Theo ông Lê Hải Bình, có những thế lực không muốn Việt Nam ổn định, không muốn Việt Nam hòa bình và không muốn dân tộc này phát triển.
Ngày 1/8 là ngày truyền thống ngành Tuyên giáo. Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, công tác tuyên giáo cũng luôn đi đầu và đóng góp to lớn trong toàn bộ tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Các cán bộ ngành Tuyên giáo luôn thể hiện vai trò là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng.
Thời gian qua, ngành Tuyên giáo không ngừng đổi mới, ngày càng nâng cao chất lượng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thời cơ, thuận lợi đan xen với những thách thức, khó khăn.
Qua thực tiễn cho thấy, muốn làm tốt công tác tuyên truyền, mỗi cán bộ tuyên giáo cần phải gần dân hơn, đi sâu sát địa bàn hơn để kịp thời nắm bắt tư tưởng trong từng cán bộ đảng viên. Cùng với đó là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với từng lĩnh vực, từng công việc, để có thể nắm chắc và tham mưu cho lãnh đạo các chương trình, kế hoạch cũng như giải pháp.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Hoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, làm tuyên giáo thời nào cũng khó, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay còn khó khăn hơn nữa, bởi thông tin nhiều chiều, đa dạng và nhiều kênh thông tin…. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên giáo là phải định hướng rõ ràng thông tin, phải đấu tranh ngăn chặn, bác bỏ kịp thời những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch:
Công tác tuyên giáo ngày nay phải đổi mới, phải theo kịp với khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ hiện đại nhưng quan trọng nhất vẫn là con người. Phải có một đội ngũ làm công tác tuyên giáo đủ năng lực, chuyên nghiệp và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời, công tác tuyên giáo không thể và không chỉ là công tác của ngành Tuyên giáo mà trước hết là trách nhiệm của cấp ủy, của người đứng đầu, toàn Đảng, toàn dân, mỗi người.
Như vậy, công tác tuyên giáo phải là của toàn dân, của cả xã hội, làm được như vậy, công tác tuyên giáo lúc đó mới đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi rất cao trong thời đại ngày nay và trước tình hình mới, yêu cầu mới.
Song song với đó, ngành luôn quan tâm chú trọng đến, nâng cao chất lượng công tác lý luận chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, các quan điểm lệch lạc, sai trái, thù địch.
Theo Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình, hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội, trang thông tin có không ít luận điểm tấn công vào niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, nhằm làm cho một bộ phận quần chúng giảm bớt niềm tin vào Đảng.
Do đó, yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay đối với những người làm công tác tuyên giáo là cần có sự đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động. Trong đó đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng niềm tin khoa học vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
"Có những thế lực không muốn Việt Nam ổn định, không muốn Việt Nam hòa bình và không muốn dân tộc này phát triển. Chúng ta xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh nhiều kẻ gièm pha. Là đảng viên bảo vệ Đảng, chúng ta phải tham gia vào công cuộc đấu tranh phản bác. Chính việc đổi mới làm tăng thêm trình độ, sự tự hào về nghề nghiệp của những người làm công tác tuyên giáo" - ông Lê Hải Bình cho biết.
Yêu cầu cần đổi mới để đáp ứng tình hình hiện nay đối với công tác tác tuyên giáo là rất cần thiết. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng nội dung và phương thức hoạt động, khắc phục cách làm truyền thống, tuyên truyền một chiều, cần phải lấy cơ sở lý luận và thực tiễn để tăng tính thuyết phục của công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo.
Tích cực tham gia vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Chủ động đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa… Qua đó để ngành Tuyên xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng.
THEO VOV
Ảnh 1: Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022
Ảnh 2: Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình.
Người ta vì dân, vì nước mà quên mình "hy sinh" thì mấy thằng báo láo, báo đểu, báo mất dạy và cả bọn duyệt bài không biết do cẩu thả hay suy thoái mà cho đăng bừa là "thiệt mạng"?!
“Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn”.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên, đầu tháng 8/1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy, nhà giáo dục vĩ đại. Cả cuộc đời Người đã đào tạo biết bao thế hệ cán bộ, những chiến sĩ ưu tú cho cách mạng và dành nhiều tình cảm quan tâm đến với các thầy, cô giáo. Bác đặc biệt đề cao vai trò của người thầy, bởi người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, không chỉ truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, khơi nguồn sáng tạo mà còn là tấm gương mẫu mực về đạo đức cho học sinh noi theo qua từng giờ lên lớp. Người thầy là những người “đạo cao”, “đức trọng”, người có uy tín được xã hội tôn kính. Có thể nói, ở bất cứ xã hội nào nghề dạy học luôn được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Do vậy, người thầy phải có lập trường tư tưởng đúng, bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, có chuyên môn giỏi và không ngừng được phát triển, sáng tạo thì mới hoàn thành trọng trách vẻ vang mà xã hội tin tưởng trao gửi.
Thấu triệt lời Bác dạy, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong toàn quân luôn khắc ghi tinh thần “chính trị là linh hồn” mà Bác đã huấn thị: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự” và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội; phù hợp với yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.
Trong giai đoạn mới, nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phải tập trung giáo dục, rèn luyện bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thái độ phân biệt đúng, sai, không dao động trước các tác động tiêu cực, khó khăn, hiểm nguy. Nói và làm đúng nghị quyết; ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; giữ vững và không ngừng phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng tổ chức đảng TSVM, cơ quan, đơn vị VMTD, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc.
2121
7 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Đằng sau luận điệu đòi xoá bỏ một số
điều luật trong Bộ luật Hình sự
Khi loài người đang ở thời kỳ
mông muội, họ đã biết đặt ra các quy ước, quy định bằng miệng hay các chỉ dấu
với nhau. Các quy định đó đưa ra giới hạn để mọi người phải tuân thủ và đảm bảo
các nguyên tắc chung. Khi xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, nhà nước xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật, buộc tất cả mọi người trong xã hội đó có nghĩa
vụ chấp hành, tuân thủ và nếu như ai vi phạm thì phải chịu các biện pháp xử lý
tương ứng.
Thời
đại ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều quản lý xã hội bằng pháp luật và
các quốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tình hình, đặc điểm, điều kiện
cụ thể. Điều đó thể hiện sự tiến bộ, văn minh của loài người.
Thế
nhưng, hiện một số người, nhất là số cơ hội chính trị có quan hệ với các tổ
chức thù địch, đối tượng phản động lưu vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài
đang tìm cách đi ngược lại sự văn minh, tiến bộ xã hội. Các đối tượng tìm kiếm
sự can thiệp từ bên ngoài nhằm kêu gọi xóa bỏ một số điều luật với các mục đích
chính trị xấu.
Chẳng
hạn, các đối tượng kêu gọi xóa bỏ một số điều luật được quy định tại Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), bao gồm một số điều luật thuộc nhóm tội xâm
phạm an ninh quốc gia như: Điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân"; Điều 117 "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".
Hay như Điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" thuộc Chương
XXII về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính...
Những đánh giá sai lệch về công tác
phòng, chống mua bán người ở Việt Nam
Chính sách nhất quán của Đảng
và Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong mọi chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, con người luôn được đặt vào vị trí
trung tâm.
§
Đánh
giá phiến diện, thiếu khách quan
Ngày
19/7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo tình hình buôn người năm
2022. Đây là báo cáo hằng năm theo Đạo luật Bảo vệ nạn nhân bị mua bán của Hoa
Kỳ năm 2000 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trình lên Quốc hội nước này, trong đó nhận
xét công tác phòng, chống mua bán người của 188 quốc gia trên thế giới nhằm kêu
gọi Chính phủ các nước thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về
phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung.
Trong
báo cáo tình hình buôn người năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam trong
nhóm 3, tụt 18 bậc so với năm 2021 (năm 2021, đánh giá Việt Nam thuộc nhóm 2)
cùng với các nước như Brunei, Campuchia, Malaysia, Myanmar tại Đông Nam Á và
một số nước khác như Trung Quốc, Cuba... Cũng theo báo cáo này, những nước nằm
trong nhóm 3 có thể bị hạn chế nhận một số viện trợ từ Hoa Kỳ trong tương lai.
Báo cáo trên có những nhận xét không khách quan, không phản ánh những nỗ lực to
lớn của Việt Nam trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán người trong
thời gian qua.
Liên
quan đến vấn đề trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 21/7
khẳng định: “Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người
trên thế giới với các thông tin không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính
xác về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam”.
ĐỘC LẬP DÂN TỘC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ SỰ LỰA CHỌN DUY NHẤT CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA
Ngay từ khi thành lập Đảng và trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng ta, Nhân dân ta đã lựa chọn con đường của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng và chỉ có trung thành tuyệt đối với sự lựa chọn này dân tộc mới được độc lập, nhân dân mới có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, trên một số trang mạng xuất hiện những bài viết kêu gọi Việt Nam từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội để đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Nhận thức rõ những biến động khó lường của tình hình thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam luôn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới. Sau 36 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; chính trị xã hội ổn định; an ninh, quốc phòng được củng cố; độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia được giữ vững; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được đề cao. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng rõ. Việc Đảng và Nhân dân ta kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thực sự là một khoa học, là trách nhiệm thiêng liêng trước dân tộc và đất nước.
Đảng và Nhân dân ta không lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa bởi vì thời đại ngày nay không phải là thời đại của chủ nghĩa tư bản và theo quy luật phát triển của lịch sử, chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị phủ định. Thực tiễn tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy đó là lịch sử của máu, nước mắt và bất công. Chúng ta có đường lối độc lập tự chủ, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn duy nhất đúng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam; đó là xu thế phát triển của lịch sử, không có một thế lực nào có thể ngăn chặn được bước tiến của dân tộc Việt Nam.
Những luận điệu của các đối tượng cơ hội chính trị, phản động thực chất chỉ muốn lái sự phát triển của đất nước lệch khỏi quỹ đạo mà chúng ta đã lựa chọn, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.