Ngày 01-8-1922, báo Le Paria (Người Cùng Khổ) đăng ba bài báo của Nguyễn Ái Quốc tố cáo cuộc sống xa hoa và tính cách khác thường của Vua Khải Định (bài “Sở thích đặc biệt”); thông qua cái chết của một nhân viên Sở Hỏa xa Nam Kỳ để lên án “Trong lúc ở Mácxây, người ta triển lãm cảnh phồn thịnh giả tạo của xứ Đông Dương thì ở An Nam đang có những người bị chết đói. Ở bên này, người ta ca tụng lòng trung thành, còn ở bên kia, người ta đang giết người!” (bài “Khai hóa giết người”); thuật lại vụ án binh lính Pháp hãm hiếp một bé gái và hai phụ nữ Việt Nam rồi giết hại, bài báo kết luận: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó, đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ, lại càng bỉ ổi hơn nữa...” (bài “Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của Pháp”).
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024
MỘT SỐ SỰ KIỆN VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG NGÀY 01/8
GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỒN TẠI BỀN VỮNG THEO NĂM THÁNG LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN!
Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn nửa thể kỷ qua. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam".
TÁC PHẨM “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng…Do đó, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là nội dung lớn, quan trọng và thiết thực, phải tiến hành thường xuyên, lâu dài, kiên trì.
HỌC BÁC TỪ TẤM GƯƠNG TỰ HỌC VÀ TÁC PHONG LÀM VIỆC HIỆU QUẢ, CHUẨN MỰC
Như Xã luận Báo Granma (Cuba), cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Cuba viết: “Bác Hồ là tấm gương mà nhiều con người có thể noi theo và làm được như Người”, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành tấm gương cho nhiều thế hệ đương thời và sáng soi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Học tập và làm theo Bác là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với cán bộ đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.
“Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”
Câu nói “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc” đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ trí thức Việt Nam và vai trò của trí thức đối việc củng cố và bảo vệ chính quyền; đồng thời, còn thể hiện tư tưởng chỉ đạo, phát huy vai trò quan trọng, địa vị và sự đóng góp cần thiết của đội ngũ trí thức với công cuộc kiến thiết nước nhà. Thực hiện tư tưởng của Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ trí thức nước ta đã có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp kiến quốc, giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng CNXH, tạo thành khối liên minh bền vững giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày nay, thực hiện sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, lời Bác dạy có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, tiếp tục được Đảng, Nhà nước ta nghiên cứu, vận dụng sáng tạo làm cơ sở cho xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nòng cốt. Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, giỏi về chuyên môn, giàu về năng lực, hiểu biết sâu sắc trên từng lĩnh vực đời sống xã hội, đóng góp tài năng và sức lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn tích cực học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, tiếp nhận nhanh và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học kỹ thuật quân sự, để tham mưu cho Đảng, Nhà nước về đường lối, chủ trương, chính sách quốc phòng, an ninh; phát triển đội ngũ trí thức quân đội cả về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
“Muốn chống tham ô lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương sự cố gắng của ngành hậu cần quân đội trong bảo đảm đời sống bộ đội, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời yêu cầu cán bộ, chiến sĩ quân đội phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, kiên quyết chống tham ô, lãng phí. Người cũng chỉ rõ cách để phòng, chống tham ô, lãng phí tốt nhất, hiệu quả nhất là phải thực hành dân chủ, đề cao tự phê bình và phê bình, làm cho mọi người biết tự phê bình mình và dám phê bình người. Thực hiện lời dạy của Bác, ngành hậu cần quân đội đã nêu cao ý thức phục vụ, thực hành tiết kiệm, bảo đảm tốt chế độ, tiêu chuẩn cho bộ đội, kinh tế công khai, minh bạch, không để xảy ra tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản của Đảng, Nhà nước, quân đội, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, lời dạy của Bác càng có ý nghĩa quan trọng giúp cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của dân chủ, tự phê bình và phê bình trong chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Qua đó, xác định rõ trách nhiệm của mỗi quân nhân trong thực hành dân chủ, thực hành tự phê bình và phê bình; bảo đảm đúng, đủ tiêu chuẩn, chế độ cho bộ đội; tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí có hiệu quả. Quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các cơ quan, đơn vị cần đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, mở rộng dân chủ, minh bạch chế độ, chính sách; bồi dưỡng, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về công tác xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng tổ chức Đảng TSVM, cơ quan, đơn vị VMTD, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
“Phải luôn luôn cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ…, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”
Đây là thời điểm đáng ghi nhớ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khi quân và dân miền Nam đang đánh mạnh, thắng to; quân và dân miền Bắc vừa lập công bắn rơi chiếc máy bay thứ 3.000 của không quân Mỹ xâm lược leo thang phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất lớn, không chỉ động viên, khen ngợi quân và dân miền Bắc mà còn nhắc nhở quân và dân hai miền Nam-Bắc phải luôn nêu cao cảnh giác cách mạng, đoàn kết chặt chẽ, đồng tâm hợp lực, ra sức chiến đấu mạnh, sản xuất tốt; đồng thời phải coi trọng việc phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm để cùng nhau thi đua trong lao động sản xuất, trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Hưởng ứng lời dạy của Bác, toàn dân và toàn quân ta hăng hái chiến đấu đánh giặc lập công, tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tạo động lực vật chất, tinh thần cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi.
Ngày nay, đất nước hòa bình, thống nhất, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, “phi chính trị hóa quân đội" nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Học tập và làm theo lời dạy của Bác, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải luôn nêu cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật; gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một công cụ sắc bén để phân tích các vấn đề xã hội
Quan
điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển là một công cụ sắc
bén để phân tích các vấn đề xã hội và tìm ra những giải pháp thích hợp cho từng
giai đoạn phát triển của đất nước. Đó cũng là công cụ nhận thức quan trọng để
Đảng ta kiên định, vận dụng sáng tạo và phát triển trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Quan điểm khách quan yêu cầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phản ánh trung thực sự vật, hiện tượng với tất cả bản chất, những mối quan hệ vốn có của nó; nắm vững và tôn trọng những quy luật khách quan của hiện thực; đồng thời, không rơi vào chủ quan duy ý chí; không được lấy ý chí chủ quan, ý muốn chủ quan, nguyện vọng, tình cảm cá nhân để áp đặt cho thực tế.
Quan
điểm toàn diện đòi hỏi phải xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật, hiện
tượng và mối liên hệ giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành và những mắt khâu trung
gian, gián tiếp của chúng; cả hiện tại, quá khứ và xu hướng phát triển trong
tương lai; phải đồng bộ, không cục bộ, phiến diện. Song trong mối liên hệ cụ
thể, từng giai đoạn phải nắm đúng trọng tâm, then chốt, phù hợp với nhu cầu thực
tiễn, tránh dàn trải, không viển vông, ảo tưởng. Trong quá trình xem xét toàn
bộ mối liên hệ, bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng, phải dự báo được
khả năng vận động, phát triển; chống mọi biểu hiện trì trệ, bảo thủ.
Quan
điểm lịch sử, cụ thể chỉ rõ trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét
đúng các quá trình, các giai đoạn phát triển của các sự vật, hiện tượng; nhận
thức được những thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu, bản chất vốn có của sự
vật, hiện tượng trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Chỉ ra được mối liên hệ,
quy luật khách quan; vị trí, vai trò của từng mối liên hệ quy định sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, cần phải đấu tranh chống mọi biểu
hiện xa rời thực tiễn với những điều kiện, hoàn cảnh riêng.
Quan
điểm phát triển đòi hỏi phải nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện
tượng; phải khái quát và làm sáng rõ được xu hướng vận động, phát triển chủ đạo
trong cả tự nhiên, xã hội và mỗi con người. Sự phát triển là quá trình biện
chứng, có tính chất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước tụt lùi tạm
thời, nhưng tất yếu cái mới sẽ ra đời. Do đó, cần phải có niềm tin vào sự tất
thắng của cái mới, đấu tranh, loại bỏ mọi lực cản ảnh hưởng sự phát triển của
tự nhiên, xã hội và mỗi con người.
“Muốn có tinh thần XHCN phải đánh bại chủ nghĩa cá nhân”
Đây là thời điểm miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng; miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Ngày nay, cả nước đang ra sức đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lời dạy của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị, là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong tự phê bình và phê bình, đấu tranh bài trừ chủ nghĩa cá nhân ra khỏi đời sống xã hội.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, từng cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam phải luôn luôn nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tích cực học tập, rèn luyện, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, luôn đặt công việc, lợi ích của tập thể lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân; không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; làm chủ vũ khí trang bị; kiên quyết đấu tranh với tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, thờ ơ, vô cảm… sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người quân nhân cách mạng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
“Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò...”
Theo Bác, trong giáo dục cần làm cho học sinh biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ cho học sinh luôn được vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, trẻ trung của tuổi thơ, được hưởng quyền dân chủ, được vui chơi và học hành tiến bộ, mang lại cho trẻ em niềm hạnh phúc khi được sống cùng cha mẹ. Để làm được điều đó, giáo dục gia đình giữ vai trò rất quan trọng.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ về tầm quan trọng của gia đình, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển bền vững của đất nước, luôn xác định gia đình là tế bào của xã hội. Ngày 28 tháng 6 năm 2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg, chọn ngày 28 tháng 6 hằng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Ngày Gia đình Việt Nam là dấu mốc quan trọng để những con người đất Việt hướng về cội nguồn, về những người thân yêu, qua đó nuôi dưỡng tình cảm đẹp, những giá trị văn hóa cao quý của dân tộc. Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay về.
Hoạt động của Quân đội là loại hình lao động đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ cơ bản sống xa gia đình, gắn bó với đơn vị; do vậy, với mỗi người lính, gia đình luôn có vị trí đặc biệt trong tâm tư, tình cảm và trách nhiệm của mỗi người. Để xây dựng được tinh thần đoàn kết đồng chí, đồng đội, gắn bó giữa bộ đội với cơ quan, đơn vị, các mô hình: “Đơn vị là nhà, cán bộ, chiến sĩ đều là anh em”, “Đảo là nhà, tàu là nhà, biển cả là quê hương”, “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”…đã được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân triển khai thực hiện đạt hiệu quả thiết thực đã góp phần quan trọng xây dựng tinh thần đoàn kết đồng chí, đồng đội, đoàn kết quân dân và sự gắn bó của bộ đội với cơ quan, đơn vị, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.