Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

CHỈ DẪN QUÝ BÁU CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ Lúc sinh thời, hơn ai hết và không ai khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tình cảm đặc biệt, lòng biết ơn sâu sắc với các thương binh, liệt sỹ. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và đặt ra yêu cầu cao trong thực hiện chính sách đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và coi đây là chính sách nhân văn, vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chính trị lâu dài của Đảng, Nhà nước ta. Vì sao phải thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sỹ? Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng chính sách thương binh, liệt sỹ lên ngang tầm một hoạt động văn hóa, như là một sự kế tục, ở quy mô toàn xã hội, truyền thống nhân nghĩa “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Sự cần thiết phải thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, theo Người là nhằm tri ân thương binh và chia sẻ nỗi đau của hàng triệu thân nhân liệt sĩ, có những người chồng, người con đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Vì vậy, ngày 7-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gương khi ra Thông báo về việc nhận con các liệt sỹ làm con nuôi nhằm: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh hoặc trong thời kỳ kháng chiến. Tôi gửi lời chào thân ái cho các gia đình liệt sỹ đó, và tôi nhận con các liệt sỹ làm con nuôi của tôi”. Hiện thực hóa chủ trương lớn trên, tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày thương binh” để nhân dân ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với đất nước. Thực hiện Chỉ thị của Người, Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, ban, ngành ở trung ương và địa phương đã họp ở xã Phú Minh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) bàn bạc, nhất trí đề nghị lấy ngày 27-7-1947 làm “Ngày thương binh, liệt sỹ”. Từ đó, ngày 27-7 hằng năm trở thành “Ngày thương binh, liệt sỹ” trong cả nước. Về ý nghĩa của “Ngày thương binh, liệt sỹ”, trong Thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”, ngày 17 tháng 7 năm 1947, Người giải thích cặn kẽ: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa. Của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta. Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh. Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Chủ thể và lực lượng thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ là ai? Theo Người, đó là trách nhiệm của Chính phủ, của tất cả đồng bào và huy động mọi nguồn lực, cả vật chất và tinh thần không giới hạn. Vì vậy, trong Lời kêu gọi nhân ngày 27-7-1948, Người đặt câu hỏi và trả lời: “Họ đã hy sinh cho ai? Thương binh và tử sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào. Để báo đáp công ơn đó, Chính phủ đang tìm mọi cách để giúp đỡ anh em thương binh và gia đình tử sĩ. Tôi cũng mong đồng bào sẵn lòng giúp đỡ họ về vật chất và về tinh thần. Từ trước đồng bào đã giúp đỡ nhiều. Nhưng tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sỹ sẽ không thể tái sinh. Mà lòng bác ái của đồng bào cũng không có hạn”. Về vấn đề này, trong Bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, ngày 5-1-1960, Người tiếp tục chỉ rõ trách nhiệm ghi nhớ công ơn và noi gương các liệt sĩ để hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã chuyển lại cho chúng ta: “Máu đào của các liệt sỹ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã chuyển lại cho chúng ta”. Đối tượng thụ hưởng chính sách đối với thương binh, liệt sỹ là ai? Dù không hề mong muốn, nhưng từ đau đớn tới tận tâm can, với lòng thương tiếc vô hạn và trân trọng với những hi sinh đó, cũng trong Lời kêu gọi nhân ngày 27-7-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ đối tượng thụ hưởng chính sách thương binh, liệt sỹ - đó là những người: “… quyết hy sinh tính mệnh họ, để giữ gìn tính mệnh của đồng bào. Họ hy sinh gia đình và tài sản của họ, để bảo vệ gia đình và tài sản của đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của ta. Trong đó, có người đã bỏ lại một phần thân thể ở trước mặt trận. Có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sỹ”. Thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và gia đình thương binh, liệt sỹ như thế nào? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và gia đình thương binh, liệt sỹ là một loại chính sách xã hội đặc đặc biệt, cho nên, Người căn dặn phải thực hiện hết sức cụ thể và phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể: Một là, chính sách đối với thương binh. Đây là đối tượng đặc biệt trong thụ hưởng chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, cho nên trong Di chúc, Người căn dặn: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh””. Luận điểm này cho thấy tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hiện chính sách đối với thương binh, đây chính là tư tưởng phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong thực hiện chính sách đối với thương binh. Đồng thời, lời dặn của Người không chỉ giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt là “nơi ăn chốn ở yên ổn” để “an cư lập nghiệp”; mà còn giải quyết vấn đề lâu dài là tạo kế sinh nhai bền vững cho thương binh thông qua đào tạo nghề phù hợp cho họ để họ “tự lực cánh sinh”, chẳng những giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội mà còn tạo ra công ăn, việc làm và thu nhập cho xã hội theo đúng tinh thần “thương binh tàn nhưng không phế”. Hai là, chính sách đối với liệt sỹ. Với tình cảm tiếc thương vô hạn, để tri ân các liệt sỹ và để giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho mọi người dân, Người yêu cầu mỗi địa phương, theo phân cấp quản lý nhà nước nhất thiết phải xây dựng các công trình nhằm tôn vinh sự hi sinh của các liệt sỹ. Trước khi đi gặp cụ Các - Mác, cụ Lê-nin và các thế hệ cách mạng đàn anh, trong Di chúc, Người viết: “Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”. Theo Người, đây chính là một hình thức xây dựng “tượng đài kỷ niệm” trong lòng dân chúng để các thế hệ kế tiếp ghi nhớ công ơn, chiến công của những con người ưu tú đã ngã xuống vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ba là, chính sách đối với thân nhân của thương binh, liệt sỹ. Là những người không tiếc sức người, sức của và cả sự hi sinh cho Tổ quốc: “Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”. 75 năm qua, thực hiện chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách đối với chính sách thương binh, liệt sỹ, Đảng và Nhà nước ta luôn coi chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là một trong những chính sách đặc biệt và coi đây là một vấn đề chính trị - xã hội của quốc gia, dân tộc. Vì vậy, trong những năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn quan tâm và dành những tình cảm, trách nhiệm để chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công bằng những chính sách cụ thể, thiết thực và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã vận dụng và thực hiện tốt chỉ dẫn quý báu của Bác Hồ về thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sỹ. Vì vậy, trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta nhất quán thực hiện chỉ dẫn quý báu đó của Bác Hồ và có quyết tâm chính trị cao trong việc: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú. Cân đối ngân sách để tiếp tục thực hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, giải quyết căn bản chính sách đối với người có công; nâng cấp các công trình "đền ơn đáp nghĩa"”. Điều đó thể hiện đạo lý và truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn trong Di chúc của Người hơn 50 năm về trước./.

 

Quan điểm của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng và sự vận dụng trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Khẳng định tính khoa học, cách mạng trong cách tiếp cận của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng, bài viết đề xuất một số nội dung cơ bản, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

 

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(1)

Tuy nhiên, các tổ chức phản động lưu vong tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước; phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng, với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc. Chúng lợi dụng “một bộ phận cán bộ, đảng viên... chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật...”(2); đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc tạo sự hoài nghi, gây ra tâm trạng bức xúc trong một bộ phận quần chúng nhân dân, từ đó kích động tập trung đông người gây rối, leo thang các hoạt động bạo lực, phá hoại. 

Như một yêu cầu khách quan của mọi cán bộ, đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là “Kiên định, vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời không ngừng bổ sung, phát triển sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng...”(3).

1. Quan điểm của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng

Kể từ lúc ra đời cho đến nay, học thuyết Mác - Lênin luôn vấp phải sự “ghen ghét, đố kỵ” của các thế lực thù địch và những kẻ chủ nghĩa cơ hội.  Chúng điên cuồng phá hoại chủ nghĩa Mác - Lênin; ra sức tác động, làm suy yếu của tổ chức đảng cộng sản từ bên trong. Vì thế, Ph.Ăngghen đã chỉ ra: “chủ nghĩa cơ hội biến chủ nghĩa Mác thành một thứ “chủ nghĩa Mác” bị xuyên tạc méo mó”(4). Thực chất của các luận điệu này là thù địch của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng sẵn sàng hy sinh lợi ích cơ bản, để đạt lợi ích trước mắt; chủ trương hành động vô nguyên tắc: phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.

Vào đêm trước của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, trên báo Người vô sản, số 10, ngày 6 tháng 9 năm 1917, V.I.Lênin đã viết bài “Một vụ săng-ta chính trị” nhằm đấu tranh chống lại bọn săng-ta chính trị, mục đích của bọn phản động này là: bịa đặt, dọa dẫm, vu khống Đảng và các lãnh tụ của Đảng, đặc biệt là phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng. 

Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, bảo vệ Đảng trong những thời khắc vô cùng khó khăn khi mà các lực lượng đối lập, thù địch bôi nhọ Đảng, chia rẽ Đảng với quần chúng nhân dân, giai cấp công nhân với nông dân và trí thức, V.I.Lênin đã viết: “Chúng ta tin tưởng ở đảng, chúng ta thấy ở đó trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta”(5)

Trước “phút giao thừa” của cuộc cách mạng, quyết tâm “bảo vệ năng lực công tác của đảng ta, bảo vệ các lãnh tụ của đảng”(6). V.I.Lênin đã kêu gọi toàn thể đảng viên nâng cao nhận thức, cảnh giác trước các âm mưu chia rẽ nội bộ và hãy đoàn kết, siết chặt đội ngũ, tin tưởng vào tư cách của một đảng chân chính cách mạng và bảo vệ nền tảng chủ nghĩa Mác, bảo vệ các lãnh tụ của Đảng(7).

Theo V.I.Lênin, Đảng là một khối đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới sự đoàn kết, thống nhất trong điều kiện Đảng cầm quyền, cho rằng bất cứ sự bất đồng nào, ngay cả sự bất đồng không đáng kể, cũng có thể trở thành nguy hiểm về mặt chính trị. Đây là nguồn gốc của sự chia rẽ trong nội bộ, tự nó phá hoại sức mạnh của Đảng. 

Người xác định, muốn bảo vệ Đảng, trước hết phải đoàn kết, thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức trong Đảng. Sự đoàn kết, thống nhất ở đây không phải là xuôi chiều, cả nể mà phải trên cơ sở thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình để khắc phục sai lầm và khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Người cho rằng, chuyên chính vô sản không thể thực hiện được nếu không có sự đoàn kết nhất trí của những người lao động và “công khai thừa nhận sai lầm” của một đảng là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem đảng đó có thật sự là đảng mácxít hay không hoặc “cần phải để cho tất cả các đảng viên được hết sức tự do phê bình các cơ quan trung ương và công kích các cơ quan trung ương”(8).

Sự đoàn kết, thống nhất trong đảng phải dựa trên cương lĩnh, điều lệ, đường lối, chính sách của Đảng, là sự đoàn kết có nguyên tắc trên cơ sở lợi ích chung của đất nước, dân tộc và giai cấp.

V.I.Lênin cho rằng, muốn tự bảo vệ mình, Đảng phải gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, xa rời quần chúng; phải được sự ủng hộ của chính giai cấp. Đây là vấn đề luôn được V.I.Lênin lưu ý đối với chính đảng cách mạng trong quá trình lãnh đạo, cầm quyền, muốn trở thành một đảng dân chủ - xã hội.

Bởi vì, đảng không thể lãnh đạo được giai cấp, nếu không có mối liên hệ chặt chẽ với giai cấp công nhân ngoài đảng và các tầng lớp lao động khác. Người lưu ý rằng, một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất là sự cắt đứt liên hệ với quần chúng. V.I.Lênin tiếp tục nhấn mạnh, đó “là nguy hiểm nhất và đáng sợ nhất” để thấy tầm quan trọng của vấn đề. Đồng thời, khi trở thành đảng cầm quyền, đảng cách mạng cần chú ý một nguy cơ dễ xuất hiện đó là bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, những thói hư, tật xấu, như theo đuôi quần chúng hoặc xa rời quần chúng...

V.I.Lênin khẳng định, một trong những “kẻ thù phá hoại đảng” là chủ nghĩa cơ hội. Thứ chủ nghĩa mà Người vạch rõ bộ mặt thật là “dễ dàng thừa nhận mọi công thức và rời bỏ mọi công thức cũng dễ dàng như thế”(9)

Nguy hại của chủ nghĩa cơ hội khi xuất hiện trong đảng là họ sẵn sàng thỏa hiệp chính trị. Ngoài ra, V.I.Lênin phê phán bọn chủ nghĩa cơ hội hiểu chủ nghĩa Mác một cách phiến diện, siêu hình, không có hệ thống. Và do vậy, họ luôn “nhảy từ một cực đoan bất lực này sang một cực đoan bất lực khác”, rất nguy hại cho đảng. Những kẻ cơ hội chủ nghĩa rất tinh vi và xảo quyệt, song bằng trí tuệ uyên bác, tư duy khoa học, V.I.Lênin đã nhắc nhở một cách nghiêm túc: “bổn phận của chúng ta, nếu chúng ta vẫn muốn còn là những người xã hội chủ nghĩa, là phải đi sâu, đi sát hơn vào quần chúng thật sự: đấy là toàn bộ ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và toàn bộ nội dung cuộc đấu tranh đó”(10)

V.I.Lênin ý thức rất cao về sự nguy hại của chủ nghĩa cơ hội trong đảng, đây là bộ phận thoái hóa, biến chất làm cho đảng cách mạng suy yếu, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn. Vì vậy, thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong đảng sẽ làm cho đảng mạnh lên. Theo đó, nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong nội bộ, sẽ có tác dụng tích cực, vừa bảo vệ đảng, vừa làm cho đảng mạnh hơn.

Với thái độ kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống mọi kẻ thù lớn nhỏ của chủ nghĩa Mác: “Điều rất cần thiết hiện nay là, về mặt tổ chức, phải hoàn toàn tách hẳn những phần tử cơ hội chủ nghĩa ấy ra khỏi các đảng công nhân”(11) và dù cho bản thân đảng có “phải tạm thời chịu đau đớn kịch liệt đi nữa”(12)

Sự say mê lao động khoa học, tìm tòi nghiên cứu, V.I.Lênin đã nâng tầm cao uy tín, vị thế, giá trị và ý nghĩa lý luận - thực tiễn của chủ nghĩa Mác. Người đã nêu tấm gương mẫu mực về sự trung thành, đổi mới sáng tạo trong kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - hệ tư tưởng của đảng vô sản trong điều kiện mới với tầm nhìn mới. 

Bằng tư duy khoa học, sắc bén, V.I.Lênin không hề coi lý luận của C.Mác như một cái gì đó đã xong xuôi và bất khả xâm phạm, mà trái lại, ông cho rằng, lý luận của C.Mác mới chỉ đặt nền móng cho một môn khoa học mà những người cộng sản cần phải phát triển hơn nữa, nếu không muốn trở thành lạc hậu và bị cuộc sống đào thải. 

Cách tiếp cận khoa học và cách mạng của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng phù hợp với sự vận động, biến đổi của thực tiễn lịch sử. Cách tiếp cận và tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là một đóng góp to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn quan trọng cho việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

2. Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Kiên định và khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. 

Từ nghiên cứu lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(13)

Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Người, từ Đại hội VII của Đảng (1991), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn nhất quán kiên định và khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh giành chính quyền, đập tan xiềng xích đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; tiếp đến là chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, đánh thắng hai đế quốc có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, vững bước đưa đất nước đi lên xây dựng CNXH. Trong hơn 35 năm đổi mới, nước ta luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đạt thành tựu to lớn trên mọi mặt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay... 

Từ điều kiện thực tiễn của cách mạng, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đó là minh chứng sống động và thuyết phục, khẳng định tính đúng đắn, khoa học của đường lối cách mạng Việt Nam, đúng đắn trong việc lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên đều khẳng định và kiên định chân lý đó.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học”(14).

Kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thực tiễn luôn vận động, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của các đối tượng để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần có những nội dung, phương thức phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng internet, mạng xã hội để chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng, bởi vậy, ngoài các hình thức đấu tranh truyền thống, cần bổ sung những hình thức đấu tranh mới, như: đấu tranh trực tiếp, trực diện trên không gian mạng, thông qua các phương tiện truyền thông xã hội; xây dựng đội ngũ thông tin viên rộng rãi, nhất là hội viên các đoàn thể nhân dân...

Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Chính Ph.Ăngghen từng nói: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc”(15). Sau này, V.I.Lênin cũng khẳng định và nhấn mạnh: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(16)

Phương pháp tốt nhất để phát triển, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là tiếp tục phát triển hệ thống các nguyên lý, lý luận khoa học trên cơ sở thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận, giải quyết thành công những nhiệm vụ mới và trả lời được những vấn đề do cuộc sống đặt ra, nhất là trong hội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống”(17).

Theo đó, cần tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề căn bản nhất trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, như: Kinh tế thị trường định hướng XHCN; con đường CNH, HĐH theo định hướng XHCN ở nước ta; đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; phát huy dân chủ; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện mới; phát triển văn hóa, con người và nguồn lực con người; đặc điểm nội dung của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển của kinh tế tri thức, phát triển bền vững...

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng Việt Nam, tập trung tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, “đồng thanh” phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thâm độc hơn, chúng đưa ra luận điệu đòi tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với học thuyết Mác - Lênin, nhằm phủ nhận nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh; thực chất là để phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin và cũng phủ định chính ngay tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến tới phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng sáng tạo quan điểm, tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng trong đấu tranh để bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là chỉ dẫn để công tác này đạt kết quả trong điều kiện mới.

_Nguồn: LLCT__

(1), (3) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.25-26, 40-41.

(2) ĐCSVN: Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Hà Nội, ngày 25-10-2021, tr.1-2.

(4) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.22, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.113.

(5), (6) V.I.Lênin: Toàn tập, t.34, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, tr.122, 123.

(7) Xem: Lê Trọng Hanh, Nguyễn Thị Lam: Vận dụng quan điểm của Lênin đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, Tạp chí Tuyên giáo, số 1/2019, tr.21.

(8) Phạm Văn Linh: Tư tưởng của Lênin về xây dựng chính đảng kiểu mới và sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Trang Thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương, ngày 15-4-2020.

(9) V.I.Lênin: Toàn tập, t.6, Sđd, tr.239.

(10) V.I.Lênin: Toàn tập, t.30, Sđd, tr.229.

(11) V.I.Lênin: Toàn tập, t.26, Sđd, tr.327.

(12) V.I.Lênin: Toàn tập, t.27, Sđd, tr.154.

(13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.289.

(14), (17) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn để lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, ngày 17-5-2021.

(15) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.36, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.796.

(16) V.I.Lênin: Toàn tập, t.4, Sđd, tr.232.

 

 

Bàn về văn hóa trong công tác tư tưởng

 Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phong trào xây dựng, chấn hưng văn hóa đang được khơi dậy mạnh mẽ ở các cấp, ngành, địa phương và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là một bộ phận cấu thành hoạt động lãnh đạo của Đảng, công tác tư tưởng cũng phải nhận thức, hành động theo các giá trị văn hóa của nhân loại, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời giữ gìn, bồi đắp, sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới mang đặc trưng của lĩnh vực công tác tư tưởng và ngành Tuyên giáo.

BỘ PHẬN CẤU THÀNH VĂN HÓA ĐẢNG, VĂN HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Văn hoá có nhiều nghĩa, đa diện, nhưng dù ở góc độ nào khi nói đến văn hoá là nói đến giá trị văn hóa. Đó là những gì tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc qua nhiều thế hệ tạo thành hệ giá trị tốt đẹp để quy tụ, định hướng suy nghĩ và hành động của mọi người trong xã hội. Giá trị văn hóa có nhiều cấp độ: nhân loại, dân tộc, cộng đồng, lĩnh vực, gia đình, cá nhân. Các giá trị tiêu biểu của nhân loại là: chân - thiện - mỹ, dân chủ, tự do, bình đẳng... Các giá trị tiêu biểu của dân tộc Việt Nam là: yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực… Nền văn hóa Việt Nam hiện nay đang hướng tới các giá trị: dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học. Các giá trị văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại đang hình thành là: ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh... Tuy ở các tầm cấp khác nhau nhưng các giá trị văn hóa luôn đan xen, hòa quyện vào nhau, bởi giá trị văn hóa chung không tồn tại bên ngoài những giá trị văn hóa riêng. Trái lại, giá trị văn hóa của nhân loại, dân tộc, ngành, lĩnh vực luôn tồn tại trong mỗi giá trị của cộng đồng, gia đình, cá nhân và biểu hiện thông qua mỗi giá trị văn hóa riêng đó.

Văn hoá xuyên thấm trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi vì, dù ở đâu, lĩnh vực nào, con người cũng luôn hướng tới những điều tốt đẹp, luôn có ý thức bồi đắp, sáng tạo và hành động theo các giá trị văn hóa. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, văn hóa được gắn với nhiều lĩnh vực như văn hoá chính trị, văn hoá kinh doanh, văn hoá giao thông, văn hóa học đường, văn hóa công sở, văn hoá Đảng... Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng(1), vì vậy, có thể nói, văn hóa trong công tác tư tưởng là một bộ phận hợp thành văn hóa Đảng, văn hóa trong hệ thống chính trị. Do đó, xây dựng văn hóa trong công tác tư tưởng là một yêu cầu mang tính tất yếu, khách quan. Về vấn đề này, Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (Nghị quyết 33-NQ/TW) đã khẳng định: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”(2). Kết luận 76/KL/TW ngày 4/6/2020 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW tiếp tục khẳng định: “Tăng cường xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Coi trọng xây dựng văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước”(3).

MỘT CÁCH TIẾP CẬN VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

Văn hoá vốn có rất nhiều định nghĩa, vì vậy, văn hóa trong công tác tư tưởng chắc chắn cũng sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, xem xét văn hóa trong công tác tư tưởng bằng phương pháp hệ thống cấu trúc là một cách tiếp cận dễ hiểu và dễ thực hiện. Theo khoa học công tác tư tưởng, mỗi hoạt động tư tưởng đều có các yếu tố cấu thành là: chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và hiệu quả(4). Các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau, vận hành trong một môi trường xã hội khách quan và chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường ấy. Như vậy, văn hóa trong công tác tư tưởng có thể hiểu là các yếu tố cấu thành hoạt động tư tưởng nêu trên phải luôn thấm đẫm các giá trị văn hóa. Nói cách khác, mọi hoạt động tư tưởng phải lấy các giá trị văn hóa là mục tiêu, thường xuyên thực hành các giá trị văn hóa đó trong thực tiễn và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới mang đặc trưng của lĩnh vực tư tưởng, đồng thời hoạt động tư tưởng cũng phải được tiến hành trong một môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp.

“Chân” là một giá trị văn hóa phổ quát của nhân loại, tương ứng với tính khoa học trong hệ giá trị của nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Tính khoa học vốn là một nguyên tắc của công tác tư tưởng, nó đòi hỏi công tác tư tưởng phải nhận thức được quy luật khách quan, tôn trọng quy luật khách quan và vận hành theo quy luật khách quan. Công tác tư tưởng là hoạt động tác động vào thế giới tinh thần của con người. Đó là một thế giới vô cùng đa dạng, phức tạp, muốn thu phục nhân tâm, chủ thể công tác tư tưởng phải nhận thức và vận hành theo các quy luật của lĩnh vực tư tưởng, tinh thần. Mục tiêu của công tác tư tưởng phải đúng đắn, tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại. Nội dung của công tác tư tưởng phải là sản phẩm của nghiên cứu khoa học, đúng đắn, chân thật, tiến bộ. Phương thức tiến hành phải dựa vào tri thức của các ngành khoa học như tâm lý học, giáo dục học, xã hội học…, cùng với những cứ liệu chính xác, đầy đủ và ứng dụng kịp thời những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Hiệu quả công tác tư tưởng cũng phải được đánh giá một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể ở cả nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng. Nói một cách giản dị, tính khoa học chính là sự đúng đắn, tiến bộ, luôn đứng về lẽ phải và công lý. Ngược lại, các biểu hiện chủ quan, duy ý chí, lừa bịp, che giấu thông tin, gieo rắc mê tín, dị đoan, lạc hậu, bảo thủ, chạy theo thành tích, “làm láo báo cáo hay” đều là phi văn hóa.

Công tác tư tưởng phải tuân thủ và hướng tới cái “Thiện” vốn là một giá trị tiêu biểu của nhân loại mà trong nền văn hóa Việt Nam đó là tính nhân văn, tất cả phục vụ con người và vì sự phát triển của con người. Mục tiêu công tác tư tưởng phải hướng tới cái tốt, bao dung, độ lượng, yêu thương và tôn trọng con người, vì hạnh phúc của con người. Nội dung của công tác tư tưởng phải lấy phản ánh cái tốt là chủ đạo, luôn cổ vũ, khuyến khích cái tốt, bảo vệ hòa bình, thịnh vượng; phê phán, bài trừ cái ác, dã man, bạo lực. Công tác tư tưởng phải khuyến khích con người làm việc thiện; chia sẻ, cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh; lên án những hành vi phi đạo đức, chà đạp lên luân thường, đạo lý. Chủ thể công tác tư tưởng cũng phải là người có đạo đức, lối sống lành mạnh, tốt đẹp. Hiệu quả của công tác tư tưởng là phải làm cho đối tượng hiểu, tin, ủng hộ, thực hành cái thiện. Nói cách khác, giáo dục tư tưởng phải gắn chặt với giáo dục đạo đức, thiện hóa con người.

Cái đẹp cao cả trong công tác tư tưởng là phải làm cho quần chúng thấy được cái hay, cái đẹp của lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Công tác tư tưởng phải làm cho đối tượng tiếp thu nội dung một cách hào hứng trên tinh thần tự nguyện, tự giác. Phương châm của công tác tư tưởng là “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”; nội dung là ca ngợi, tôn vinh, lan tỏa cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Phương thức tiến hành công tác tư tưởng phải lôi cuốn, hấp dẫn, đạt tới trình độ nghệ thuật. Cái đẹp cụ thể ở đây là sự cân đối, hài hoà của các phương tiện trực quan; ngôn ngữ, lời nói chuẩn mực, sinh động; sự đúng giờ, tôn trọng người nghe; cán bộ tư tưởng có phong thái gọn gàng, lịch sự, chỉn chu trước quần chúng. Hiệu quả của công tác tư tưởng phải mang đến cho đối tượng lý tưởng cao đẹp, hình thành những xúc cảm tích cực, lành mạnh, khuyến khích mọi người suy nghĩ đẹp, hành xử đẹp và luôn sáng tạo ra cái đẹp.

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

Những năm qua, bên cạnh những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới, công tác tư tưởng vẫn còn nhiều hạn chế. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Công tác tư tưởng có lúc, có nơi chưa được cấp ủy coi trọng, chưa kịp thời, tính thuyết phục chưa cao. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa được quan tâm đứng mực, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu; một số khó khăn, phức tạp chưa được làm sáng tỏ”(5). Đối chiếu với các giá trị văn hóa nêu trên, công tác tư tưởng còn phải cố gắng rất nhiều mới đạt tới tầm văn hóa. Nội dung công tác tư tưởng chưa thật sự bảo đảm tính khoa học, chưa bắt kịp những thay đổi của hiện thực khách quan; chưa giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, chưa làm rõ quy luật, sự biến đổi tâm lý đối tượng dưới tác động của điều kiện mới. Thông tin tốt, tích cực chưa trở thành dòng chủ lưu; cái xấu, cái ác, dối trá còn lan tràn trên các phương tiện truyền thông, nhất là mạng xã hội. Phương thức tiến hành chưa xuất phát từ đối tượng, còn mang tính áp đặt, một chiều, chưa giải quyết hài hòa giữa đáp ứng nhu cầu thông tin với giáo dục, định hướng tư tưởng, chưa phù hợp với cách nghĩ, cách cảm của người Việt Nam. Một bộ phận người làm công tác tư tưởng chưa thật sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức, lối sống. Đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng còn chủ quan, cảm tính, chạy theo số lượng, bệnh thành tích, bệnh hình thức còn khá phổ biến.

Công tác tư tưởng đang sử dụng một số lượng khá lớn thời gian, công sức, tiền bạc của xã hội nhưng còn thiếu hiệu quả, chưa hấp dẫn, lôi cuốn người nghe, vẫn mang nặng tính bắt buộc. Tình trạng lười học, ngại học, chán học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên vẫn còn khá phổ biến. Nhiều cơ quan, cán bộ tư tưởng chưa phát huy tốt vai trò của văn học, nghệ thuật trong truyền tải nội dung tư tưởng. Tính tư tưởng, tính giáo dục của báo chí, truyền thông, văn học, nghệ thuật chưa cao, có biểu hiện xa rời hồn cốt của dân tộc, lai căng, vọng ngoại, lép vế, tụt hậu so với thông tin trên mạng xã hội, thông tin kinh tế, giải trí…

TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Sau hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng, công tác tư tưởng của Đảng đã phát huy tốt các giá trị truyền thống của dân tộc và đang hình thành nhiều giá trị mới. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mới, những giá trị truyền thống đang bị thách thức bởi môi trường, điều kiện sống có sự thay đổi mạnh mẽ. Những giá trị mới thì còn non nớt, chưa ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng kỹ thuật số đang tạo ra một cuộc xâm lăng văn hóa từ bên ngoài, môi trường văn hóa đang bị vẩn đục bởi nhiều yếu tố phi văn hóa. Những vấn đề đó đang đặt ra cho công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa trong công tác tư tưởng nói riêng nhiều khó khăn, thách thức.

Xây dựng văn hóa trong công tác tư tưởng đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ, là một quá trình dần dần, từ từ, không thể bằng mệnh lệnh hành chính và những cách làm nóng vội, chạy theo phong trào. Nhưng cũng không vì thế mà chậm trễ, thụ động ngồi chờ, phải bắt đầu ngay từ ngày hôm nay bằng những việc làm cụ thể, có trách nhiệm, có lộ trình bước đi phù hợp. Để xây dựng văn hóa trong công tác tư tưởng, trước mắt cần tiến hành một số biện pháp sau đây:

Một là, ngành Tuyên giáo phải thấm nhuần các quan điểm của Đảng về văn hóa, nhất là tinh thần Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, cần quán triệt và thực hiện quan điểm văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế và chính trị. Ngành Tuyên giáo sớm nghiên cứu làm rõ văn hóa trong công tác tư tưởng là gì, minh định hóa, giản dị hóa thành các nội dung cụ thể. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mỗi cán bộ tư tưởng, mà trước hết là cấp ủy, cán bộ tuyên giáo các cấp quán triệt sâu sắc, tạo sự nhất trí cao, đồng tâm, hiệp lực, tạo động lực từ bên trong cho công cuộc xây dựng văn hóa trong công tác tư tưởng.

Hai là, đầu tư nghiên cứu, tổng kết, hệ thống hóa thành hệ giá trị văn hóa truyền thống của ngành Tuyên giáo trong hơn 90 năm qua. Đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng hệ giá trị văn hóa trong tương lai mà ngành cần phải hướng tới, chẳng hạn như: Chân thực, thuyết phục, minh bạch, kịp thời, đối thoại… Với những giá trị văn hóa mới, cần có sự quan tâm trợ giúp, bồi đắp, bảo vệ của cấp ủy các cấp, tạo môi trường thuận lợi cho các giá trị đó đứng vững trong môi trường không thuận lợi, từng bước kết tinh, lắng đọng thành các giá trị của lĩnh vực tư tưởng và ngành tuyên giáo. Trên cơ sở các giá trị văn hóa chung của ngành, cần hình thành các giá trị văn hóa trong từng lĩnh vực như: văn hóa trong nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị; văn hóa trong tuyên truyền, cổ động chính trị; văn hóa ứng xử của cán bộ, nhân viên cơ quan tuyên giáo…

Ba là, tổ chức một phong trào xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan tuyên giáo, thông tin, truyền thông trên phạm vi toàn quốc. Văn hóa là sáng tạo, đa dạng, phong phú, vì vậy cần khuyến khích những cách làm mới, “trăm hoa đua nở”, trên cơ sở đó phát hiện, nhân rộng ra toàn ngành. Qua phong trào, phải tạo ra những giá trị có thật, bền vững, có thể đo đếm, trải nghiệm được. Kiên quyết khắc phục bệnh hình thức và bệnh thành tích, tư duy rập khuôn, máy móc khi xây dựng văn hóa trong công tác tư tưởng.

Bốn là, tiến hành tổng kết, xây dựng mô hình văn hóa trong công tác tư tưởng cùng với tiếp thu những giá trị tốt đẹp từ nước ngoài, từ các ngành khác, lĩnh vực khác. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện biểu dương các tập thể và cá nhân tiêu biểu, đồng thời kiên quyết xử phạt, lên án những hành vi, hiện tượng vô văn hóa, phi văn hóa trong nội bộ ngành với tinh thần không sợ “vạch áo cho người xem lưng”, bởi thẳng thắn, trung thực với chính mình cũng là một nét văn hóa của người làm công tác tư tưởng.

Xây dựng văn hóa trong công tác tư tưởng sẽ góp phần xây dựng Đảng ta thực sự trí tuệ, đạo đức và văn minh, đưa nền văn hóa Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục làm vẻ vang thêm cho dân tộc, giống nòi. Văn hóa trong công tác tư tưởng sẽ tạo thành nguồn lực và động lực mạnh mẽ để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc ta.

Năm là, xây dựng thiết chế công tác tư tưởng có văn hóa, bởi đó là nơi sản sinh ra các giá trị văn hóa, lưu giữ và vận hành các giá trị văn hóa của ngành. Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào từng cơ quan làm công tác tư tưởng, cán bộ tư tưởng. Đặc biệt là chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, văn hóa liêm chính, văn hóa trọng dân trong công sở của các cơ quan tư tưởng, tuyên giáo, tạo môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng, bồi đắp các giá trị văn hóa của công tác tư tưởng.

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng là giáo dục con người về mặt chính trị, nguyên lý “người đi giáo dục phải được giáo dục” đòi hỏi công tác tư tưởng, cán bộ tư tưởng phải có văn hóa. Nếu cấp uỷ, người làm công tác tư tưởng ở đâu cũng luôn lấy các giá trị văn hóa làm mục tiêu, làm thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng thì ở đó công tác tư tưởng sẽ đạt tới tầm văn hoá. Toàn ngành Tuyên giáo, toàn Đảng và cả nước làm được như vậy thì văn hóa trong công tác tư tưởng sẽ từng bước hình thành và phát triển. Văn hoá trong công tác tư tưởng cùng với văn hóa chính trị, văn hóa trong công tác tổ chức, văn hóa trong công tác kiểm tra… sẽ góp phần tạo nên văn hoá Đảng, văn hóa của hệ thống chính trị như mục tiêu của Đảng đã xác định.

 

Nguồn: TG

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1998.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2014.

(3) Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

(4) Lương Khắc Hiếu: Cơ sở lý luận công tác tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2017.

(5) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2022, t.I, tr.90-91.

 

VĂN TẾ CỦA VIỆT TÂN!

         Nhà dân chủ Nguyễn Đăng Quang (thường được nhắc tới là đại tá an ninh) đã về với tiên tổ, kết thúc một cuộc đời phản trắc của mình. Để đưa tiễn bằng mồm một cây bút, một cộng tác viên xuất sắc của mình, Việt Tân đã dành một bài viết được coi như văn tế đưa tiễn ông Nguyễn Đăng Quang (thay cho phong bì viếng và đạt chỉ tiêu bài).

Phải nói rằng từ trước tới nay ông Nguyễn Đăng Quang được lăng xê như một đại tá an ninh nhưng quả thực ông này trước khi về hưu đeo hàm thượng tá, ăn lương đại tá. Ông Quang cũng chưa thực sự chiến đấu mà chuyên môn của ông là công tác hậu cần. Nghe từ đại tá an ninh chỉ làm sang cái miệng khi đám phản động tung hê ông mà thôi.

Khi nói về việc ra khỏi Đảng, Quang nói vì đã gửi niềm tin nhầm chỗ. Nhưng xin lỗi ông Quang, ở đây người đã gửi niềm tin nhầm chỗ chính là Đảng, Nhà nước chúng ta. Bởi Đảng, Nhà nước không tin ông Quang thì đã không để ông trót lọt trong nội bộ ngành công an cho đến khi về hưu, đã không cho ông cái quân hàm thượng tá. Ông Quang đã lợi dụng niềm tin của Đảng để tiến thân và khi về hưu thì phản bội lại niềm tin ấy. 

Ông Quang từng tự hào rằng khi về hưu ông không chuyển Đảng, mạnh dạn ra khỏi Đảng nhưng thử hỏi ông có mạnh dạn xé sổ lương hưu của mình không. Đã dứt tình thì phải dứt cho hết chứ sống khôn như vậy, đến giờ mới quy tiên là còn muộn.

Hứt, hứt, hứt. Sau bài văn tế của Việt Tân, âu thì cũng xong một đời người. Đáng lẽ con cháu ông Quang sẽ tự hào khi ông là một sỹ quan an ninh chứ không phải lầm lũi vì một người ông, người bố trở cờ như vậy. Được Việt Tân viết văn tế cho, ở Việt Nam này được có mấy người đâu./.
Yêu nước ST.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: DÙ THẾ GIỚI ĐỔI THAY, TÌNH NGHĨA VIỆT NAM -LÀO VẪN VỮNG BỀN HƠN NÚI, HƠN SÔNG!

         Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, dù thế giới có đổi thay thế nào chăng nữa, Việt Nam - Lào vẫn quyết tâm cùng nhau gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt thủy chung, son sắt.
Sáng 18/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, UB Trung ương MTTQ Việt Nam, TP Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (5/9/1962-5/9/2022), 45 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977-18/7/2022).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự lễ kỷ niệm.
Về phía Lào có Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany, thành viên trong đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào.
Ngoài ra còn có đại diện các tầng lớp nhân dân hai nước, cựu chiến binh, quân tình nguyện Việt Nam từng chiến đấu tại Lào.

Tình nghĩa Việt - Lào sáng hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn đóa hoa nào thơm nhất
Trong diễn văn kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, là hai nước láng giềng gần gũi, cùng uống chung dòng nước sông Mekong, cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, Việt Nam và Lào có truyền thống bang giao hòa hiếu, gắn bó mật thiết với nhau trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc.
Điểm lại lịch sử hào hùng cách đây hơn 9 thập kỷ, Tổng Bí thư cho biết, hai Đảng, nhân dân hai nước đã cùng kề vai sát cánh ngay từ những ngày đầu đầy thử thách, gian nan bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước.
Hai Đảng, hai nước đã hỗ trợ nhau từng bước khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh, đồng thời từng bước hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực trọng yếu như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, quốc phòng an ninh và đối ngoại...
"Nhìn lại những chặng đường lịch sử hào hùng mà hai dân tộc đã cùng đi qua, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về mối quan hệ mẫu mực, vô cùng trong sáng, hết mực thủy chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào. Quan hệ đặc biệt Việt - Lào đã được các lãnh tụ vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong trực tiếp đặt nền móng; được dày công gây dựng, giữ gìn, vun đắp bằng mồ hôi, công sức và cả xương máu của các thế hệ quân và dân hai nước; thực sự trở thành tài sản vô giá, mối quan hệ "có một không hai" trong lịch sử thế giới", Tổng Bí thư bày tỏ.
Khẳng định thêm rằng, tình đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào là quy luật khách quan, là nhân
tố có ý nghĩa sống còn của mỗi Đảng, mỗi nước, người đứng đầu Đảng ta cho rằng đây cũng là tài sản chung vô giá và là nền tảng để hai nước cùng phát huy trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Việt Nam và Lào không chỉ là hai nước láng giềng, mà là "hai nước anh em, đồng chí".
Nhân dân Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau luôn luôn ghi nhớ và khắc sâu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long" và câu nói chí tình của Chủ tịch Souphanouvong: "Tình nghĩa Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn đóa hoa nào thơm nhất".
Những năm gần đây, Việt Nam vui mừng nhận thấy, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, kể cả những tác động chưa từng có của đại dịch Covid-19, quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước tiếp tục phát triển vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tinh thần đoàn kết và những thành tựu quan trọng đạt được trong quan hệ hai nước không chỉ tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước, củng cố thế và lực của mỗi nước, mà còn đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phân tích, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước càng cần phải đoàn kết, gắn bó, tăng cường hợp tác hơn nữa để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, cùng nhau làm hết sức mình để bảo vệ và không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.
Việt Nam luôn luôn mong muốn hợp tác, hỗ trợ đất nước Lào với tinh thần "giúp bạn là giúp mình", xem đây là nhiệm vụ chiến lược...
Tổng Bí thư khẳng định, dù thế giới có đổi thay thế nào chăng nữa, hai nước vẫn quyết tâm cùng nhau gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt thủy chung, son sắt Việt Nam - Lào theo đúng như ý nguyện của Chủ tịch Kaysone Phomvihane: "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Việt - Lào sẽ mãi mãi bền vững hơn núi, hơn sông".
Trong không khí thắm tình đoàn kết, Tổng Bí thư chúc mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Lào "mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững" theo đúng tinh thần tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thương nhau mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/Việt - Lào hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long!".

Mồ hôi và máu quân tình nguyện Việt Nam
và nhân dân Lào hòa quyện nhau
Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany khẳng định, Lào và Việt Nam là hai nước có quan hệ láng giềng tốt đẹp từ lâu đời, nhân dân hai nước cùng làm ăn và sinh sống trên mảnh đất với núi sông liền một dải trải dài từ Bắc đến Nam có chiều dài hơn 2 nghìn km.
Từ thực tiễn của lịch sử nêu trên, hai nước Lào-Việt Nam đã cùng nhau liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung, vì cùng một mục đích lớn lao đó là giành độc lập, giải phóng và thống nhất đất nước, đem lại sự tự do cho nhân dân, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng.
Phó Chủ tịch nước Bounthong Chitmany bày tỏ, Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào vô cùng vui mừng và tự hào vì đã góp phần hết sức của mình trong liên minh chiến đấu và đấu tranh giành thắng lợi của hai nước. Ông nhắc lại đánh giá của Chủ tịch Kaysone Phomvihane: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như quan hệ Việt Nam và Lào”.
"Chúng tôi vô cùng phấn khởi thấy rằng, mặc dù tình hình khu vực, quốc tế tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp cộng với những khó khăn trong nội tại của mỗi nước song quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam tiếp tục được phát huy sâu rộng", lãnh đạo Nhà nước Lào cho biết.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, theo Phó Chủ tịch nước Bounthong Chitmany, những thành tựu đó là bài học vô cùng quý báu cho sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước Lào. Đây cũng là sự động viên, cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho nhân dân Lào trong công cuộc bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước.
Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn kiên định và coi đây là trách nhiệm trong phát huy truyền thống quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam được trải qua muôn vàn thử thách và dày công vun đắp bằng mồ hôi xương máu của các chiến sỹ anh hùng cũng như nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam biết bao thế hệ để mãi được trường tồn.
Đến dự lễ kỷ niệm trọng đại tại thủ đô Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Lào chia sẻ: "Đoàn đại biểu chúng tôi càng cảm thấy vô cùng ấm cúng và xúc động khi cảm nhận được bầu không khí hân hoan và phấn khởi của lễ kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Lào-Việt Nam 2022 với tràn đầy tình cảm trong sáng, chân thành, tin cậy và thắm đượm tình cảm gắn bó, yêu thương giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào anh em".
Tại buổi lễ, đại diện sinh viên Lào đang học tập tại Việt Nam và đại diện thế hệ trẻ Việt Nam phát biểu nguyện phấn đấu hết sức mình để gìn giữ, phát huy mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc ngày càng bền chặt./.




Yêu nước ST.