đề cập đến diễn biến phức tạp tình hình dịch bệnh
COVID-19.
Trên
không gian mạng, chỉ tính từ ngày 26/2 đến 13/3/2020 đã có 153.174 tin, bài
đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn, 267.195 lượt tin/bài
đăng trên mạng xã hội facebook, 250 video clip trên youtube liên quan, thu hút
hơn 507 nghìn lượt bình luận, 4,5 triệu lượt chia sẻ.
Các thế lực thù địch, số đối tượng phản động, chống đối, cơ quan
đài, báo quốc tế có xu hướng chống Việt Nam tích cực khai thác, đăng tải, tán
phát nhiều thông tin xuyên tạc sai sự thật về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam;
công kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong công tác phòng
chống dịch bệnh, gây hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện mục đích trên, các thế lực thù địch triệt
để sử dụng các thủ đoạn sau:
Một là, lợi dụng tính năng lan tỏa nhanh của internet, của
truyền thông xã hội như các kênh: Google, Youtube, facebook…, các thế lực thù
địch đã lập ra hàng trăm hội nhóm, tài khoản trên facebook để tán phát các bài
viết, hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật về
dịch COVID-19, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận.
Chúng triệt để khai thác các tính năng bình luận, chia sẻ và
phát trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội để “phủ kín thông tin” tiêu cực
đến người dân. Nhiều tổ chức phản động lưu vong, như: Việt Tân, Chính phủ quốc
gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh BBC, VOA, RFA, Chân trời mới media,
Hội anh em dân chủ… cùng số đối tượng phản động trong nước câu kết, a dua, phủ
nhận những thành quả bước đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công tác
ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra mà
WHO và quốc tế đánh giá cao.
Đáng nói hơn, chúng còn sẵn sàng chi nhiều tiền để thực hiện các
“quảng cáo chính trị” nhằm bóp méo sự thật, tán phát đến người dân các nội dung
xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, công kích Chính phủ “bưng bít thông
tin”, yếu kém trong điều hành, xử lý dịch bệnh.
Hai là, tạo các bài viết, video clip giật gân, gây sốc nhằm
xuyên tạc tình hình dịch bệnh, tung tin về số lượng người bị nhiễm, tử vong do
dịch bệnh tại các địa phương, hướng dẫn cách tự điều trị, chẩn đoán tại nhà,
tán phát thông tin vaccine có thể chữa khỏi virus Corona; lan truyền tài liệu
hướng dẫn từ Bộ Y tế Liên bang Nga về chữa trị COVID-19 và xuyên tạc về nguồn
gốc của COVID-19.
Một số tổ chức “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm
thời”, “Voice”, “BPSOS” và các đối tượng chống đối trong và ngoài nước tổ chức
nhiều cuộc thăm dò ý kiến qua mạng gây áp lực với chính quyền đối với các quyết
sách như: đóng cửa biên giới với Trung Quốc, yêu cầu các doanh nghiệp có công
nhân Trung Quốc, Hàn Quốc dừng sản xuất, học sinh nghỉ học, trung tâm thương
mại, siêu thị đóng cửa; kêu gọi, kích động công nhân đình công tập thể, hô hào
người dân tích trữ lương thực, thực phẩm khiến tình trạng hoảng loạn trong quần
chúng nhân dân, nhất là sau ca nhiễm số 17.
Ba là, lợi dụng “khoảng trống thông tin” khi các đài, báo chính
thống chưa đưa thông tin chính thức đã nhanh chóng khai thác, lồng ghép với
những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình dịch bệnh COVID-19 đưa lên mạng
xã hội.
Chúng cho rằng Đảng, Nhà nước “che giấu, bưng bít thông tin”
thiếu minh bạch trong công bố số ca nhiễm, tử vong do COVID-19; Việt Nam tuyên
bố chữa trị thành công cho 16 ca nhiễm COVID-19 chỉ là con số “lừa mị để trấn
an dư luận”, bệnh nhân 17 chỉ là “con dê tế thần” để Việt Nam nhận tiền tài trợ
từ nước ngoài.
Nhiều đối
tượng cắt ghép hình ảnh, tin bài thật, giả lẫn lộn để vu cáo chính quyền gia
tăng “đàn áp, bắt bớ, xử phạt” những người đăng tải thông tin liên quan đến
dịch bệnh. Quan ngại hơn, một số hội nhóm có đông thành viên, kiểm duyệt không
chặt chẽ về nội dung cũng đã đăng nhiều tin, bài, bình luận sai sự thật công
kích hoạt động điều hành chống dịch của Chính phủ.
Có thể thấy, diễn biến dịch bệnh COVID-19 như “mảnh đất màu mỡ”
được các phần tử cơ hội, chống đối, các tổ chức tự xưng “xã hội dân sự” triệt
để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo, thất thiệt, xuyên tạc chủ
trương, chính sách của Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận. Người dân cần
nhìn nhận rõ âm mưu, thủ đoạn để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc và cùng
chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Tán phát tin giả là hành vi vi phạm pháp luật. Để không làm ảnh
hưởng đến nỗ lực phòng, chống dịch của toàn xã hội, cơ quan chức năng của Bộ
Công an đã phối hợp với Công an các địa phương nhanh chóng vào cuộc, đấu tranh
xử lý một số đối tượng tung tin giả.
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật,
xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đến ngày 18/3/2020, lực lượng Công an đã xác minh làm rõ và đấu
tranh với hơn 800 trường hợp, qua đó xử phạt hành chính hơn 200 đối tượng với
mức tiền từ 10 đến 30 triệu đồng; xử phạt hơn 200 cơ sở kinh doanh thiết bị,
vật tư y tế lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, nâng giá nhằm trục lợi cá
nhân.
Qua quá trình làm việc, phân tích các trường hợp đều nhận thức
được hành vi sai phạm của bản thân và chủ động gỡ bỏ các thông tin sai sự thật,
cam kết không tái phạm, trong đó có cả những người có mức độ ảnh hưởng lớn
trong xã hội.
Tin giả hay các loại “virus tin đồn” thất thiệt không những gây
hoang mang, hoài nghi trong dư luận mà còn gieo rắc tâm lý sợ hãi cho xã hội,
cho cộng đồng. Vì nghe theo tin giả nên người dân thêm hoảng loạn, đổ xô đi mua
khẩu trang, thực phẩm và tình trạng quá tải để chờ xét nghiệm ở các bệnh viện.
Vì các “thuyết âm mưu” nào đó của các “anh hùng bàn phím”, các
thông tin sai lệnh về dịch bệnh được số đối tượng chống đối lợi dụng thực hiện
mục đích chống phá khiến cho công tác phòng chống, kiểm soát dịch của Chính phủ
Việt Nam gặp thêm những khó khăn. Vì vậy, cùng với việc phòng chống COVID-19,
mỗi chúng ta hãy trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật để tự miễn dịch và
tăng sức đề kháng trước các loại “virus tin đồn” lợi dụng tình hình dịch bệnh
COVID-19 để tung tin xuyên tạc.
Những hành vi lợi dụng dịch COVID-19 để tung thông tin xấu độc,
chống phá Nhà nước, chính quyền trên mạng xã hội sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Vì
vậy, mỗi người dân nên cảnh giác, chọn lọc thông tin và tuyệt đối không nên
chia sẻ những thông tin chưa được xác thực.
Không để bị cuốn theo các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc,
những tin đồn thất thiệt về tình hình dịch bệnh hiện nay. Để góp phần loại bỏ
thông tin xấu, tiêu cực gây hoang mang dư luận, khi phát hiện nguồn tin xấu cần
báo cho cơ quan Công an, các cơ quan chức năng liên quan để có biện pháp xử lý
kịp thời.
Cần bình
tĩnh trước các thông tin thất thiệt trên mạng xã hội, thay vì đổ xô đi tích trữ
thực phẩm, chúng ta nên hạn chế tới nơi đông người, chủ động khai báo y tế
trung thực khi có dấu hiệu nghi nhiễm, thực hiện biện pháp phòng cống dịch theo
khuyến cáo của Bộ Y tế và giữ vững niềm tin vào sự quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh
của Chính phủ.
Hơn lúc nào hết, cộng đồng mạng cùng lên án các đối tượng cố
tình tung tin thất thiệt, thông tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 nói riêng
và những thông tin giả nói chung. Đó chính là hành động thể hiện rõ nhất, thiết
thực nhất tinh thần yêu nước, chung tay cùng Chính phủ dập đại dịch COVID-19.
Các trường hợp tung tin thất thiệt về dịch bệnh phải xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóa