Vì sao khi đã có trong tay tất cả: Tiền bạc, vật chất, địa vị nhiều
người vẫn không thể hạnh phúc? Lẽ nào hạnh phúc lại xa xôi đến thế sao?
Hiện nay, có một thuật ngữ khá phổ biến là “cảm giác hạnh phúc”,
chỉ số “cảm giác hạnh phúc” cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới độ mãn
nguyện của mỗi người về cuộc sống và mức độ hạnh phúc cả thân lẫn tâm.
Nhưng điều khiến con người nuối
tiếc là “cảm giác hạnh phúc” của mọi người trong xã hội hiện đại thường không
cao. Mặc dù điều kiện vật chất không ngừng nâng cao nhưng cuộc sống tinh thần
của con người lại vô cùng thiếu hụt, điều này tạo nên trạng thái “sống, nhưng
không hạnh phúc” ở đa số mọi người.
Nếu phân tích sâu thêm về nhân
tố khiến con người không hạnh phúc, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng:
Con người giàu có về vật chất nhưng lại trống rỗng về tinh thần
Con người thuộc các ngành nghề
trong xã hội đều bị cuốn vào vòng xoáy bận rộn, đến nỗi gần như không có thời
gian để thưởng thức vẻ đẹp từ thiên nhiên và sự tĩnh tại trong tâm hồn.
Hơn nữa, những việc khiến rất nhiều người ngày nay bận rộn lại vô
nghĩa và không mấy giá trị. Bởi vậy, sau khi đã lãng phí thời gian vào những
việc không có giá trị ấy, người ta lại cảm thấy tâm hồn nhạt nhẽo và trống
rỗng, còn nói gì tới niềm vui đây?
Lại nói, có người cảm thấy
không hạnh phúc vì thấy mình quá “nghèo”. Trong xã hội hiện đại có một hiện
tượng rất kỳ lạ, đó là hầu như tất cả mọi người đều theo đuổi lợi ích vật chất,
nhưng vẫn luôn cảm thấy mình “nghèo”.
Trên thực tế, ngoài những người
thực sự nghèo khổ ra, còn có những người giàu có vẫn đang khóc lóc vì thấy mình
nghèo. Bởi họ: Có nhà lầu lại muốn có xe hơi, có xe rồi lại muốn có xe đẹp hơn…
Sau đó, đa phần mọi người đều trở nên đau khổ khi không được thỏa mãn, từ đó mà
đánh mất niềm vui của bản thân mình.
Vậy thì “nghèo” có phải là nguồn gốc khiến con người bất hạnh hay
không?
Nếu đúng là vậy thì tại sao những người giàu có và ngôi sao màn
bạc lại tìm đến chất kích thích để trốn chạy khỏi cuộc sống không hạnh phúc ấy?
Có thể thấy rằng, nguyên nhân
thực sự khiến con người u uất không phải là sự nghèo túng về vật chất, mà là sự
trống rỗng về tinh thần.
Nhà thơ Quintus Horatius
Flaccus từng nói: Không thể vì một người có rất nhiều của cải mà nói rằng họ
đang hạnh phúc. Chỉ khi nào biết trân trọng những món quà mà tạo hóa ban cho
họ, có thể đón nhận mọi khó khăn trắc trở với tâm thái bình thản, họ mới thật
sự làm chủ được hạnh phúc.
Họa sĩ Lucian Freud cũng nói:
“Chỉ khi có một nội tâm phong phú, bạn mới là người thực sự giàu có”.
Trong văn hóa Á Đông vẫn luôn
có những đạo lý như: “Quân tử ái tài thủ chi hữu đạo”, ý nói người quân tử coi
trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý; hay như câu “An bần lạc đạo”
, ý rằng an phận với cảnh thanh bần, vui với đạo; “Tri túc thường lạc” ý là
biết đủ thường vui.
Cho dù mối bận tâm của bạn
là gì, cuộc sống vô vị hay là những mục tiêu chưa đạt được, cuộc hôn nhân căng
thẳng hay là những mâu thuẫn trong cuộc sống đời thường. Vậy thì chỉ cần làm được
những điều sau đây, không ai có thể “đánh cắp” hạnh phúc của bạn:
Hạnh phúc không ở chỗ nhà của bạn rộng lớn bao nhiêu, mà là trong
nhà bạn có bao nhiêu tiếng cười.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn lái
chiếc xe sang trọng thế nào, mà là bạn lái xe bình an về được đến nhà hay
không.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn tích
cóp được bao nhiêu tiền, mà là mỗi ngày bạn có được làm những việc mình thích
hay không.
Hạnh phúc không ở chỗ người yêu của bạn xinh đẹp thế nào, mà là nụ
cười trên môi người yêu bạn có hạnh phúc hay không.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn làm
chức quan gì, mà là cho dù ở bất cứ nơi đâu, mọi người đều yêu mến và trân
trọng bạn.
Hạnh phúc không ở chỗ ăn ngon
mặc đẹp, mà là không có bệnh tật tai ương.
Hạnh phúc không ở chỗ những tràng
pháo tay nhiệt liệt lúc bạn thành công, mà là lúc bạn cảm thấy chán nản nhất
vẫn có người nói với bạn rằng: Này bạn ơi, hãy cố lên!
Hạnh phúc không ở chỗ bạn từng
nghe bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt, mà là lúc bạn đau buồn rơi nước mắt có
người nói với bạn rằng: Không sao cả, có mình ở bên bạn đây!
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa