Trong thời gian gần đây, đặc biệt trong dịp toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta đang tích cực chuẩn bị tốt mọi mặt cho Đại hội Đảng các
cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; các thế lực thù địch đã và
đang liên tục chống phá cách mạng nước ta hết sức tinh vi và quyết liệt. Mũi
nhọn quan trọng và thâm độc nhất là tiến công vào Cương lĩnh, đường lối của
Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt
Nam; đồng thời phủ định quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
chế độ XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, một số
người cho rằng ở Việt Nam cần thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”
vậy thực chất
nó là gì?
Vấn đề đòi “đa nguyên chính trị; đa đảng đối lập” không phải là vấn
đề mới, nó xuất hiện nhiều từ thế kỷ XIX, khi giai cấp
tư sản đang độc quyền thống trị xã hội. Lúc đầu tư tưởng “đa nguyên luận” nhằm mục đích ngăn
chặn tình trạng độc quyền, mất dân chủ của giới tài phiệt và
một số chính trị gia tư sản, bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên nó không đạt
được mục đích của mình là dân chủ hóa xã hội mà chỉ hình thành nên một số đảng phái trong xã hội nhằm phân chia, tranh
giành quyền lực lẫn nhau. Đặc biệt, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chính
quyền của giai cấp vô sản ra đời, Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo một số nước,
một số người chủ yếu là các học giả, các chính trị gia tư sản, những người đại
diện cho giai cấp tư sản - giai cấp bị mất đi sự độc quyền chính trị - xã hội
lại rùm beng mạnh mẽ vấn đề “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Theo họ, “đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập” sẽ tạo nên “sự đa dạng, phong phú trong ý
thức hệ tư tưởng” và “là nhân tố bảo đảm cho một nền dân chủ thực sự”.
Chúng
ta không phủ nhận những yếu tố tích cực của đa nguyên, đa đảng, nhưng thực chất
đa nguyên, đa đảng
không đồng nhất với dân chủ. Một đảng lãnh đạo không đồng nhất với độc tài lãnh
đạo, không đồng nhất với mất dân chủ. Không nhất thiết cứ “đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập” mới có dân chủ thực sự và không có đa nguyên, đa đảng thì
không có dân chủ.
Đa
nguyên, đa đảng không phải là “yếu tố duy nhất, nền tàng duy nhất” đảm bảo được
dân chủ đích thực mà bản chất của dân chủ là quyền
lực thuộc về nhân dân. Dân chủ là một giá trị xã hội, được hình thành và đảm bảo bởi nhiều yếu tố, trong đó có lực lượng cầm
quyền xã hội, cơ chế quản lý xã hội và trình độ làm chủ của người dân...Theo Hồ
Chí Minh: “Dân chủ là dân làm chủ, dân là chủ”. Vì vậy, bất cứ xã hội nào, nhất
nguyên hay đa nguyên, một đảng hay đa đảng nhưng nếu đảng cầm quyền và nhà nước
quan tâm đến thể chế bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, tôn trọng nhân dân,
chăm lo cho nhân dân, coi nhân dân là gốc, là chủ thể của quyền lực...được thể
hiện trong cương lĩnh, mục tiêu, chương trình hành động, thông qua hệ thống
Hiến pháp và pháp luật...thì xã hội đó có dân chủ. Dân chủ là thành quả của
cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân, là một bậc thang giá trị của nhân loại chứ
dân chủ không phải là sản phẩm “của sự kêu gào” của một số phần tử trong xã
hội.
Thực
chất của cái gọi là “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở một số nước không
như một số người hiểu rằng đó là một chế độ “thực sự dân chủ” mà bản chất của
nó vẫn là nhất nguyên chính trị. Đó là một chế độ chính trị tư sản và giai cấp
tư sản vẫn là giai cấp duy nhất cầm quyền thống trị xã hội. Vậy sao một đất
nước, một dân tộc như Việt Nam đã lựa chọn và đi theo con đường XHCN lại phải
trao, chia sẻ quyền lực cho các đảng phái
không theo con đường XHCN.
Có
ý kiến cho rằng, thực hiện đa đảng, có nhiều đảng cạnh tranh nhau thì sẽ dân chủ
hơn, sẽ tốt hơn một đảng!
Có
đúng như vậy không? Câu trả lời ở đây là không phải như vậy. Hãy xem chính
người Mỹ nói về nước Mỹ, một nước thực hiện chế độ đa đảng, thực chất là thế
nào. Họ nói rằng, nước Mỹ là một nước “tự do” người dân tự do biểu tình, chửi bới,
báo chí tự do phanh phui những chuyện nhạy cảm,
xuyên tạc, bôi xấu nhau vì sự cạnh tranh của các đảng phái này, nhằm hạ uy tín
của đảng phái kia như hiện nay giữa hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đang chạy
đua tranh cử vào ghế Tổng thống nhiệm kỳ tới…Nhưng điều đó không phải là bản
chất thực sự của dân chủ.
Như vậy, có thể rút ra một số
vấn đề đó là: thứ nhất, chế độ đa đảng của nước Mỹ “ thực chất chỉ là một đảng”, là sự cầm
quyền của đảng tư sản; thứ hai, dân chủ ở nước Mỹ là dân chủ tư sản, không phải
là dân chủ của đa số, không thực hiện quyền lực thực sự thuộc về nhân dân; thứ
ba, thực chất đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là
bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã có và cũng đã phủ định đa đảng: Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử những thập niên đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người dẫn dắt mình đi đến tương lai hạnh phúc.
Tháng
8/1945, Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền lập
nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong những ngày đầu giữ chính quyền và
nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên
bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần
cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham
gia lãnh đạo đất nước. Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã
có các đảng như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Quốc dân đảng tham gia. Sau này còn
Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản và sau đó Đảng Dân chủ và
Đảng Xã hội tuyên bố tự giải tán.
Toàn bộ quá trình cách mạng
Việt Nam và hoạt động của nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính
trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử
đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách
mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân
tộc và toàn thề nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ
cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”.
Tính nguy hiểm của
luận điểm đòi Việt Nam thực hiện đa đảng đối lập
Thứ nhất, luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là
luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận
thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nếu không
thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đao của Đảng thì cũng dễ gây nên sự chia
rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự
hoài nghi, dao động, thiếu niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo
của Đảng.
Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của
Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ XHCN, “lái’ nền dân chủ nước ta sang
nền dân chủ khác, phi XHCN. Dù chúng không trực tiếp nói đến chúng ta phải thực
hiện dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, học tập theo các nước phương
Tây, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang
dân chủ tư sản.
Thứ ba, đó là luận điểm phản khoa học và phi lịch sử. Bởi vì,
trên thực tế không có thứ dân chủ chung chung trừu tượng, trong thời đại ngày
nay chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ XHCN. Cái gọi là đa đảng như trong
xã hội phương Tây thực chất là sự chi phối của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh
chấp giữa các nhóm chính trị khác nhau của chính giai cấp tư sản. Nếu nước ta
thực hiện đa đảng thì các thế lực thù địch muốn đa đảng như thế nào, chắc chắn
rằng chúng không muốn đa đảng mà ở đó lại có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Vậy
điều gì sẽ đến, nếu ở Vỉệt Nam thực hiện đa đảng?
Điều dẫn đến sẽ là: đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn,
mất ổn định, làm đổ vỡ nền kinh tế rơi vào thảm họa như đã từng
xảy ra ở một số nước như: Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu... Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân,
nhân dân chỉ là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Rút cục,
Việt Nam không còn là đất nước
phát triển theo con đường XHCN; Đảng
Cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội; mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta đều
bị tiêu tan. Cần nhớ lại một bài học đau xót và thấm thía về thực thi dân chủ sai
nguyên tắc ở Liên Xô trong thời gian cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hoá”,
“dân chủ hoá”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội, lại
tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi
cho các thế lực thù địch ráo riết hơn, quyết liệt hơn trong mưu đồ chống phá và
dẫn đến làm tan rã, đổ vỡ chế độ Xô Viết.
Ở Việt Nam không thực hiện chế
độ đa đảng không phải vì chúng ta bảo thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch
cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, là vì sự ổn định và phát triển
của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân thực
hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chù, công
bằng, văn minh”.
Trên cơ sở lý luận - thực tiễn khoa học ta có thể
khẳng định rằng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đây là vấn đề có tính nguyên tắc, bất di bất dịch;
là khách quan, do lịch sử lựa chọn, phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, dân tộc Việt Nam;
đồng thời khẳng định luận điểm trên là hoàn toàn sai trái, phản động, nằm trong
chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và toàn dân cần phải
nhận thức đúng đắn và nắm vững âm mưu, thủ đoạn “DBHB”, của các thế lực thù
địch chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay. Qua đó củng cố nhận thức chính trị,
nâng cao cảnh giác cách mạng, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với
Đảng và chế độ, tăng cường thế trận lòng dân vững chắc. Góp phần cùng toàn
Đảng, toàn dân và lực lượng vũ trang làm thất bại chiến lược “DBHB”, bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
NDT 03.20
Bản chất của các thế lực thù địch là không thay đổi; chúng cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóa