Thứ Ba, 16 tháng 8, 2022
CÁN BỘ, CHIẾN SỸ TRONG QUÂN ĐỘI-NHỚ LỜI BÁC HỒ DẠY!
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - tiêu trừ cái xấu, tạo nên những nhân tố mới, nhân tố tích cực
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022 lần đầu tiên được Bộ Chính trị tổ chức
đã nhận được sự quan tâm theo dõi và ý kiến đồng tình từ cán bộ, đảng viên và
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Dương Đình Bá, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị Thành phố Hồ Chí Minh, một đảng viên gần 60 năm tuổi Đảng ở Phường 8, quận
Phú Nhuận, tâm đắc cho biết, nhân dân, cán bộ hưu trí, đảng viên trên cả nước hết
sức phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Trung ương, của Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với đồng chí Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Có thể nói, chưa bao giờ đất nước chúng ta có được cơ đồ như
ngày hôm nay - như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, người dân
mong đợi Đảng, Nhà nước thực hiện thật tốt phương châm phòng, chống tham nhũng,
bảo vệ những kết quả, thành tựu cách mạng mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
đã đạt được trong suốt những năm qua. Qua những kết quả được trình bày tại Hội
nghị, cho thấy Đảng đã làm đúng sự mong đợi và ý nguyện của nhân dân. Người dân
mong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt những thành quả to lớn
hơn, đúng với những chỉ đạo mà Tổng Bí thư đã nêu ra trong buổi khai mạc Hội
nghị.
“Những đảng viên, cán bộ hưu trí như chúng tôi hết sức phấn
khởi, tin tưởng khi thấy Đảng nói đi đôi với làm, tức là dù người đó là ai, trước
đây ở cương vị nào nhưng khi có tội thì đều bị xử lý, dù rằng họ có công lao thế
nào. Điều đó thể hiện sự quyết liệt và tính công minh, giống như lời Tổng Bí
thư đã nói chúng ta chống tham nhũng, tiêu cực một cách hợp tình, hợp lý, rất
nhân văn, đáp ứng nguyện vọng, tâm tư, sự mong đợi của nhân dân” - ông Dương
Đình Bá chia sẻ.
Ông Phùng Công Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
Theo ông Phùng Công Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt
Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một
mục tiêu lớn, đúng đắn, được Đảng ta đề ra và thực hiện từ lâu. Thực tiễn cho
thấy, đây là một việc làm đầy nhạy cảm, tế nhị và vô cùng khó khăn, phức tạp,
tuy nhiên với quyết tâm của Đảng, sự đồng bộ của hệ thống chính trị, 10 năm
qua, Đảng ta rất quyết liệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Những kết quả
trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần củng cố niềm tin
trong nhân dân.
Ông Phùng Công Dũng chia sẻ: Là một cán bộ, đảng viên, tôi
mong muốn Đảng ta tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực. Phải kỷ luật những cán bộ, đảng viên vi phạm là một việc làm
đau xót, nhưng đó là việc phải làm, bởi như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
nói, đó là cuộc đấu tranh với “giặc nội xâm” và “không để con sâu làm rầu nồi
canh".
Có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực kết nối với đồng bào
người Việt Nam ở nước ngoài, ông Phùng Công Dũng cho rằng, kết quả công cuộc
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta trong 10 năm qua đã từng bước củng
cố thêm niềm tin của nhân dân, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài đối với Đảng,
Nhà nước. Sự quyết liệt và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của
Đảng ta không chỉ tiêu trừ đi cái xấu mà còn góp phần tạo nên những nhân tố mới,
những nhân tố tích cực. Hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
góp phần giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, của hệ thống chính trị; củng
cố và nâng cao niềm tin yêu, đồng thuận không chỉ trong Đảng, nhân dân trong nước
mà cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo dõi Hội nghị, Thiếu tá Phan Quốc Thiều, Giảng viên
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh rất tâm đắc và đồng tình với những lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng về công tác xây dựng Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, chính
nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chống
tham nhũng cũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, bác bỏ mọi luận điệu
sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là đấu đá nội bộ, phe cánh.
Thiếu tá Phan Quốc Thiều nêu ý kiến, hơn lúc nào hết, trong
bối cảnh hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực, uy
tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng đối với
các cấp ủy, tổ chức Đảng. Để công cuộc phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch
bộ máy chính trị, đội ngũ cán bộ ngày càng hiệu quả thì cần có các giải pháp cụ
thể như kịp thời chấn chỉnh, đổi mới phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ thông
qua đổi mới công tác cán bộ theo hướng đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ
thống chính trị và phù hợp với thực tế. Đồng thời, cần đẩy mạnh phân cấp, phân
quyền, ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật,
kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ
dám nghĩ dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Đóng góp thêm về giải pháp trong công tác cán bộ, Thiếu tá
Phan Quốc Thiều cho rằng, cần tập trung xây dựng quan điểm, phương pháp và nội
dung tiêu chí đánh giá cán bộ thật sự khoa học; đánh giá phải toàn diện, công
tâm, khách quan và dân chủ; quan tâm công tác đào tạo, kết hợp giữa đào tạo
khoa học tri thức với đào tạo đạo đức, tư tưởng; giữa đào tạo lý luận với đào tạo
thực tiễn nhằm nâng cao trình độ, năng lực, uy tín cho đội ngũ cán bộ các cấp.
Song song với đó, cần tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng,
quy hoạch, luân chuyển và bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, bầu cử cán bộ. Đặc biệt,
đối với cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý cần xây dựng quy định để việc
nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ;
hoàn thiện các quy định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để việc “có lên, có
xuống”, “có vào, có ra” trở thành bình thường trong công tác cán bộ.
Thiếu tá Phan Quốc Thiều nói thêm, cũng cần quan tâm tổ chức
sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp đã đề ra ở các cấp, các ngành, các địa phương. Qua đó, đánh giá,
trình độ năng lực của các cá nhân có trách nhiệm liên quan; kiên quyết xử lý kỷ
luật những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm đạo đức chính trị;
loại bỏ những cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra trong tình hình hiện
nay.
Phát huy vai trò của nhân dân tham gia chống tham nhũng, tiêu cực
Qua Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh
Vĩnh Long bày tỏ sự đồng tình cao những kết quả trong công tác phòng, chống
tham nhũng thời gian qua đã tạo được niềm tin trong nhân dân; đồng thời mong muốn
để người dân tham gia, phát huy vai trò của nhân dân tham gia chống tham nhũng,
tiêu cực.
Ông Ngô Thanh Tiết (phường 4, thành phố Vĩnh Long) cho rằng,
đây là hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, bàn về tổng kết những kết quả, kinh
nghiệm nhằm giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị; củng
cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Dưới sự
lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và với vai trò đứng đầu
là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
đã có sự xoay chuyển rõ nét với nhiều bước tiến mới rất quan trọng
Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long Nguyễn Bách
Khoa khẳng định, trong giai đoạn 10 năm qua, nhất là hơn 5 năm gần đây, công
tác phòng, chống và xử lý tham nhũng của Đảng ta rất hiệu quả. Có thể nói chưa
bao giờ Trung ương quan tâm và chỉ đạo, xử lý nhiều cán bộ như thế. Như Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, việc này hết sức đau xót nhưng mà không thể không
làm, bởi vì nó ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ và của cả đất nước.
Đây được xem là thắng lợi rất lớn, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, là
điều người dân hết sức phấn khởi.
Ông Nguyễn Bách Khoa nhấn mạnh, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã nói, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta xây dựng đất nước chưa bao giờ có
được cơ đồ, thế và lực như hiện nay, chính vì thế, nếu chúng ta không làm quyết
liệt và không làm hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng thì cơ đồ sẽ từng
bước suy giảm và suy sụp, nhất là mất đi niềm tin trong nhân dân.
Theo Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Vĩnh Long Lưu Thành
Công, người dân rất tán đồng với quan điểm về công tác phòng, chống tham nhũng
của Đảng ta hiện nay, đó là việc làm thường xuyên, liên tục, không ngơi nghỉ;
công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, không có vùng cấm
và việc xử lý không chịu bất kỳ áp lực nào.
Phát huy vai trò của nhân dân tham gia chống tham nhũng,
tiêu cực
Theo ông Lưu Thành Công, đối với việc thành lập Ban Chỉ đạo
phòng, chống tham nhũng ở các tỉnh, thành phố hiện nay cần xem xét cơ cấu người
dân tiêu biểu vào Ban Chỉ đạo để tăng thêm tính khách quan, công bằng, cũng như
phát huy tốt vai trò kiểm tra, giám sát, phát hiện các vụ việc từ người dân.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế, điều kiện, công cụ để người dân
tham gia rộng rãi vào công cuộc phòng, chống tham nhũng. Người dân khi thấy hiện
tượng tiêu cực phải biết phản ảnh với cơ quan, tổ chức và bằng cách nào, với
hình thức nào. Đồng thời, cần có quy định khen thưởng, nêu gương và bảo vệ những
người dám tố cáo hành vi tham nhũng.
Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long Nguyễn Bách
Khoa cho rằng, cần xây dựng và tạo được cơ chế để cán bộ "không muốn,
không thể và không dám" tham nhũng. Theo đó, cần kiểm soát quyền lực để cán bộ, đảng viên
không thể tham nhũng; chú trọng công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, nhất là những
người ở các vị trí có thể tham nhũng không muốn tham nhũng; nâng cao ý thức cán
bộ, đảng viên được như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói "danh dự mới là
cái quan trọng". Bên cạnh đó, suốt những năm qua, Đảng ta tập trung giáo dục
cán bộ, đảng viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Đây được xem là yếu tố quan trọng góp phần đẩy lùi tham nhũng trong thời
gian tới nếu việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất.
Mặt khác, các cấp, các ngành cần phát huy đấu tranh xây dựng
nội bộ, phát huy dân chủ, tạo cơ chế để cán bộ, đảng viên mạnh dạn đấu tranh;
phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí cách mạng trong công tác phòng, chống tham
nhũng; phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong thực hiện công tác phòng,
chống tham nhũng. Một yếu tố hết sức quan trọng khác đó là nêu vai trò nêu
gương của người đứng đầu. Trong công tác cán bộ, phải lựa chọn những người đứng
đầu thực sự tiêu biểu, gương mẫu về phẩm chất đạo đức, nhất là "nói không
với tham nhũng".
Ông Ngô Thanh Tiết (phường 4, thành phố Vĩnh Long) cho rằng,
thời gian gần đây, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng có tính chất đặc biệt nghiêm
trọng, gây thiệt hại lớn cho nhà nước, do đó Trung ương cần xử lý nghiêm để tạo
sự răn đe, trong xử lý quán triệt tinh thần không có vùng cấm, không chịu sự
tác động nào. Bên cạnh đó, từ Trung ương đến địa phương cần tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra sai phạm nhằm mang lại những
chuyển biến tích cực trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới.
Nhận diện “Truyền thông đen”
Trong khi cả hệ thống chính trị cùng toàn dân đã, đang ra sức
nỗ lực chống dịch thì một số tổ chức, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tiếp
tục lợi dụng đại dịch COVID – 19, sử dụng “truyền thông đen” để chống phá Việt
Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, tìm cách hạ uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế
Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ráo riết đăng tải,
phát tán thông tin xấu độc, sai sự thật về công cuộc phòng, chống dịch COVID
-19 của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nội dung tuyên truyền được các đối tượng
dàn dựng công phu, tỉ mỉ, thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt. Họ tận dụng triệt
để mặt trái của truyền thông cùng với tính năng lan tỏa nhanh, độ tương tác rộng
của mạng xã hội để đưa ra nhiều bài viết, hình ảnh, video xuyên tạc công tác
phòng, chống COVID -19 ở nước ta nhằm đánh lạc hướng dư luận, nói xấu Đảng,
chính quyền, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra tâm lý hoài nghi, bi
quan, mất niềm tin của nhân dân đối với hệ thống chính trị. Điển hình của hoạt
động “truyền thông đen” trên mạng xã hội phải kể đến những tổ chức, hội nhóm
như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, Nhật ký yêu nước; các đài VOA, RFA…
Họ thêu dệt thông tin như: Việt Nam đối diện khủng hoảng
kinh tế, xã hội toàn diện, chỉ biết phong tỏa mặc dân sống chết ra sao. Họ tự
cho mình là các nhà “dân chủ”, “nhân quyền” đại diện cho nhân dân đưa ra lời đe
dọa “Chính phủ không nên giỡn mặt với dân”; vu khống “CSVN ăn cháo, đá bát” sau
khi nhận viện trợ vaccine từ Hoa Kỳ; tung tin sai trái gây hoang mang dư luận
“Việt Nam, cơn ác mộng chỉ mới bắt đầu”; quy chụp “cách chống dịch của Đảng làm
COVID -19 lây lan ngày càng nhiều”, “không hỗ trợ cứu đói cho dân mà còn tận
thu vơ vét tiền của dân”... Hàng loạt trang mạng xấu độc đưa ra những hình ảnh
sai sự thật về số người tử vong, đưa hình ảnh cắt ghép từ nước ngoài về hàng loạt
bệnh nhân COVID – 19 tử vong để gieo rắc tâm lý hoang mang, khủng hoảng trong
xã hội.
Bên cạnh đó, các đối tượng phản động lợi dụng cuộc sống của
người lao động nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương trong giai đoạn giãn
cách để tung tin bịa đặt, làm giảm sự chung tay, đồng lòng của người dân với
các biện pháp phòng chống dịch bệnh mà chính quyền đang thực hiện. Thâm hiểm
hơn, ngoài những thông tin méo mó, kích động, họ còn tung ra những video tin tức
hay phỏng vấn ý kiến của những người lao động nghèo chưa được nhận hỗ trợ từ
chính quyền để bóp méo, vu khống rằng “không thấy Đảng giúp dân”, “người nghèo
không được hỗ trợ”, “chỉ có dân giúp dân, không thấy chính quyền đâu”…
Đặc điểm chung của hoạt động “truyền thông đen” là bác bỏ,
phủ nhận các chủ trương, chính sách chống dịch của Đảng, Nhà nước; đồng thời, cố
tình bôi đen các lực lượng đang ngày đêm quên mình chống dịch như: Lực lượng Y
tế, lực lượng Công an, Quân đội. Số này còn tìm cách kêu gọi, kích động người
dân không thực hiện các quy định trong phòng, chống dịch.
Trước vấn nạn “truyền thông đen”, không chỉ người dân trong
nước mà nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng như
các chuyên gia quốc tế đã phản đối những quan điểm méo mó, sai lệch trên và bày
tỏ sự tin tưởng vào chính sách, quy định chống dịch của Việt Nam.
Tuy nhiên, trước những hoạt động của “truyền thông đen” và
những khó khăn, trở ngại do dịch gây ra, cũng đã có một số người dân không tỉnh
táo, mất bình tĩnh, rơi vào cái bẫy của các đối tượng phản động, vô tình trở
thành “con bài” trong các hoạt động chống phá của họ. Cụ thể, những ngày gần
đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh với nội dung “Đây là các bệnh nhân tử
vong vì COVID -19 tại TP Hồ Chí Minh”. Nhiều người đã chia sẻ hình ảnh này,
bình luận, gây hoang mang trong dư luận. Tuy nhiên, đây chỉ là tin giả. Trước sự
việc trên, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng
định bức hình này được ghi nhận tại Indonesia, không phải ở Việt Nam. Cơ quan
chức năng đang vào cuộc làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, một số cá nhân trong nước với động cơ vụ lợi đã
đưa tin thất thiệt, nhiều đối tượng trên được cơ quan chức năng phát hiện, xử
lý theo quy định của pháp luật. Ngày 13/5, Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hồ Thị Minh H (sinh năm 1983, trú tại
tổ 1, tổ dân phố 6, Bắc Lý, TP Đồng Hới) và ông Nguyễn Xuân N (sinh năm 1984,
trú tại thôn 9, Lộc Ninh, TP Đồng Hới) với số tiền 10 triệu đồng về hành vi đưa
tin không chính xác về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm.
Chiều 14/7, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao, Công an TP Cần Thơ phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền
thông TP Cần Thơ đã mời Tô Thùy D (sinh năm 1990, trú tại quận Bình Thủy, TP Cần
Thơ) và Trương Thị Tú Q (sinh năm 1990, trú tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đến
làm việc, làm rõ hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, sai sự thật trên
mạng xã hội” có liên quan đến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP Cần Thơ,
gây hoang mang dư luận.
Ngày 9/7, Công an huyện Thống Nhất, Đồng Nai đã tiến hành xử
lý vi phạm hành chính với tổng mức phạt là 25 triệu đồng đối với Phạm Văn Th
(sinh năm 2001, trú tại ấp Gia Yên, xã Gia Tân 3) và Trần Thị Ánh Th (sinh năm
1991, trú tại ấp Võ Dõng 1, xã Gia Kiệm) đăng tải trên trang Facebook cá nhân của
mình không đúng sự thật về dịch bệnh COVID - 19 tại xã Gia Tân 3 với nội dung
“Một ca dương tính test ngày 5/7 gần cầu Ông Hoàng đã được đem đi cách ly”.
Những thông tin sai sự thật của những người cố ý hay vô ý được
đăng tải, phát tán trên mạng xã hội thời gian qua có nhiều nguyên nhân, bên cạnh
sự tác động từ chiêu trò “truyền thông đen” của các đối tượng phản động, thù địch
còn đến từ sự thờ ơ, thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm, vụ lợi cá nhân của một
số người dân đối với công cuộc chống “giặc COVID-19” của dân tộc.
Ngõ cụt của mưu đồ chống phá
Với sự bùng nổ của mạng xã hội, các luận điệu chống phá Đảng
và Nhà nước ta đang ngày gia tăng, với tốc độ lan truyền chóng mặt. Tuy nhiên,
mức độ tấn công điên cuồng của các thế lực thù địch chỉ càng lật tẩy bộ mặt
nham hiểm và luận điệu xuyên tạc cũ rích của chúng, càng thể hiện sự ganh ghét
đố kỵ của chúng với những thành tựu mà đất nước ta, nhân dân ta đã đạt được.
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Thủ đoạn của các đối tượng chống phá không phải là vấn đề mới,
vẫn là những câu chuyện “té nước theo mưa”, cóp nhặt, lắp ghép thông tin vô căn
cứ, xuyên tạc sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hòng làm
lung lay niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Có chăng mức độ nguy hiểm của thủ
đoạn này đang gia tăng nhờ vào sự lan truyền nhanh chóng của thông tin trên các
nền tảng mạng xã hội và các trang tin phản động - chuyên phát tán tin giả, tin
sai sự thật, tin không được kiểm chứng, tin xấu độc.
Ngay như tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022, trong khi kết quả thu
được đã làm nức lòng người dân cả nước, thể hiện nỗ lực và quyết tâm bền bỉ xây
dựng, chỉnh đốn Đảng của cả hệ thống chính trị, thì các thế lực thù địch lại
lái cuộc chiến chống “giặc nội xâm” này theo hướng “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng
phe cánh”…
Hay như trong vụ án Việt Á, các trang mạng, các diễn đàn bất
mãn suốt ngày tung tin đồn đoán vô căn cứ về “trùm cuối”. Hết lãnh đạo cấp cao
này được nêu tên, lại đến lãnh đạo cấp cao khác, rồi người thân của lãnh đạo cấp
cao cũng được điểm danh trong các “thông tin mật”, “nguồn tin riêng” của chúng,
hòng trả lời cho một thứ bánh vẽ: Phải có một quyền lực đứng đằng sau chỉ đạo,
điều khiển vụ việc này. Hình ảnh và thông tin liên quan đến lãnh đạo Đảng, Nhà
nước ta bị chúng bóp méo, xuyên tạc, thêm thắt cứ như là chuyện đúng rồi. Thậm
chí, có những thông tin xấu độc còn nhân cơ hội này công kích, làm vấy bẩn chủ
trương, chính sách nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta là “không để ai bị
bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Cho dù thế nào, đây cũng cần được nhận diện là thủ đoạn
tuyên truyền “mưa dầm thấm lâu” của các thế lực chống phá. Từ chuyện không có,
chúng bịa đặt thành những “sự thật” ở Việt Nam, tất cả đều nhằm mục đích gây
nhiễu loạn thông tin hòng thực hiện mưu đồ làm rối loạn lòng dân, gây bất ổn định
tình hình chính trị - xã hội của đất nước, từ đó rình rập cơ hội để phá hoại đất
nước, phá hoại chế độ.
Thực tế công cuộc phòng, chống tham nhũng đã cho thấy quyết
tâm xây dựng Đảng ta “là đạo đức, là văn minh”, không ngoài mục đích: Việc gì
có lợi cho dân thì phải hết sức làm và làm cho bằng được; ngược lại, việc gì có
hại cho dân thì phải hết sức tránh. Việc gì nhân dân không đồng tình, thậm chí
căm ghét, phản đối thì phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các
sai phạm. Có lẽ chưa bao giờ cuộc đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực lại đạt được
những kết quả cụ thể và được toàn dân “tiền hô hậu ủng” như hiện nay. Không có
vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể là ai, nếu sai phạm đều bị xem xét xử lý
nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân văn, nhân ái, có lý, có tình. Không ai muốn hạ
bệ đồng chí của mình cả, mà đây là việc phải “cắt bỏ một vài cành sâu mọt để cứu
cả cái cây”, chứ không phải là chuyện “thanh trừng” như các thông tin xấu độc
lan truyền.
Liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, những
tập thể, cá nhân đã bị khởi tố, điều tra thì cần chờ kết quả từ các cơ quan chức
năng. Đừng làm thay các cơ quan tư pháp và không ai có thể đứng trên Hiến pháp,
pháp luật. Ai sai, ai đúng và sai đến đâu thì sẽ có pháp luật phán xét. Mọi quy
kết, quy chụp hay suy diễn đều vi phạm pháp luật; “cào bàn phím” lan truyền
thông tin sai sự thật cũng vậy. Chưa kể, nhiều thông tin bịa đặt thô thiển thì
hiện nay đều bị người đọc, người xem “ném đá” ngay lập tức, thành ra định lèo
lái dư luận mà cuối cùng lại chịu cảnh “gậy ông đập lưng ông”, càng ra rả đăng
đàn thì càng lâm vào ngõ cụt.
Tất nhiên, trên thực tế vẫn còn một bộ phận người dân chưa
nhận thức đầy đủ nên vẫn có kẽ hở để các đối tượng chống phá nhắm vào để tiếp tục
mưu đồ công kích, bôi nhọ Đảng và Nhà nước. Mặt khác, qua hơn 35 năm đổi mới,
dù những thành tựu đạt được là rất đáng ghi nhận và tự hào, nhưng Việt Nam vẫn
là nước đang phát triển, là nước đi sau, nên mọi thành quả mới chỉ là bước đầu.
Chúng ta vẫn đang từng ngày phải khắc phục hạn chế, tận dụng và tiếp thu có chọn
lọc những thành tựu phát triển văn minh của thế giới để bồi đắp nền tảng cho
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng vì thế, khó tránh khỏi sự chống phá
luôn ăn bám, ký sinh vào chúng ta như một thứ ung nhọt cần loại bỏ.
“Chó cứ sủa, đoàn người
cứ đi”. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển của mỗi đất nước có thể có
những cung bậc thăng trầm, có gian nan thử thách và có cả những kẻ “chọc gậy
bánh xe”. Điều quan trọng là chúng ta đang đi đúng hướng và kiên định con đường
đã chọn, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, đó là: “… con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan,
với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”.
Việt Nam đang trên đà cất cánh hướng đến mục tiêu trở thành
nước phát triển vào giữa thế kỷ XXI này, đất nước đang trở thành điểm sáng thu
hút đầu tư, cuộc sống của người dân đang từng bước được nâng lên trong mục tiêu
phát triển bền vững…, tất cả đều dựa trên nền tảng là sự ổn định về chính trị -
xã hội, dựa vào đường lối xuyên suốt là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Không phải ngẫu nhiên khi mới đây Việt Nam duy trì vị trí trong Top 50 quốc gia
hòa bình nhất thế giới năm 2022 (xếp thứ 44, tăng 6 bậc so với năm 2021), theo
báo cáo của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP). Đó chính là sự đáp trả đanh thép nhất
đối với những mưu đồ lăm le phá hoại đất nước ta.
Kết quả phòng, chống tham nhũng thời gian qua là bước tiến rất quan trọng của Đảng
Qua theo dõi Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, cán bộ, đảng viên, người
dân tỉnh Quảng Ngãi bày tỏ sự đồng tình và tin tưởng vào công cuộc phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước trong những năm qua khi hàng loạt các vụ
án tham nhũng lớn được đưa ra truy tố, xét xử.
Những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực thời gian qua đã khẳng định những mục tiêu, quan điểm, chủ
trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất
là chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí
thư làm Trưởng ban là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, phù hợp yêu cầu thực tiễn.
Đảng viên Lê Trung Việt, Nguyên Chánh Văn phòng Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, Hội nghị tổng kết chỉ diễn ra trong một buổi,
nhưng đã cho cán bộ, đảng viên, người dân thấy được những việc làm ý nghĩa to lớn
của Đảng trong 10 năm qua. Đây thực sự là một bước ngoặt quan trọng, sự vĩ đại
trong sự nghiệp xây dựng Đảng. 10 năm qua, có nhiều cán bộ, đảng viên tha hóa,
thoái chất, tham nhũng bị đưa ra khỏi Đảng, thậm chí bị khởi tố, xử lý nghiêm.
Đây thực sự đây là một bước tiến rất quan trọng của Đảng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu
kém như một số chủ trương, chính sách còn kẽ hở để người khác lợi dụng, tạo cơ
hội tham nhũng cho một số người. Ví dụ, về vấn đề sân sau thì địa phương nào
cũng có, người dân, đảng viên nào cũng biết, nhưng họ có nói hay không. Cái ách
tắc nhất là sự gương mẫu của người đứng đầu, nói không đi đôi với làm. Cụ thể
như tỉnh Quảng Ngãi, cán bộ nói rất hay, hội nghị tổng kết rất tốt, nhưng lại
không mang lại niềm tin cho dân. “Việc phòng, chống tham nhũng tại Trung ương
đang rất nóng, nhưng tại địa phương Quảng Ngãi lại chưa nóng, phải chăng Quảng
Ngãi không có tham nhũng hay vấn đề tham nhũng chưa được phát hiện, xử lý”, ông
Việt bày tỏ.
Về vấn đề công tác cán bộ hiện nay, ông Việt hy vọng các cán
bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ phải có hoài báo, ý chí, mục tiêu cách mạng, khi làm
cán bộ thì phải đặt lợi ích của nhân dân lên trước mục đích cá nhân; phải trau
chuốt, giữ gìn bản thân trước những cám dỗ, mua chuộc của lợi ích. Phải gương mẫu,
nói đi đôi với làm.
Ông Việt rất đồng tình với việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Nhưng, để mang lại hiệu quả thì chính những
người tham gia trong Ban phải thật sự trong sạch, không bao che, ai vi phạm thì
phải bị xử lý nghiêm để nêu gương. Phải xem xét, kiểm tra những dư luận trong
dân.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực trong thời gian tới, ông Việt cho rằng chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ngãi
cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức
năng đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng,
chú trọng thực hiện kiểm tra chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng.
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương
trong công tác tự kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm
trong chính cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình. Phát huy hơn nữa vai trò
các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
nhất là tội phạm liên quan đến tham nhũng.
Còn bà Thới Thị Huệ, trú xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng
Ngãi, cho rằng Hội nghị thực sự đã mang lại lòng tin cho nhân dân đối với Đảng,
Đảng có kiên quyết chống tham nhũng thì Nhà nước mới mạnh được. Tuy nhiên, để
công tác phòng, chống tham nhũng thành công thì bản thân bà mong Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng luôn kiên quyết, mạnh mẽ như những năm gần đây, dù có những
cán bộ chủ chốt bị xử lý, nhưng qua đó giúp nhân dân tin vào Đảng hơn
Tại Quảng Ngãi, thời gian qua cũng có nhiều cán bộ, đảng
viên tha hóa, tham nhũng, nhưng người dân vẫn đang chờ cơ quan chức năng có
hình thức xử lý nghiêm minh hơn. Phải làm sao để những cán bộ trẻ phải sợ, qua
đó tự giữ gìn bản thân trước, tránh xa tham nhũng.
Bà Huệ cho rằng, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu
cực ở địa phương, cơ sở; thu hồi tài sản tham nhũng tại Quảng Ngãi thời gian
qua chưa công khai để dân biết, dân tin, tạo dư luận xấu trong dân là không tốt.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cần nâng cao hơn nữa chất lượng
hoạt động các cơ quan tư pháp; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tệ nạn xã
hội; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, xử lý dứt điểm các vụ án tham
nhũng, nhất là các vụ án lớn, được người dân quan tâm, theo dõi. Đẩy mạnh thanh
tra, kiểm tra, giám sát phát hiện, xử lý tham nhũng để tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ rõ nét trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Qua theo dõi Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022, đa số cán bộ, đảng
viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đánh giá cao những kết
quả đã đạt được; đồng thời mong muốn Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả trong thời
gian tới.
Đảng viên Nguyễn Đức Thuận, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế
cho biết, Bộ Chính trị tổ chức “Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng
và có ý nghĩa. Hội nghị đã đánh giá thực chất kết quả đạt được, những hạn chế,
yếu kém của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng như đề ra những giải
pháp quyết liệt đối với “giặc nội xâm” này.
Ông Nguyễn Đức Thuận cho rằng, công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, trong những năm
trở lại đây, công tác này được triển khai rất quyết liệt, mãnh mẽ và hiệu quả.
Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở được đẩy mạnh thực
hiện đồng bộ, đúng nguyên tắc. Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt
trong các vụ án tiếp tục có chuyển biến tích cực, từ đó tạo sự đồng thuận, tin
tưởng trong các tầng lớp nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển
khai hiệu quả, ông Nguyễn Đức Thuận đề nghị, Trung ương tiếp tục nghiên cứu, rà
soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật để tạo hành lang pháp
lý nhằm kiểm soát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm của các cá nhân cũng
như tổ chức về tham nhũng, tiêu cực; tăng cường công tác giám sát xã hội, đẩy mạnh
việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và
uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Cán bộ, đảng viên phải không ngừng
rèn luyện phẩm chất, đạo đức chính trị; thực hiên nghiêm quy định những điều đảng
viên không được làm. Ngoài ra, việc kê khai tài sản phải thực hiện công khai,
minh bạch, nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý nghiêm minh, thậm chí cách chức.
Hiện nay, các Tỉnh ủy, Thành ủy đang khẩn trương thành lập và triển khai hoạt động
của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh sẽ góp phần tạo chuyển
biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa
phương, cơ sở.
Không có vùng cấm
Đảng viên Mai Văn Trí, phường Thuận Lộc, thành phố Huế cho rằng,
sau khi Bộ Chính trị thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban thì công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng càng được đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt, tích cực và
thể hiện quyết tâm của Bộ Chính trị là “không có vùng cấm, vùng nhạy cảm, không
có ngoại lệ và không có việc hạ cánh an toàn”.
Từ việc làm quyết liệt đó, gần đây kể cả những Ủy viên Bộ
Chính trị, Bộ trưởng, Thứ trưởng có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực đều bị bắt và
xử lý đúng người, đúng tội. Những hoạt động đó đã góp phần củng cố, xây dựng niềm
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Mỗi cán bộ, đảng
viên đều rất phấn khởi và ủng hộ tuyệt đối những hành động quyết liệt trong hoạt
động phòng, chống tham nhũng của Đảng để làm trong sạch bộ máy lãnh đạo từ
Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, sự quyết liệt trong công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Bộ Chính trị, cấp Trung ương được thực
hiện rất tốt, nhưng tại các địa phương vẫn chưa được quyết liệt và thiếu đồng bộ.
Ông Mai Văn Trí kiến nghị Bộ Chính trị, Trung ương cần có giải pháp đẩy mạnh
triển khai trên toàn hệ thống chính trị để công tác phòng, chống tham nhũng từ
cơ sở được thực hiện nghiêm túc, đạt được hiệu quả và xử lý triệt để các vụ việc
tham nhũng, tiêu cực.
Ông Mai Văn Trí cho rằng, trong mọi hoạt động thì vai trò
tiên quyết là Đảng lãnh đạo; ở cấp cơ sở, người đứng đầu và thủ trưởng các cơ
quan sẽ là người đầu tàu, quyết định vận hành cả bộ máy trong công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi vậy người đứng đầu phải nêu gương; lãnh đạo hệ
thống chính trị phải xắn tay vào việc, gương mẫu đi đầu, quyết tâm, quyết liệt
thì chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả. Đồng thời vai trò, trách nhiệm của các cơ
quan dân cử và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội,
xã hội - nghề nghiệp cần được phát huy đầy đủ. Đặc biệt, các địa phương phải đẩy
mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong toàn dân; tiếp tục tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc
tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.
Đấu tranh với “truyền thông đen”
Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội.
Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến
hành động và ứng xử của công chúng. Truyền thông có tính chất hai mặt, nếu sử dụng
đúng sẽ có hiệu quả tích cực trong công cuộc chống dịch COVID -19, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân, nhưng nếu sử dụng
sai sẽ là trở lực rất lớn, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
làm tổn hại đến sự phát triển của đất nước. Truyền thông các thế lực thù địch,
phản động cơ hội chính trị đang sử dụng là một loại “truyền thông đen”. Loại
truyền thông này cần phải được nhận diện, đấu tranh và loại bỏ.
Theo đó, đối với công tác truyền thông trong nước phải đi
trước một bước, tiếp tục phát huy những kết quả đã làm được, tuyên truyền sâu rộng,
kịp thời, đầy đủ, chính xác mọi chủ trương, chính sách, chỉ thị, quy định về
phòng, chống dịch COVID -19 đến từng cấp, ngành và nhân dân. Nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của cộng đồng về những khó khăn, diễn biến phức tạp của dịch COVID
-19 và vạch trần âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị. Qua đó, tạo sự đồng thuận xã hội, đoàn kết, quyết tâm cao nhất với
tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Đối với các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lý
nghiêm các trường hợp đăng tải, phản ánh thông tin sai sự thật, thất thiệt theo
quy định của pháp luật.
Đối với người dân, cần quán triệt và chấp hành tốt mọi chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và công tác phòng, chống dịch
COVID-19 nói riêng. Việc tiếp cận luồng thông tin phải chính thống, đăng tải
các thông tin trên mạng xã hội phải theo quy định pháp luật và cảnh giác với
chiêu trò lợi dụng của các thế lực thù địch, không để bị lôi kéo, kích động.
Lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để chống phá, đó là sự “ăn hôi”
trên nỗi đau của đồng bào. Chống “giặc COVID-19” hay đấu tranh với chiêu trò
“truyền thông đen” của các thế phản động rất cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt
của các cấp, các ngành và mọi người dân. Sự đồng lòng trong đại dịch sẽ là sức
mạnh để chúng ta đứng vững trước mọi khó khăn, thử thách.
Đấu tranh mạnh mẽ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngày 1/7, Ban Chỉ đạo Thành ủy Đà Nẵng về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực tổ chức Phiên họp thứ nhất để triển khai một số nội dung trọng
tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Xây dựng pháp luật đủ mạnh để phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực
Quyết tâm, hành động mạnh mẽ hơn trong ngăn chặn, đẩy lùi
tham nhũng
Từng bước hoàn thiện cơ chế chặt chẽ để 'không thể tham
nhũng'
Đổi mới, tăng cường tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực
Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Trưởng
Ban Chỉ đạo Thành ủy Đà Nẵng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phát biểu tại
phiên họp.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo
Thành ủy Đà Nẵng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho biết, Bộ Chính trị vừa
tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
giai đoạn 2012 - 2022. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực đã lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện,
bài bản, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao; đạt được nhiều kết
quả quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của hệ thống
chính trị và nhân dân; để lại dấu ấn tốt đẹp, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội và
thực sự “đã trở thành một phong trào, xu thế”.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng chia sẻ, các vấn đề tham
nhũng, tiêu cực đã từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm,
góp phần quan trọng làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước, củng cố niềm tin
của cán bộ, đảng viên, nhân dân và đặc biệt là nâng cao vai trò, vị thế uy tín
của Đảng, Nhà nước trên trường quốc tế, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng,
toàn dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng.
Tuy nhiên, qua tổng kết đánh giá cũng chỉ ra các mặt hạn chế,
đặc biệt là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở một số địa
phương, bộ, ngành chưa chuyển biến rõ nét; vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới
lạnh” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác phòng ngừa ở
một số nơi còn mang tính hình thức. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực
vẫn còn hạn chế, nhất là việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý. Những tồn tại,
hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do tổ chức bộ
máy các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chưa thống nhất, đồng
bộ từ Trung ương đến địa phương. Các địa phương chưa thành lập Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Trưởng
Ban Chỉ đạo Thành ủy Đà Nẵng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phát biểu tại
phiên họp.
Vì vậy, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII, nhiều tỉnh, thành
phố đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để
thực hiện nhiệm vụ thống nhất, toàn diện đảm bảo hiệu quả về công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực tại các địa phương. Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng cho
hay, Đà Nẵng là một trong những địa phương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực sớm nhất trong cả nước. Đây là minh chứng cho sự quyết tâm
của chính quyền thành phố; thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện
nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương, nhất là trong công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận và cho ý
kiến một số vấn đề trọng tâm như: thông qua quy chế làm việc và quyết định phân
công làm việc của các thành viên Ban Chỉ đạo; thông qua chương trình công tác 6
tháng cuối năm 2022; quyết định đưa một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo
Thường vụ Thành ủy theo dõi và xử lý…
Phát biểu kết luận, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng ghi nhận,
đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo; đề nghị Ban Nội
chính và Văn phòng Thành ủy sớm tập hợp hoàn thành các nội dung, ý kiến để
trình lãnh đạo sớm ký và ban hành các nội dung tại phiên họp; đồng thời, tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo 5 vụ án, vụ việc thuộc Ban Chỉ đạo theo dõi; tiếp tục
tham mưu đề xuất các nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo các lĩnh vực
đã được lựa chọn và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm…
Ông Nguyễn Văn Quảng đề nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo
phát huy vai trò, trách nhiệm của thành viên góp phần thực hiện thành công các
nhiệm vụ; giúp công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của thành
phố Đà Nẵng tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt kết quả tốt, góp phần
vào công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Cuộc ‘đấu tranh’ trong mỗi con người
Phòng, chống tham nhũng là “cuộc đấu tranh ngay trong chính
bản thân mỗi con người, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình”.
Cuộc “đấu tranh” này thực sự cam go, khốc liệt, thậm chí là có nhiều mất mát, đau
xót.
Trong thời gian qua, công cuộc đấu tranh và phòng chống, xử
lý tham nhũng đã được chỉ đạo và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt
và hiệu quả; khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân với
tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và
không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào".
Trong giai đoạn 2012 - 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp
đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó
có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Nhiều cán bộ cấp cao cũng đã bị xử
lý hình sự, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang. Đây là một bước đột phá
trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.
Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm,
như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói “là điều không ai mong muốn,
thậm chí rất đau xót, rất đau lòng”. Nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm
minh về kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững
mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm,
và kiên quyết làm. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người; và sẽ còn phải tiếp
tục làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới theo tinh thần Bác Hồ
đã dạy: "Cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cái cây".
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn còn rất
nhiều khó khăn, vô cùng phức tạp, còn những hạn chế, tồn tại. Khó khăn và phức
tạp bởi phòng, chống tham nhũng là "chống giặc nội xâm", tức là chống
những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tệ ăn bớt,
ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức; tiền tài, của cải, vật chất,...
do người khác "biếu xén", "cho, tặng", hối lộ,... với động cơ
không trong sáng.
Khó khăn hơn cả, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra,
bởi “Tham nhũng thường diễn ra trong nội bộ, do người có chức, có quyền thực hiện.
Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người,
trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình; liên quan đến lợi ích, chức
vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân”.
Cuộc “đấu tranh” ấy thật sự chưa khi nào là dễ dàng. “Chiến
đấu” với lòng tham, cái lợi trước mắt là cuộc chiến âm thầm mà cam go, khốc liệt.
Cuộc chiến này không có chỗ cho sự do dự, chần chừ hay khoan nhượng. “Sai một
ly, đi một dặm”, “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, để có thể tạo nên sự
thành công, mang lại danh tiếng tốt cần phải trải qua nhiều khó khăn, nỗ lực;
nhưng đôi khi chỉ cần một hành động xấu, sai lầm cũng có thể đánh mất hết uy
tín mà mình đã dày công tạo dựng trước đó.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được xác định là cuộc
đấu tranh không ngừng, không nghỉ. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, thời
đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xóa ngay tận gốc tham
nhũng trong một thời gian ngắn. Do vậy, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
không thể chủ quan, nóng vội, thoả mãn; không được né tránh, cầm chừng; vừa phải
kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý,
ngăn ngừa, răn đe, không để xảy ra tham nhũng, vừa phải cảnh giác, đấu tranh với
những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu
tranh phòng, chống tham nhũng để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước
và chế độ ta.
Bên cạnh đó, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những yếu
kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường
xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả
việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Mọi quyền lực đều phải
được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách
nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm
càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu
trách nhiệm và xử lý vi phạm.
Trong phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho công
tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng
lưu ý thêm một số vấn đề, trong đó nhấn mạnh, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả
công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng,
tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mọi cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ
sâu sắc lời căn dặn của Bác Hồ rằng: Đảng ta là đảng cầm quyền; Đảng vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Đảng phải luôn
luôn dựa vào Dân, lắng nghe Dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; việc gì có lợi
cho Dân thì phải hết sức làm và làm cho bằng được; ngược lại, việc gì có hại
cho Dân thì phải hết sức tránh. Việc gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm
ghét, phản đối thì phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai
phạm. Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ,
giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu
cực.
Niềm mong mỏi, gửi gắm của Tổng Bí thư vào những cán bộ
"rường cột" của Đảng và Nhà nước, những "Bao Công" của thời
đại ngày nay, hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm và dũng khí trước Đảng, trước
nhân dân và đất nước, gương mẫu, đi đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cũng chính là
niềm mong mỏi của người dân, để không còn có bất cứ một cuộc “đấu tranh” nào nữa
trong mỗi con người và đất nước sẽ sạch bóng “giặc nội xâm”.
Cán bộ, đảng viên vững tin vào công tác phòng, chống tham nhũng
Ngày 30/6, Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Bộ Chính trị tổ chức thành công. Đông
đảo cán bộ, đảng viên thành phố Đà Nẵng đã theo dõi trực tuyến và bày tỏ sự tin
tưởng vào hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Trung ương và
các địa phương đang thực hiện.
Ông Ngô Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy phường Hòa Khánh Nam (quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) bày tỏ sự tin tưởng về công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong Đảng.
Qua theo dõi Hội nghị, ông Ngô Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy phường
Hòa Khánh Nam bày tỏ vui mừng, tin tưởng trong suốt 10 năm qua, Trung ương đã
triển khai quyết liệt, xử lý nhiều vụ việc nổi cộm, không có vùng cấm, không có
ngoại lệ. Đặc biệt, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rút
ra 6 bài học quý nhằm triển khai, tổ chức công tác này hiệu quả hơn trong thời
gian tới. Ông Ngô Tiến Dũng cho rằng, đây là những bài học cần triển khai, xử
lý ngay, đồng bộ thống nhất từ trên xuống dưới để sớm mang lại hiệu quả thực tiễn.
Theo ông Ngô Tiến Dũng, thời gian qua, Đà Nẵng là một trong
những địa phương quyết liệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
chống “giặc nội xâm”. Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Quyết định riêng về xử lý
các vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý; đồng thời, sớm thành lập
Ban Chỉ đạo cấp thành phố về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo hướng dẫn của
Trung ương. Trong thời gian tới, Đảng ủy phường sẽ tiếp tục thông tin, quán triệt
đến đội ngũ cán bộ, đảng viên ở địa phương nhằm nhận thức sâu sắc về “không thể,
không dám, không cần, không muốn” tham nhũng, giữ vững niềm tin của nhân dân.
Phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) từng là “điểm nóng” về vi phạm trong quản lý đất đai và xây dựng trái phép. Năm 2018, địa phương có 25 cá nhân, tập thể bị kiểm điểm, xử lý do có liên quan đến các sai phạm xảy ra tại khu vực Dự án Ga đường sắt. Tháng 5/2022, nguyên Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Đàm Quang Hưng bị kỷ luật cách hết chức vụ trong Đảng và bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra các sai phạm về đất đai. Đến nay, công tác xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu các đơn vị để xảy ra sai phạm đã tháo gỡ một phần những vấn đề tồn tại lâu năm ở địa phương, mang lại niềm tin cho người dân.
Theo nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng,
những kết quả được đưa ra trong Hội nghị đã thể hiện nỗ lực của Trung ương
trong xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Ông Bùi Văn Tiến nêu rõ: Thực tế cho thấy, tỉnh, thành phố
nào nỗ lực xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, địa phương ấy sẽ phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả, thực chất. Ngược lại, địa phương nào coi
nhẹ công tác xây dựng Đảng, thậm chí người đứng đầu cấp ủy địa phương thiếu
gương mẫu, tiếp tay hoặc bản thân vi phạm những điều đảng viên không được làm,
công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở đó sẽ thiếu hiệu quả, không thực
chất. Việc Đà Nẵng “mạnh tay” đối với một số trường hợp tham nhũng, tiêu cực gần
đây cũng là thành quả của công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ sau Đại
hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố đến nay. Vì vậy, các địa phương cần kiên quyết
không để xảy ra tình trạng “trên nóng dưới lạnh”.
Đại tá Nguyễn Đình Chính, nguyên Phó Giám đốc Công an thành
phố Đà Nẵng cho rằng, để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cần tăng
cường kiểm soát quyền lực người đứng đầu. Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là chủ trương đúng đắn của Trung ương nhằm
ngăn chặn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, thể hiện quyết tâm “trên dưới đồng
lòng, dọc ngang thông suốt”. Tuy nhiên, để Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động hiệu
quả cần triển khai đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng đến hoạt
động giám sát, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước, báo chí và nhân
dân. Việc kiểm soát quyền lực phải được tiến hành thường xuyên và đồng bộ với
các chủ thể nắm quyền lực trên tất cả các lĩnh vực. Đại tá Nguyễn Đình Chính
tin tưởng với chủ trương đúng đắn này, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
ở các địa phương trong cả nước ngày càng phát huy được tính tích cực, đẩy lùi tệ
nạn tham nhũng, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp./.NVS
“Liều thuốc” đặc trị bệnh… chạy chức chạy quyền
Nhiều người cho rằng, Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm là một bước tiến về công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Nhân dân cũng kỳ vọng đây sẽ là những “liều thuốc” đặc trị căn bệnh chạy chức chạy quyền gây nhức nhối trong xã hội.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Dantri) |
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Quy định mới thay thế Quy định số 7-QĐi/TW năm 2018 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Quy định gồm 4 chương, 58 điều được hệ thống và đặt trong một Quy định thống nhất, đồng bộ để soi chiếu, xác định mức độ vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên. Trong đó, Quy định bổ sung nhiều nội dung, quy định mới nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời cụ thể hóa các hình thức kỷ luật đối với những vi phạm mà thời gian vừa qua nổi lên như một xu hướng, một mối đe dọa, một thách thức nguy hiểm.
Cụ thể, Quy định 69 nêu rõ, về nguyên tắc xử lý kỷ luật: Tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
Đặc biệt, Quy định 69 ra đời đánh dấu việc, đây là lần đầu tiên có văn bản về xử lý kỷ luật đảng đề cập đến mức kỷ luật khi đảng viên chạy chức chạy quyền. Trước đây, hành vi chạy chức của đảng viên chỉ là một hành vi bị xử lý kỷ luật trong vi phạm công tác tổ chức, cán bộ mà thôi. Hơn nữa các văn bản hướng dẫn thi hành quy định kỷ luật đảng viên cũng không hướng dẫn nhiều về hành vi chạy chức này. Tuy nhiên, theo Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 đã mang hành vi chạy chức, chạy quyền thành một Điều kỷ luật riêng. Cụ thế, tại Điều 30 đã tách hành vi chạy chức, chạy quyền của đảng viên thành một hành vi bị kỷ luật riêng biệt. Đây là điểm mới so với trước đây.
Theo đó, đảng viên vi phạm tùy từng mức độ sẽ bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ ra khỏi Đảng. Quy định cũng nêu rõ, nếu không chỉ đạo xem xét, xử lý kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội về hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ hoặc bao che, tiếp tay cho hành vi tiêu cực, cũng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có).
Chưa hết, kỷ luật với tổ chức đảng phải xem xét rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Với cá nhân, trong thời gian đảng viên đang bị xem xét xử lý kỷ luật thì không điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; không phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng, Nhà nước với đảng viên đó.
Hay Điều 39 cũng quy định rất rõ kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng nếu: Mở tài khoản chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài; mua, bán tài sản ở nước ngoài trái quy định; tổ chức, tham gia hoạt động rửa tiền dưới mọi hình thức; chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục.. trái quy định, tạo lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ... nhằm mục đích trục lợi; tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai tài sản, thu nhập; đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minh tài sản, thu nhập….
Có thể nói, với vấn nạn chạy chức, chạy quyền, lần này quy định của Đảng là rất rõ ràng khi chỉ ra từng hành vi cụ thể. Đây cũng được xem là một trong những vấn đề mấu chốt của công tác cán bộ, nhằm chặn đứng ngay từ đầu những phần tử cơ hội không thể “chui” vào hàng ngũ để có thể “leo cao, luồn sâu”.
Chưa hết, Quy định 69 còn bổ sung hàng loạt những trường hợp đảng viên có thể vi phạm trong các lĩnh vực như quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…
Quy định cũng nhấn mạnh hơn tới khía cạnh đạo đức, lối sống khi bổ sung các hành vi vi phạm về tu dưỡng, rèn luyện; hay cá nhân đảng viên, cũng như vợ, chồng, con cái có lối sống xa hoa, lãng phí, gây dư luận xấu trong xã hội…
Một điểm nhấn quan trọng không thể không nhắc đến trong Quy định 69 là là bên cạnh các hình thức kỷ luật, Quy định cũng nhấn mạnh việc bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ dám làm, vì lợi ích chung mà thực hiện đổi mới, sáng tạo (theo Kết luận số 14 của Bộ Chính trị). Theo đó, nếu cán bộ thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Vấn đề này chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc khích lệ đổi mới tư duy, đột phá, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo; khắc phục tư tưởng sợ sai, sợ bị kỷ luật, sợ bị xử lý bằng pháp luật dẫn đến né tránh những đổi mới, đột phá chưa có tiền lệ, thậm chí là đùn đẩy, công việc, “đá bóng” trách nhiệm cho người khác…
Với 58 điều quy định rất cụ thể, rõ ràng, có thể nói, Quy định 69 của Bộ Chính trị một lần nữa cho thấy sự nghiêm minh của Đảng, không dung túng cho bất cứ sai phạm nào của mỗi đảng viên cũng như tổ chức đảng và cũng để các cơ quan chức năng, người dân có công cụ để giám sát các hành vi vi phạm.
Những quy định mới, với tính răn đe mạnh mẽ, được kỳ vọng đóng vai trò như một chốt chặn, khiến cán bộ, đảng viên nhìn thấy mà chùn tay, không thể, không dám, không muốn vi phạm, những phần tử cơ hội biết sợ; vừa là “lá chắn” bảo vệ những cán bộ, đảng viên, dám nghĩ dám làm, biết đặt quyền lợi của Đảng, của dân, của nước lên trên hết, trước hết. Từ đó tạo nên những dấu mốc mới trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, cũng như công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo niềm tin vững chắc của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ.
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học đáp ứng mục tiêu xây dựng trường chính trị chuẩn
Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, gắn với giảng dạy sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bài viết đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu khoa học ở các trường chính trị, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này, hướng tới hoàn thiện, bảo đảm các tiêu chí, đáp ứng mục tiêu xây dựng trường chính trị chuẩn.
Trường Chính trị tỉnh Hà Giang
1. Công tác nghiên cứu khoa học ở các trường chính trị hiện nay
Trường chính trị cấp tỉnh có chức năng, nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học... Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13-11-2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ghi rõ: “trường chính trị cấp tỉnh có chức năng tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương”. Như vậy, Quy định số 09-QĐi/TW đã tiếp tục làm rõ và nâng cao chức trách, nhiệm vụ của các trường chính trị. Theo đó, nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học của các trường phải được coi trọng “ngang bằng” với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở địa phương.
Thực tiễn cho thấy, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị liên quan rất lớn tới công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của nhà trường. Bởi lẽ, các khung chương trình, giáo trình, các quy chế, quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện) và các cơ quan có thẩm quyền ban hành chỉ định hướng, cung cấp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên những thể chế, kiến thức cơ bản. Để làm sâu sắc nội dung bài giảng, làm cho bài giảng có sức thuyết phục và thiết thực thì nhà trường và giảng viên phải liên hệ với thực tiễn địa phương, bổ sung rất nhiều kiến thức thực tiễn, những vấn đề mới.
Đồng thời, làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, trường chính trị cung cấp luận cứ khoa học cho công tác tham mưu, xây dựng thể chế, tư vấn, phản biện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội địa phương.
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi có Quy định số 09-QĐi/TW đến nay, nhiều trường chính trị đã chủ động, tích cực hơn và dần đưa công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của nhà trường thành nền nếp; chất lượng nghiên cứu khoa học của trường, của từng khoa, từng giảng viên được nâng lên.
Những kết quả đạt được của công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn
Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở nhiều trường chính trị đã bám sát nhiệm vụ chính trị cũng như giải quyết những vấn đề thực tiễn ở địa phương. Nhiều trường đã coi trọng tính ứng dụng, xã hội hóa kết quả nghiên cứu, trên quan điểm lấy chất lượng, tính khả thi và hiệu quả thực tiễn làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá kết quả hoạt động khoa học.
Nhiều trường đã bám sát các nghị quyết của Đảng, đảng bộ, chương trình, giáo trình của Học viện để xác định các chủ đề nghiên cứu nhằm làm rõ, làm sâu sắc hơn các nội dung chương trình, phục vụ cho công tác giảng dạy của từng môn học, phần học.
Một số trường bước đầu đẩy mạnh hướng nghiên cứu phục vụ tư vấn chủ trương, cơ chế, kế hoạch của địa phương.
Chỉ tính riêng năm 2021, các trường chính trị đã triển khai nghiên cứu 247 đề tài khoa học cấp trường và đề tài khoa học cấp khoa, phòng; tổ chức 04 hội thảo cấp nhà nước, 44 hội thảo khoa học cấp cụm, 39 hội thảo cấp tỉnh, 185 hội thảo cấp khoa, cấp trường, 121 tọa đàm khoa học các cấp. Xuất bản định kỳ từ 2 đến 4 số bản tin, nội san Thông tin Lý luận và thực tiễn; 17 đầu sách chuyên khảo, tham khảo, có 26 bài đăng tạp chí nước ngoài, 377 bài đăng tạp chí có chỉ số ISSN.
Thực hiện hướng dẫn của Học viện về biên soạn tập bài giảng “Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển địa phương” thuộc chương trình Trung cấp lý luận chính trị, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn, hiện nay 63/63 trường đã hoàn thành biên soạn và được Học viện tổ chức thẩm định, nghiệm thu đạt yêu cầu; tính đến ngày 02-6-2022 có 49/63 trường chính trị đã xuất bản, còn lại đều đang trong giai đoạn xuất bản. Tập bài giảng gồm các chuyên đề bám sát thực tiễn xây dựng và phát triển của địa phương, được các giảng viên nghiên cứu và đưa vào giảng dạy trong chương trình trung cấp lý luận chính trị.
Một số trường đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chủ động đưa ra các nhiệm vụ khoa học cho giảng viên nghiên cứu để từ đó bổ sung cho bài giảng những kiến thức thực tiễn. Điển hình như Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã có 7 đề tài khoa học cấp tỉnh, nhiều đề tài khoa học cấp trường, in được nhiều sách chuyên khảo. Trong những năm qua, được Tỉnh ủy giao xây dựng và in tài liệu phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của cán bộ xã, phường, thị trấn; Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Chính trị tỉnh Hà Tĩnh, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh... là những điểm sáng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và là những trường có nhiều đề tài cấp tỉnh, cấp bộ.
Nhiều trường đã xây dựng cơ chế tổ chức hội thảo liên trường, cụm thi đua với những chủ đề rất thiết thực đối với đội ngũ giảng viên.
Nhiều giảng viên đã chủ động tìm tòi và có những nghiên cứu chuyên sâu. Những nội dung nghiên cứu tập trung làm rõ hơn, sâu sắc hơn về phương pháp, nội dung khai thác, phát triển các phần học, các nội dung về lý luận ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy. Nhiều bài viết đã được đăng tải trên các bản tin, kỷ yếu hội thảo khoa học và trên tạp chí. Những bài viết có chất lượng này đã có sức lan tỏa, là cơ sở để cán bộ, giảng viên các trường tham khảo, nghiên cứu, học tập.
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi có Quy định số 09-QĐi/TW đến nay, nhiều trường chính trị đã chủ động, tích cực hơn và dần đưa công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của nhà trường thành nền nếp; chất lượng nghiên cứu khoa học của trường, của từng khoa, từng giảng viên được nâng lên. | | Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, nhiều trường đã thành lập chuyên mục trên trang thông tin điện tử, đăng bài, dẫn tải các bài viết về chủ đề này như Trường Chính trị tỉnh An Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Nghệ An, Yên Bái... |
Trong năm 2021, 100% trường tham gia viết bài hưởng ứng cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới do Học viện phát động.Đã có 66/74 trường chính trị, trường bộ, ngành tham gia với 764 bài viết gửi về Ban Tổ chức. Trong đó, 2 tập thể (Trường Chính trị tỉnh Bến Tre và Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh), 19 cá nhân là cán bộ trường chính trị đã đoạt giải.
Một số hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường chính trị
Số đề tài khoa học (nhiệm vụ khoa học) cấp tỉnh, cấp bộ chưa nhiều. Công tác nghiên cứu tư vấn, cung cấp luận cứ cho hoạch định chủ trương, chính sách của địa phương chưa thực sự được chú trọng. Qua rà soát, đối chiếu các tiêu chí về hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường chính trị cấp tỉnh theo Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư thì hiện nay có tới 56/63 trường chưa đạt tỷ lệ về đề tài khoa học; 53/63 trường chưa đạt tiêu chí về xuất bản sách; 45/63 trường chưa đạt tiêu chí về xuất bản bản tin; 39/63 trường chưa đạt tiêu chí về hội thảo, tọa đàm khoa học(1).
Chưa có sự đồng bộ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và đào tạo, bồi dưỡng. Nhiều trường chỉ tập trung vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, chưa thực sự chú trọng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hoặc chỉ dừng ở việc giao đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp trường, cấp khoa). Theo đó, các nhiệm vụ khoa học chỉ mang tính nghiên cứu nhỏ, đáp ứng nhu cầu giảng dạy trước mắt cho đội ngũ giảng viên, chưa thực sự nghiên cứu về các nhóm, các lĩnh vực, có khả năng ứng dụng rộng, hoặc có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học thành các đề xuất, kiến nghị tổng kết thực tiễn cho địa phương. Chính vì vậy, có tình trạng, nhiều trường trong nhiều năm không có đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh hoặc có thì rất ít và không duy trì thường xuyên qua các năm.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2015-2022, có 22/63 trường không được giao đề tài cấp tỉnh (chiếm 34,92%); 26/63 trường có 01 đề tài cấp tỉnh (41,27%); 11/63 trường có 02 đề tài cấp tỉnh (chiếm 17,46%); 01/63 trường có 03 đề tài cấp tỉnh (chiếm 1,59%); 02/63 trường có 4 đề tài cấp tỉnh, cấp bộ (chiếm 3,17%); 01/63 trường có 07 đề tài cấp tỉnh (chiếm 1,59%).
Giai đoạn 2020-2022, trong 63 trường chính trị chỉ có 23 trường có đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh, cấp bộ được giao (đã hoàn thành) đạt 36,51%.
Việc xuất bản bản tin Thông tin Lý luận và thực tiễn của các trường chưa đều, có trường duy trì 2 số/năm, có trường chỉ 1 số/năm; trung bình là 3 số/năm. Chất lượng bản tin của nhiều trường chưa cao, nhiều nội dung chỉ dừng ở việc cung cấp thông tin, đưa các tin tư liệu hình ảnh, chưa phản ánh được chiều sâu các nội dung nghiên cứu. Nhiều trường trong nhiều năm không xuất bản được sách chuyên khảo, hoặc có rất ít.
Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Đảng, Nhà nước ngày càng quan tâm xây dựng hệ thống trường chính trị. Trung ương Đảng, Học viện đã quan tâm và ngày càng hoàn thiện các quy định, thể chế về công tác trường chính trị một cách chặt chẽ, khoa học hơn. Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19-5-2021 của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn là căn cứ để đánh giá trường chính trị trong từng lĩnh vực và nội dung hoạt động, trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học. Mục đích nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và các hoạt động khác của trường chính trị.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý về chuyên môn đối với các trường chính trị. Thời gian qua, Học viện đã ban hành bộ quy chế về quản lý đào tạo, quản lý hoạt động bồi dưỡng, ban hành khung chương trình mới về đào tạo trung cấp lý luận chính trị, các chương trình bồi dưỡng mới, là cơ sở cho các trường chính trị triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học sát với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.
Đồng thời, Học viện đã tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn đối với các trường, tăng cường quản lý kết nối hệ thống, có nhiều định hướng cho các trường để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, quan tâm lắng nghe ý kiến đề xuất, góp ý của các trường, do vậy đã kịp thời giúp các trường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hoạt động nghiên cứu khoa học.
Ban lãnh đạo nhiều trường chính trị đã nhận thức đúng và làm tốt việc định hướng, đặt ra những yêu cầu về nghiên cứu khoa học, thường xuyên đôn đốc và đưa vào các kế hoạch hoạt động cụ thể của trường về nghiên cứu khoa học, yêu cầu các khoa, các giảng viên phải có định hướng nghiên cứu cụ thể để đáp ứng chuẩn về thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Nguyên nhân của những hạn chế trong nghiên cứu khoa học
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền đối với công tác trường chính trị có lúc, có nơi chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ của trường.
Công tác quản lý, điều hành của một số trường chính trị thiếu sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo; chưa có sự phối hợp chủ động, chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương trong xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn.
Công tác nghiên cứu khoa học chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Nhiều lãnh đạo trường chưa chủ động triển khai hoạt động này; chưa chủ động đề xuất các vấn đề mới, khó cần nghiên cứu, luận giải để từ đó tìm ra giải pháp, đề xuất kiến nghị, tham mưu chính sách cho địa phương. Chưa phát huy được năng lực nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường.
Nhiều trường thụ động, trông chờ tỉnh, sở khoa học công nghệ giao nhiệm vụ hoặc mới chỉ dừng ở việc giao một vài hoạt động nghiên cứu cấp cơ sở cho khoa, phòng, tập trung chủ yếu vào những nội dung mang tính chất gợi mở, làm rõ các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động giảng dạy trung cấp lý luận chính trị ở từng phần học, môn học. Có trường lại chỉ tập trung vào hoạt động nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, hội thảo cấp khu vực mà không chú trọng hoạt động nghiên cứu cấp cơ sở.
Trình độ nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên chưa đều: vẫn còn tình trạng giảng viên chưa nắm vững phương pháp nghiên cứu; chất lượng hoạt động khoa học chưa cao. Nhiều giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học mang tính đối phó, viết bài để bảo đảm quy định về định mức nghiên cứu khoa học, chất lượng bài viết nghiên cứu chưa sâu. Nhiều giảng viên chưa thực sự chủ động chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, chủ yếu tập trung vào việc soạn bài, giảng dạy các lớp được giao, mà chưa nhận thức rõ nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng, làm tốt hơn chức trách nghề nghiệp nhà giáo.
2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường chính trị
Một là, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường hướng dẫn các trường chính trị đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả Đề án 587 về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên Học viện và các trường chính trị. Trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo giảng viên lý luận chính trị; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên các trường chính trị.
Học viện tiếp tục triển khai nhiều hoạt động nhằm định hướng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các trường như: Triển khai hoạt động tư vấn, hỗ trợ các trường tổ chức các hội thảo khoa học cấp bộ(2), xây dựng mẫu cụ thể để tổ chức hội thảo cấp bộ, xây dựng nhóm chuyên gia hỗ trợ các trường về định hướng nội dung nghiên cứu; triển khai hỗ trợ tư vấn cho các trường trong xây dựng đề cương và tổ chức nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp bộ.
Đây là những cách làm mới, có sức lan tỏa trong hoạt động nghiên cứu khoa học, làm cơ sở để các nhà khoa học của Học viện và nhà khoa học quốc tế tham gia đồng hành cùng với các trường, tạo động lực để các trường quyết tâm, nỗ lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học đạt chất lượng, hiệu quả.
Ban Chủ nhiệm Đề án 587 tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên, tập huấn quy trình triển khai đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đổi mới, xây dựng lại chương trình, nội dung chuyên đề bài giảng theo hướng cụ thể các quy trình, cách làm, các bước xây dựng thuyết minh đề tài, đề dẫn, tổng quan, báo cáo kiến nghị...
Hai là, đối với các tỉnh ủy, thành ủy, trên cơ sở triển khai Quy định số 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn, tiếp tục yêu cầu trường chính trị xây dựng, hoàn thiện đề án trường chính trị chuẩn, trong đó làm rõ các nội dung tiêu chí thiếu, nhất là tiêu chí về nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, tỉnh ủy, thành ủy hỗ trợ các trường xây dựng và triển khai tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học, cụ thể như: giao cho trường xây dựng đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về các vấn đề xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tổng kết mô hình kinh tế, xây dựng nông thôn mới... phù hợp với khả năng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường. Đồng thời, thường xuyên quan tâm việc thực hiện đề án trường chính trị chuẩn. Giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp với trường chính trị trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Ba là, đối với từng trường chính trị, việc triển khai Quy định 11-QĐ/TW là “cú hích” rất quan trọng và thực sự cấp thiết, giúp nhà trường nhìn nhận lại, thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng, hạn chế. Từ việc xây dựng đề án trường chính trị chuẩn, khẩn trường triển khai tới từng giảng viên, xác định lộ trình cụ thể để mỗi giảng viên, cán bộ nhà trường nhận thức đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của trường, của từng vị trí việc làm để từ đó xây dựng lộ trình nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, có thêm kiến thức thực tế để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ đó, tạo nên uy tín khoa học, vị thế của nhà trường.
Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn theo yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn sẽ phục vụ có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đóng góp vào việc xây dựng hệ thống chính trị, hoạch định, xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mỗi trường cần xác định rõ các tiêu chí thiếu trong nghiên cứu khoa học, tìm ra các giải pháp cụ thể để triển khai, đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí thiếu này. Trường thiếu các tiêu chí nghiên cứu là đề tài cấp cơ sở, cần đẩy mạnh việc giao nhiệm vụ nghiên cứu cấp cơ sở cho các khoa, các giảng viên có năng lực; hay đối với những trường thiếu tiêu chí đề tài hoặc nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh cần có kế hoạch nắm bắt thông tin về nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh hằng năm để đáp ứng yêu cầu của tỉnh, từ đó đưa ra những chủ đề sát, trúng và có sức thuyết phục.
Các trường cần chủ động, tích cực, đa dạng hóa các hình thức triển khai Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch như: lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vào bài giảng, vào các chương trình bồi dưỡng; tổ chức nghiên cứu đề tài, hội thảo khoa học về công tác này; viết bài đăng bản tin Thông tin Lý luận và thực tiễn hoặc trang thông tin điện tử của trường, gửi website Việt Nam thịnh vượng; tham gia cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bốn là, mỗi giảng viên trường chính trị cần nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ý thức rõ việc nghiên cứu khoa học là trau dồi tri thức để nâng cao trình độ. Nâng cao chất lượng sáng kiến, kinh nghiệm, kiến nghị được đúc kết từ các kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của cá nhân, tập thể nhà trường để tư vấn chính sách với địa phương. Mỗi giảng viên trường chính trị cần tiếp tục được bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu từ kỹ năng xây dựng thuyết minh đề tài, đấu thầu, mời chuyên gia nghiên cứu... Nỗ lực nghiên cứu lý luận kết hợp tổng kết thực tiễn của địa phương để làm rõ và giải quyết những vấn đề đang đặt ra.
__________________________________
(1) Theo: Dự thảo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện về triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19-5-2021 của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.
(2) Năm 2022, trong khuôn khổ Dự án “diễn đàn phát triển địa phương”, Học viện đang triển khai tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ cho 13 trường chính trị gồm các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thừa Thiên Huế, An Giang, Đắc Lắc, Đồng Tháp.