Xây
dựng tiềm lực quốc phòng là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, nhằm
huy động kịp thời mọi nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở
trong và ngoài nước nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc cả ở thời bình và thời chiến. Việc xây dựng tiềm lực quốc phòng đòi hỏi sự
gắn kết chặt chẽ tiềm lực chính trị, tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội; tiềm
lực khoa học - công nghệ và tiềm lực quân sự trong một thể thống nhất với nhiều
giải pháp sáng tạo, đồng bộ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Liên quan đến xây dựng tiềm lực quốc
phòng, Đại hội XIII của Đảng có những phát triển mới về nhận thức và tư duy:
Một
là, coi trọng và nhấn mạnh việc xây dựng “thế trận lòng
dân” trong xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. Xây dựng tiềm
lực chính trị - tinh thần, thành tố cơ bản, quan trọng nhất của tiềm lực quốc
phòng được đặt ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ hữu cơ, chi phối hiệu quả
đối với các tiềm lực khác. Trong xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, nội
dung trọng tâm là xây dựng “thế trận lòng dân”, xây dựng lòng tin
của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa,
vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, tạo sự
đồng thuận, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để
xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, đòi hỏi phải kế thừa những giá trị đã
đạt được trong thời gian qua, đồng thời có sự vận dụng, phát triển phù hợp
trong điều kiện mới. Đó là phát huy các giá trị về lòng yêu nước, ý chí, niềm
tin, truyền thống lịch sử, văn hóa,... trong bối cảnh tình hình thế giới, khu
vực biến động nhanh, phức tạp, khó lường, điều kiện thế và lực của đất nước
được tăng cường; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; các thế lực thù địch
thường xuyên chống phá...
Hai
là, xác định và mở rộng nguồn lực xây dựng tiềm lực kinh
tế thuộc tiềm lực quốc phòng. Xây dựng tiềm lực kinh tế thuộc tiềm
lực quốc phòng bao gồm xây dựng các khả năng nguồn lực của nền kinh tế có thể
huy động cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, đặc biệt là trong xử lý các tình
huống quốc phòng, quân sự ngay từ thời bình hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc (nếu xảy ra). Nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế thuộc tiềm lực quốc
phòng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đại hội
XII của Đảng xác định: cần tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh. Đại
hội XIII của Đảng cụ thể hóa, bổ sung và phát triển nguồn lực, đó là: Có
cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội cho xây dựng tiềm
lực quốc phòng, an ninh... Đây là thể hiện tư duy mới của Đảng, tạo ra cơ chế
mở để phát huy cao nhất các “nguồn lực xã hội” nhằm tạo
ra nguồn lực tổng hợp, bảo đảm tốt nhất cho xây dựng tiềm lực quốc phòng vững
mạnh trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế sâu rộng.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét