Thứ Hai, 6 tháng 1, 2025

THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC, GÂY NHIỄU NGHỊ ĐỊNH 168 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Mục tiêu chính của việc tăng mạnh mức phạt theo Nghị định 168 nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn, ùn tắc và tình trạng coi thường pháp luật, “nhờn luật” hiện nay.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe” có hiệu lực thi hành. Theo đó, một số hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có mức phạt tăng mạnh so với trước như người điều khiển ôtô vượt đèn đỏ bị phạt 18-20 triệu đồng (mức cũ là 4-6 triệu đồng), đối với người điều khiển mô tô, xe máy vượt đèn đỏ bị phạt 4-6 triệu đồng (mức phạt cũ là 800 nghìn - 1 triệu đồng).
Mục tiêu chính của việc tăng mạnh mức phạt theo Nghị định 168 nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn, ùn tắc và tình trạng coi thường pháp luật, “nhờn luật” hiện nay.
Việc tăng mạnh mức phạt hành chính tạo ra những ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, trong đó có ý kiến băn khoăn về số tiền phạt lớn nếu vi phạm vượt đèn đỏ so với mức thu nhập hàng tháng của người lao động. Tuy nhiên, trong tình hình ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của nhiều người còn thấp, cố tình vi phạm, coi thường các quy tắc giao thông thì việc “đánh vào kinh tế” là một biện pháp có tính ngăn ngừa hữu hiệu, đòi hỏi người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ nghiêm túc hơn. Cùng với đó, có ý kiến phản ánh tình trạng cột đèn tín hiệu giao thông ở một số ngã ba, ngã tư bị lỗi khiến người tham gia giao thông lúng túng, lo ngại nếu vì lỗi tín hiệu đèn mà bị phạt sẽ “mất tiền oan”, bất hợp lý…
Lợi dụng tình hình trên, các trang mạng của tổ chức phản động như Việt Tân, “Nhật ký yêu nước” hay trang cá nhân của số chống đối chính trị đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, lan truyền thông tin sai lệch.
Điển hình như, ngày 2/1/2024, trên trang của tổ chức Việt Tân có bài viết “Tăng mức phạt đối với vi phạm giao thông là để thuởng cho lực lượng CSGT”; trang RFA tiếng Việt có video với nhiều nội dung bình luận sai lệch về Nghị định 168. Trên một số diễn đàn mạng xã hội, các đối tượng cố tình bóp méo nội dung Nghị định 168, cho rằng việc tăng mức xử phạt giao thông chỉ là công cụ để “tận thu ngân sách” hoặc “làm lợi cho lực lượng Công an”...
Một số bình luận chỉ trích, việc tăng mức phạt là “hút máu dân”, “tận thu”, “bóc lột”, xuyên tạc việc các cột đèn giao thông bị lỗi là “cố ý để giăng bẫy thu tiền”, cho rằng Nhà nước đang tạo ra những màn kịch để đẩy người dân vào tình thế vi phạm, buộc phải nộp tiền.
Các đối tượng dựng lên kịch bản thiếu cơ sở để bào chữa cho tình trạng “nhờn luật”, thiếu ý thức trong khi tham gia giao thông như người dân chỉ vô tình vượt đèn đỏ trong tình huống khẩn cấp, tránh đường cho xe cứu thương cũng bị phạt nặng... Nhiều bình luận hướng lái từ việc tăng mức phạt theo Nghị định 168 đến chỉ trích chế độ, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, kích động mâu thuẫn, chống đối trong xã hội.
Những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của các đối tượng phản động, chống đối, các tổ chức truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam đã tạo ra những luồng thông tin, dư luận xấu, ảnh hưởng đến việc thực thi Nghị định 168. Rõ ràng, mục tiêu chính của Nghị định 168/2024/NĐ-CP là bảo đảm an toàn giao thông và giảm thiểu những vụ tai nạn thương tâm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, tránh tình trạng coi thường pháp luật, “nhờn luật” vì xử phạt nhẹ không đủ sức răn đe.
Thực tiễn cho thấy, tăng mức xử phạt là một trong những biện pháp để bảo đảm răn đe, phòng ngừa. Nếu mọi người có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, chấp hành tín hiệu đèn thì không bị xử phạt, nộp phạt. Việc xử phạt áp dụng đối với những trường hợp cố tình vi phạm, coi thường pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Theo thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 9 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 17.836 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.114 người, bị thương 13.385 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.506 vụ (9,22%), giảm 829 người chết (9,27%), tăng 2.413 người bị thương (21,99%), trong đó có những trường hợp tai nạn do không chấp hành tín hiệu giao thông, vượt đèn đỏ. Việc coi thường tín hiệu đèn, đi lại tuỳ tiện tạo ra thói quen xấu, gây ùn tắc, hỗn loạn giao thông, trái với nếp sống giao thông văn minh đô thị. Trong điều kiện việc tuyên truyền, nhắc nhở chưa đem lại hiệu quả với nhiều người thì mức phạt mạnh sẽ có tính răn đe, phòng ngừa cao.
Bên cạnh đó, những cáo buộc của các đối tượng cho rằng nghị định “làm lợi cho lực lượng Công an” là sai lệch. Các khoản tiền phạt thu được nộp vào ngân sách Nhà nước và sử dụng theo đúng quy định pháp luật, được nêu rõ trong quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Việc trích phần trăm số tiền xử phạt cho một số lực lượng là nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông chứ không phải “trích tiền để chia nhau” như luận điệu của một số đối tượng.
Ngoài ra, lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm theo chức năng được giao và người dân đều có quyền giám sát, phản ánh những thông tin nếu có tình trạng tiêu cực xảy ra. Chẳng hạn như tại Hà Nội, mọi công dân đều có thể phản ánh các tình trạng tiêu cực lên ứng dụng IHANOI với các thông tin xác thực hoặc qua các kênh báo chí... Do đó, không có chuyện làm lợi hay tăng mức phạt để “chia chác”, tiêu cực như những luận điệu mà các tổ chức phản động tung ra. Rõ ràng, những thông tin sai trái này cố tình gây hiểu nhầm, làm nhiễu dư luận, kích động người dân chống đối.
Liên quan vấn đề những cột đèn tín hiệu giao thông bị lỗi, có hiện tượng “đang xanh bỗng dưng chuyển sang đỏ”, nhiều người lo ngại người đi đường có thể bị phạt oan. Giải đáp thắc mắc trên, đại diện Cục CSGT khẳng định, lỗi vi phạm do “nhảy đèn” sẽ không bị xử phạt. Theo Cục CSGT, nguyên nhân của tình trạng trên là do một số đèn tín hiệu giao thông thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công nên có độ trễ khi điều chỉnh chu kỳ đèn trong ngày.
Để khắc phục tình trạng này, Cục CSGT đã có văn bản chỉ đạo Công an các địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát sửa chữa đèn tín hiệu, kiến nghị đơn vị vận hành, quản lý đèn tín hiệu giao thông sớm nâng cấp các đèn đã cũ. Người dân sẽ không bị phạt oan, phạt sai trong các trường hợp này. Khi lập biên bản xử phạt, lực lượng phụ trách đèn tín hiệu sẽ phối hợp với CSGT tại chốt, trích xuất camera, hình ảnh vi phạm của người điều khiển xe, cho xem trực tiếp diễn biến hành vi vi phạm và tín hiệu đèn thời điểm đó.
Đối với việc phạt nguội, lực lượng CSGT sẽ cho người vi phạm xem lại clip diễn biến toàn trình của vi phạm vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản, đảm bảo người dân "tâm phục, khẩu phục"… Như vậy, không có chuyện đèn hỏng, người dân cũng bị phạt hay cho rằng lực lượng chức năng cố tình “giăng bẫy” hỏng đèn để xử phạt như luận điệu các thế lực xấu.
Ở các quốc gia phát triển như Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... sự nghiêm minh của pháp luật là yếu tố cốt lõi để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn giao thông. Ý thức của mỗi người dân kết hợp với tính răn đe mạnh mẽ của pháp luật đã tạo nên sự văn minh của đất nước họ. Chính vì vậy, các quốc gia này đã giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân, tạo nên hình ảnh đẹp của một quốc gia văn minh khi du khách thập phương đến du lịch, học tập, làm việc...
Ở Việt Nam, với tốc độ đô thị hóa và mật độ giao thông tăng nhanh, việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển để đảm bảo giao thông an toàn là thực sự cần thiết. Việc áp dụng mức xử phạt cao theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP để từng bước xây dựng ý thức chấp hành pháp luật giao thông, tạo nền tảng cho một xã hội tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của mọi người dân.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, những người luôn có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông hoàn toàn ủng hộ và hưởng ứng. Bản thân họ xem đây là sự cần thiết để đảm bảo tính răn đe và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đối với những trường hợp thiếu ý thức chấp hành, “nhờn luật” như hiện nay. Dư luận chung cho thấy, người dân nghiêm túc tuân thủ luật pháp sẽ không cảm thấy bị ảnh hưởng mà ngược lại, họ ủng hộ vì việc chấp hành nghiêm các quy tắc giao thông sẽ tạo môi trường giao thông an toàn, văn minh, người dân đi đúng quy tắc giao thông giảm đi sự lo lắng các tai nạn do người thiếu ý thức gây ra.
Mỗi người dân cần tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, sai sự thật từ các tổ chức phản động, các phần tử chống đối. Việc tăng mạnh mức phạt mới đầu có thể còn gây những phân tâm, băn khoăn của một bộ phận người dân song đây là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ chính cuộc sống, tính mạng, sức khoẻ và tài sản của mỗi người. Không nên để tác động của các luận điệu sai trái làm ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: “NÓI MIỆNG, AI CŨNG NÓI ĐƯỢC. TA CẦN PHẢI THỰC HÀNH”!

     Trong Bài nói chuyện tại Trường Cán bộ tự vệ Hồ Chí Minh, Bác Hồ đã chỉ rõ: “… Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm!

Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân”. Bài nói được đăng trên Báo Cứu quốc, số 136, cách đây tròn 72 năm, trong bối cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời, đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức lớn, đặt ra yêu cầu đối với Đảng ta phải củng cố, xây dựng, phát huy cao độ vai trò các tổ chức, các lực lượng, nhất là vai trò gương mẫu, đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong kháng chiến, kiến quốc.

Lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉnh huấn, yêu cầu cán bộ, chiến sĩ trong các trường quân sự của Đảng, Nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong hành động, tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, gắn bó giúp nhân dân, chống mọi biểu hiện: Nói nhiều, nói suông; nói không đi đôi với làm, đoàn kết chiến đấu chống “thù trong, giặc ngoài”, bảo vệ thành quả cách mạng. Thấm nhuần lời dạy của Người, ngay từ đầu năm 1946, Trường Cán bộ tự vệ Hồ Chí Minh và các trường quân sự đã được lãnh đạo, chỉ huy trong các nhà trường quân đội quán triệt sâu sắc, chuyển hóa thành kế hoạch hành động cách mạng, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo cán bộ quân sự đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng./.
Môi trường ST.

CỬ TRI MONG ĐỢI SỚM CÓ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY TINH GỌN, HIỆN ĐẠI

 Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, sáng 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12/2024.

Trình bày Báo cáo, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và nhân dân bày tỏ sự phấn khởi trước những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của cả nước trong năm qua; đánh giá cao sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng; sự vào cuộc một cách chủ động, kịp thời của Quốc hội với những quyết sách phù hợp, sự chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cũng như toàn thể hệ thống chính trị.
Cử tri và nhân dân đồng tình cao tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị. Cử tri và nhân dân mong đợi sớm có được một hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu năng, hiệu quả để tạo tiền đề cho đất nước phát triển bứt phá trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cử tri và nhân dân ghi nhận sự đổi mới tư duy xây dựng pháp luật nhằm vừa bảo đảm quản lý nhà nước có hiệu quả, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; triệt để cắt giảm thủ tục hành chính; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong các quy định pháp luật.
Cử tri và nhân dân đồng tình với quy định cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025 đồng thời mong muốn các cơ quan chức năng sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật để xử lý đối với các đơn vị, cá nhân tàng trữ, mua bán trái phép thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân còn lo lắng về một số hiện tượng thường xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán như: hàng hóa tăng giá do nhu cầu tiêu thụ tăng; giá vé xe tăng cao khiến người dân bức xúc, gây khó khăn cho đời sống người dân, nhất là các đối tượng sinh viên, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu về quê nghỉ Tết… Bên cạnh đó là tình hình ùn tắc, tai nạn giao thông trong các dịp lễ, Tết; tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép vẫn tiếp diễn; tình hình tội phạm đường phố, nhất là nạn cướp giật dự báo diễn biến phức tạp hơn; tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, nhất là ở Hà Nội; tình trạng ngộ độc thực phẩm; các vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản liên tiếp xảy ra thời gian gần đây ở Hà Nội, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh làm chết và bị thương nhiều người… cần được các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm có giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới.
Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan, chính quyền các địa phương quan tâm công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tại các địa phương; có các giải pháp để bảo đảm ổn định thị trường, giá cả trong dịp Tết Nguyên đán nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế; có giải pháp để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường.
Bộ Giao thông vận tải tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định đồng thời xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tăng giá vé trái quy định.
Bộ Công an đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cướp giật vào thời điểm cận Tết; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các phương tiện giao thông chở hàng quá khổ, quá tải, vi phạm quy định về tải trọng, quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ; có các giải pháp cũng như kế hoạch cụ thể để kiểm soát chặt, hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông trên tất cả các tuyến đường để bảo đảm an toàn giao thông, nhất là khi các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa sẽ tăng cao để kịp thời phục vụ Tết Nguyên đán.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, qua theo dõi, hiệu ứng lan tỏa của Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ rất tích cực; ý thức tham gia giao thông của người dân được cải thiện.
Tuy nhiên, hệ thống tín hiệu giao thông có chỗ hoạt động chưa đảm bảo đúng quy định, còn trục trặc kỹ thuật. Vì vậy, ông Vũ Hồng Thành đề nghị cơ quan chức năng quản lý, bảo trì hệ thống đèn giao thông để có cơ sở xử lý nghiêm các sai phạm.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, từ ngày 1/1/2025, nhiều luật, nghị định, thông tư có hiệu lực thi hành; các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về các luật, chính sách này để nâng cao nhận thức của người dân.
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, cơ quan chức năng bên cạnh triển khai, thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông, đến từng hộ, từng người dân.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc tuyên truyền các luật, nghị định, thông tư còn chưa sâu, chưa thấm; người dân gửi nhiều tin nhắn, điện thoại để phản ánh do đó phải tuyên truyền để người dân thấu hiểu. Đại biểu Quốc hội tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để chủ động đấu tranh với luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong phiên họp sáng nay, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

NHỮNG ĐỔI MỚI VÀ QUYẾT SÁCH CỦA QUỐC HỘI TRƯỚC KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC

Với tinh thần đổi mới, khí thế mới và quyết tâm mới, cùng với nỗ lực của Chính phủ, thời gian qua, Quốc hội đã quyết sách nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Qua đó, tạo tiền đề về mọi mặt, góp phần quan trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Trải qua gần 80 năm ra đời và phát triển, trưởng thành, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay thực sự là thành quả, biểu tượng cao quý của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước - nơi hội tụ, lan tỏa ý chí, niềm tin và sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ở mỗi giai đoạn cách mạng và từng nhiệm kỳ, Quốc hội Việt Nam không ngừng hoàn thiện về tổ chức và phát triển lớn mạnh; tăng cường đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử, nhiệm vụ cách mạng được Đảng, nhân dân và cử tri tin tưởng giao phó. Quốc hội ngày càng khẳng định vững chắc vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt nhân dân thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội đã xây dựng, ban hành 05 bản Hiến pháp - những đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước - thể hiện sự kết tinh ý chí, nguyện vọng, trí tuệ và sự sáng tạo của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các bản Hiến pháp ra đời đã tạo lập nền tảng chính trị, pháp lý cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước trong các giai đoạn lịch sử gần tám thập niên qua. Điều đó đã được Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Trong thành tựu chung của đất nước, có đóng góp rất quan trọng của Quốc hội nói chung, Quốc hội khóa XV nói riêng. Trong thời gian qua, hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn. Quốc hội ngày càng phát huy vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”.
Đặc biệt, trên cơ sở kế thừa, phát huy những ưu điểm, bài học kinh nghiệm của Quốc hội trong lịch sử, nhất là của các nhiệm kỳ gần đây, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV (từ ngày 21/10/2024 đến ngày 30/11/2024) - kỳ họp mang tính lịch sử, đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn; quyết sách nhiều vấn đề khó, phức tạp, nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều nhiệm kỳ, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết; khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Đồng thời, thảo luận, quyết định nhiều dự án tầm chiến lược, tạo tiền đề về mọi mặt, góp phần quan trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hoạt động của Quốc hội đã thể hiện nổi bật sự đổi mới về nhận thức, cách thức tiến hành và các hoạt động, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần của Hội nghị Trung ương 10 (khóa XIII) ở mọi khâu, mọi bước và có những quyết đáp đúng đắn, kịp thời, đúng với tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
Đổi mới về nhận thức, nâng cao hiệu quả các hoạt động của Quốc hội. Với tinh thần đổi mới toàn diện, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là qua thực tiễn hoạt động, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có những đổi mới, nhất là đổi mới về nhận thức ngay từ khâu chuẩn bị cho kỳ họp để rà soát và thống nhất các nội dung cần báo cáo, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền. Cùng với đó là những đổi mới trong công tác phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra trong quá trình xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị quyết trên tinh thần “đồng hành thực chất, tranh luận đến cùng, tôn trọng lắng nghe, lý lẽ dân chủ, nhưng phải đi đến phương án thống nhất tối ưu”.
Các dự thảo báo cáo, tờ trình, luật, nghị quyết được gửi kịp thời vừa giúp các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến trước, vừa rút ngắn thời gian trình bày những tờ trình, báo cáo tại hội trường, dành thời gian để các đại biểu Quốc hội thảo luận và đại diện các cơ quan có liên quan phát biểu, giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu quan tâm. Đồng thời, Quốc hội cũng đổi mới hoạt động tại kỳ họp theo hướng giảm thời gian thảo luận tại hội trường, tăng thời gian thảo luận tại tổ để bảo đảm nhiều đại biểu Quốc hội được phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận dân chủ và khách quan. Đặc biệt, ngay sau khi diễn ra các phiên thảo luận tổ, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra chủ động phối hợp, báo cáo giải trình sơ bộ, với tinh thần “dù một ý kiến đóng góp cũng phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình thấu đáo, khẩn trương, kịp thời”.
Đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp. Đây là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Quốc hội; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các kỳ họp. Những năm qua, Quốc hội đã không ngừng đổi mới, nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, chủ động, kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp, bám sát yêu cầu của thực tiễn, phản ánh chân thực ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Vì thế, ở mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc lập pháp, ban hành khối lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật, góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ bản bao phủ rộng khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng kịp thời yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, công tác lập pháp là một trong những trọng tâm ưu tiên để tập trung khắc phục, tháo gỡ nhanh và khơi thông ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực; trong đó, thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua 18 luật và 21 nghị quyết, trong đó có 4 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật với tỷ lệ tán thành cao. Đồng thời, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác. Đây đều là những dự án luật, dự thảo nghị quyết được cử tri, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm, theo dõi. Trong đó có những dự thảo luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp với nhiều quy định mới không những được đánh giá là chính sách đột phá, nhằm không chỉ kịp thời tháo gỡ ngay những khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng, mà còn có tầm nhìn dài hạn, tạo cơ sở pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới, như: quản lý và sử dụng dữ liệu, phát triển công nghiệp công nghệ số, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, phát triển điện hạt nhân và điện gió ngoài khơi,… thực hiện thành công cuộc cách mạng về ch.uyển đ.ổi s.ố, bắt kịp xu thế của thời đại, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua và các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu cho thấy, công tác lập pháp đã bám sát và hiện thực hóa tinh thần: chuyển đổi mạnh tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Theo đó, các quy định của pháp luật do Quốc hội ban hành mang tính ổn định, có giá trị lâu dài. Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc, đúng tầm và ngắn gọn, súc tích. Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, các cơ quan đã chủ động rà soát, thống nhất cao về việc lược bỏ khỏi dự thảo luật những quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ và cơ quan khác; không luật hóa các nội dung thông tư, nghị định. Đối với những vấn đề cụ thể còn đang trong quá trình vận động, chưa ổn định thì luật chỉ quy định khung và giao cho Chính phủ quy định chi tiết, đảm bảo linh hoạt trong điều hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chính vì vậy, sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện, số lượng các chương, điều, khoản trong các dự thảo luật đã giảm đáng kể so với bản dự thảo ban đầu do Chính phủ trình.
Đáng chú ý, việc xây dựng và trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) cũng như “một luật sửa bốn luật” trong lĩnh vực đầu tư và “một luật sửa chín luật” trong lĩnh vực tài chính, ngân sách,… là ví dụ điển hình cho việc đổi mới công tác xây dựng pháp luật theo hướng “chuyển từ tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực” với tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm: “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát; bảo đảm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả”; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh tạo cơ chế “xin - cho”; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong các quy định pháp luật do Quốc hội ban hành; công việc giao cơ quan nào, cấp nào làm tốt nhất thì giao cơ quan đó, cấp đó làm.
Trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Phòng không nhân dân, với tỷ lệ tán thành cao, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với việc xây dựng đội ngũ sĩ quan vững mạnh làm nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý khẳng định vai trò quan trọng của phòng không nhân dân trong phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh trên không, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Quốc hội xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, tạo tiền đề để đất nước vươn mình trong thời gian tới. Nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy tối đa nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, Quốc hội đã thảo luận và thông qua với tỷ lệ tán thành cao các nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số vấn đề khác liên quan đến các dự án trọng điểm của quốc gia, v.v. Đặc biệt, việc Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến đối với Dự án, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ, mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, dài hạn, chiến lược, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh. Đây không chỉ là một công trình giao thông quan trọng quốc gia, mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Quốc hội cũng đã thảo luận, thông qua nhiều cơ chế, chính sách để giải quyết kịp thời các vấn đề quốc kế dân sinh, tháo gỡ nhanh nhất các khó khăn, “điểm nghẽn” liên quan đến cơ chế, chính sách, các dự án, đất đai, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giải phóng các nguồn lực, hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn, như: Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) quy định từng bước liên thông, thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; giảm thuế giá trị gia tăng; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống m.a t.úy đến năm 2030, v.v. Nhằm lan tỏa tinh thần của Trung ương, Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Quốc hội đã đồng thuận cao với chủ trương xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, mang tính thời đại, như: phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia (khởi động lại việc đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận,…), ứng dụng thành quả của tr.í t.uệ nh.ân t.ạo, ch.uyển đ.ổi s.ố, chuyển đổi xanh,... nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước những năm tiếp theo trong kỷ nguyên mới.
Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội được thực hiện tốt hơn. Hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng thực chất, hiệu quả, không chỉ nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho luật pháp được thi hành nghiêm và thống nhất, mà còn đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội đã kịp thời chấn chỉnh các sai sót, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành và địa phương; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến thực sự trong thực tiễn.
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, nhất là kỳ họp thứ 8 đã có sự đổi mới và thành công với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành của Chính phủ. Sau chất vấn, Quốc hội đã thông qua nghị quyết với những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể đối với Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc giám sát thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, xác định rõ phương pháp, lựa chọn các hình thức giám sát phù hợp với thực tiễn, như: giám sát từ cơ sở, giám sát đột xuất,… kết hợp giám sát của Quốc hội với Hội đồng nhân dân; kế thừa kết quả giám sát, kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Trong đó, quán triệt quan điểm giám sát là để tăng hiệu quả thực chất của việc thực hiện chính sách, pháp luật, tránh trùng lặp với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác; không để ảnh hưởng, cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị.
Cùng với đó, Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng về nhân sự cấp cao của đất nước và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 là cơ sở quan trọng để các địa phương trong cả nước sớm ổn định tổ chức bộ máy, tiến hành thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, thể hiện tinh thần đổi mới, hiệu quả cao trong quá trình làm việc của Quốc hội.
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta với tinh thần mới, khí thế mới, niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, ưu tiên hàng đầu là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao. Theo đó, đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Để đáp ứng những đòi hỏi đó, trong thời gian tới, Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động theo phương châm “Trung ương làm gương - Địa phương hưởng ứng”; chú trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các quyết sách của Quốc hội thời gian qua, nhất là tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các cấp, các ngành, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cần tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết đã được thông qua; khẩn trương quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả, tạo hiệu ứng lan toả tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân.
Hai là, chủ động phối hợp chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp thứ 9 và thứ 10 của Quốc hội khóa XV; tích cực chuẩn bị tổng kết toàn quốc hoạt động của Hội đồng nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội năm 2024; chú trọng việc lan tỏa, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ba là, quán triệt sâu sắc và triển khai khẩn trương yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới; gắn chặt công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ và chính sách; tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức; trong đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội.
Đảng đoàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, họp bàn phân công cụ thể; Quốc hội và các đại biểu Quốc hội cần thống nhất cao và gương mẫu, đi đầu. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, hài hòa trong quy trình quản trị quốc gia. Sắp xếp, kiện toàn Hội đồng dân tộc, các ủy ban, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Quốc hội nói riêng và của cả hệ thống chính trị nói chung để chủ động đề xuất trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đảm bảo chủ trương của Đảng được triển khai nhanh nhất khi được Trung ương thống nhất thông qua.
Bốn là, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; trong đó, xác định bốn giải pháp trọng tâm gồm: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên với tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật; hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xây dựng văn hóa tiết kiệm, coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày của mỗi cá nhân, tổ chức.
Năm là, xây dựng và triển khai kế hoạch tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Dự kiến cơ cấu, thành phần, nhân sự cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; chỉ đạo triển khai công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 thành công tốt đẹp.
Quán triệt, thực hiện tốt ba nhiệm vụ lớn mà Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 (khóa XIII) xác định: đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị; tăng tốc, bứt phá để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội XIV, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Với vai trò và chức năng của mình, tiếp nối và phát huy những kết quả của kỳ họp thứ 8, Quốc hội cần “Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp” cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đã đề ra, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

TỰ CHỦ CHIẾN LƯỢC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TẠI KHU VỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG

 Trong những năm gần đây, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nổi lên như một khu vực địa chính trị quan trọng, đặc trưng bởi môi trường an ninh ngày càng phức tạp khó lường. Bên cạnh các mối đe dọa truyền thống, các vấn đề an ninh phi truyền thống (Non-Traditional Security), như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia hay các mối đe dọa về an ninh mạng… đang định hình lại cách các quốc gia trong khu vực nhận thức và thực thi khả năng tự chủ của mình.

An ninh phi truyền thống và xu thế tự chủ chiến lược tại khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương: Một số vấn đề về nhận thức chung.
An ninh phi truyền thống (ANPTT) là khái niệm mới xuất hiện trong những thập niên gần đây, gắn liền với những biến động phức tạp của thế giới hiện đại, đặc biệt từ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Khái niệm này ngày càng trở nên phổ biến sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001 tại Mỹ và đã được bàn luận rộng rãi trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khác với khái niệm an ninh truyền thống vốn tập trung vào các mối đe dọa quân sự từ các chủ thể nhà nước, ANPTT đề cập đến các thách thức có nguồn gốc phi quân sự, xuất phát từ các tác nhân và chủ thể phi nhà nước, nhưng cũng đe dọa sự ổn định và an ninh của con người, quốc gia và cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm chung cho thuật ngữ “an ninh phi truyền thống”, bởi đây là khái niệm mang tính động, thay đổi tùy thuộc vào cách tiếp cận và các mối nguy hiểm mới phát sinh.
Một đặc điểm nổi bật của vấn đề ANPTT đó là tính xuyên quốc gia. Sự nổi lên của các mối đe dọa mới cùng xu hướng toàn cầu hóa khiến biên giới quốc gia dần trở nên mờ nhạt, thay vào đó, các khái niệm như “biên giới mềm” và “không gian ảo” ngày càng được thảo luận rộng rãi. Các quốc gia gần như không thể đơn phương giải quyết các vấn đề này, mà cần có sự hợp tác chặt chẽ, trên cả các diễn đàn song và đa phương. Do đó, mô hình “an ninh truyền thống” do nhà nước nắm vai trò chủ đạo đang bị thách thức bởi bối cảnh thế giới mới, dẫn tới nhận thức mới về an ninh và vấn đề tự chủ chiến lược.
Về cơ bản, khái niệm “tự chủ chiến lược” phản ánh khả năng của một quốc gia trong việc theo đuổi, triển khai chính sách đối ngoại phục vụ lợi ích quốc gia và các ưu tiên đã xác định mà không bị ràng buộc, tác động bởi bất kỳ quốc gia nào khác. Hay nói một cách khác, tự chủ chiến lược là việc các nước đưa ra những lựa chọn chỉ “đơn thuần dựa trên lợi ích quốc gia”. Song, tự chủ chiến lược không có nghĩa là tự cô lập, hay theo đuổi chính sách biệt lập. Khả năng tự chủ của các quốc gia cũng không phải trạng thái cố định hay độc lập một cách tuyệt đối. Có nhiều mức độ tự chủ được ghi nhận, trải rộng từ không có quyền tự chủ (thấp nhất) đến tự chủ về mặt chiến lược (cao nhất), và có thể với những cấp độ giữa là tự chủ mang tính hạn chế, tự chủ đáng kể nhưng vẫn bị giới hạn và tự chủ trong nhiều vấn đề, thậm chí có tầm ảnh hưởng tới các quốc gia nhỏ hơn, nhưng vẫn bị giới hạn khi tương tác với các nước lớn hơn. Ngoài ra, tự chủ chiến lược cũng có nhiều khía cạnh, như tự chủ về chính trị, về kinh tế…
Do tính chất đặc điểm có phần trái ngược mà các xu thế về tự chủ chiến lược cùng các mối đe dọa ANPTT đã tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các quốc gia trong khu vực. Các quốc gia dường như phải đối mặt với lựa chọn: hoặc duy trì quyền tự chủ truyền thống dựa trên sự tự lực, hoặc xây dựng các chính sách hợp tác nhằm xử lý các thách thức chung đến từ các vấn đề ANPTT. Điều này làm thay đổi cách tiếp cận truyền thống về quyền tự chủ, buộc các quốc gia phải cân bằng giữa nhu cầu bảo vệ chủ quyền và sự phụ thuộc lẫn nhau.
Tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi có sự đa dạng về năng lực và lợi ích quốc gia, các thách thức ANPTT không chỉ làm xói mòn các khái niệm tự chủ truyền thống mà còn thúc đẩy sự hợp tác khu vực như một chiến lược cần thiết để tăng cường khả năng ứng phó. Ví dụ, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã đẩy các quốc đảo nhỏ phải tìm kiếm hỗ trợ từ các nước lớn, đồng thời tham gia vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế nhằm tăng cường khả năng chống chịu. Tương tự, sự gia tăng các cuộc tấn công mạng buộc các quốc gia, như Nhật Bản, Ấn Độ và Australia phải đầu tư vào các sáng kiến đa phương, như hợp tác an ninh mạng trong khuôn khổ Đối thoại an ninh tứ giác (QUAD). Thực tiễn đó đặt ra câu hỏi, liệu có phải các thách thức ANPTT là trở ngại cho khả năng tự chủ và rộng hơn là xu thế tự chủ chiến lược của các quốc gia? Tuy nhiên, có một thực tế khác không thể không thừa nhận, khả năng tự chủ của các quốc gia cũng sẽ không được bảo đảm nếu như các thách thức an ninh, trong đó có ANPTT, không được giải quyết một cách hiệu quả. Mọi thách thức an ninh đều là những uy hiếp đối với sự tồn tại của quốc gia, các thách thức ANPTT cũng vậy. Do đó, sự tự chủ của quốc gia cần phải được xây nên trước tiên bằng những nỗ lực giải quyết các thách thức đó. Vô hình trung, hợp tác để giải quyết các thách thức ANPTT trở thành tiền đề cho sự tự chủ của quốc gia. Nói cách khác, khả năng tự chủ của các quốc gia và chủ thể trong khu vực cần được xác định không chỉ bởi sự tự lực mà còn bởi khả năng phối hợp để giải quyết các thách thức phi truyền thống mang tính toàn cầu. Vấn đề sẽ là, sự phối hợp và hợp tác quốc tế trong đối mặt với các thách thức ANPTT cần ở mức độ nào, theo phương cách ra sao để không cản trở khả năng tự chủ chiến lược của các quốc gia; đâu là những nhân tố có thể tác động để hỗ trợ hài hòa hai mặt của vấn đề.
Tác động của một số thách thức an ninh phi truyền thống tới xu thế tự chủ chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hiện nay, thế giới nói chung và khu vực nói riêng đang cùng lúc đối mặt với hàng loạt thách thức ANPTT, từ ô nhiễm môi trường, BĐKH, dịch bệnh, đến an ninh mạng, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Trong số đó, các vấn đề về BĐKH, dịch bệnh và an ninh mạng được cho là những thách thức cơ bản và cấp bách nhất, đòi hỏi ưu tiên giải quyết hàng đầu. Lựa chọn những trường hợp điển hình này không chỉ phản ánh mức độ ảnh hưởng của chúng với khu vực, mà còn góp phần làm rõ mối quan hệ đan xen, phức tạp giữa vấn đề tự chủ chiến lược với các thách thức ANPTT đương đại.
Vấn đề biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đã và đang đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với khả năng tự chủ của các quốc gia, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ tại nam Thái Bình Dương, như Maldives và Kiribati. Mực nước biển dâng cao và các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH không chỉ đe dọa tới sự toàn vẹn lãnh thổ mà còn làm suy thoái các nguồn tài nguyên trên đất liền, từ đó gián tiếp làm suy yếu năng lực kinh tế và chính trị nội địa. Trước thực tế đó, các quốc gia này đều buộc phải dựa vào hỗ trợ quốc tế, bao gồm viện trợ tài chính, chuyển giao công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này dẫn đến một nghịch lý: trong khi các nguồn lực từ bên ngoài giúp các quốc đảo đối phó với khủng hoảng, nó cũng làm giảm khả năng tự quyết, đặc biệt trong các vấn đề chiến lược và chính sách nội bộ.
Các quốc đảo nhỏ tại Nam Thái Bình Dương một phần khẳng định khả năng tự chủ thông qua việc tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế như Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. Thông qua việc kêu gọi hành động trước sự BĐKH toàn cầu, các quốc gia này không chỉ vận động các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải, mà còn yêu cầu hỗ trợ tài chính cho các dự án thích ứng và ngăn chặn hệ quả của tình trạng BĐKH. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các mục tiêu này, họ phải phụ thuộc vào các đối tác lớn, như Australia, Nhật Bản và Mỹ. Đôi khi các quốc đảo này buộc phải nhượng bộ trong các lĩnh vực khác để đổi lấy viện trợ. Mặt khác, các sáng kiến hợp tác khu vực như Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương đã giúp các quốc gia tăng cường tiếng nói chung, tạo ra hình thức “tự chủ tập thể” trong việc đàm phán với các cường quốc và tổ chức quốc tế.
Đến năm 2030, tác động của BĐKH đối với các quốc gia tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dự kiến trở nên nghiêm trọng hơn, với nguy cơ mất đất đai và gia tăng dòng người di cư vì BĐKH. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), khu vực này có mật độ dân số ven biển cao nhất thế giới, khiến hàng triệu người đối mặt với nguy cơ lũ lụt và buộc phải di dời. Dự báo đến năm 2050, BĐKH có thể khiến 216 triệu người trên toàn cầu phải di cư nội địa, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến có khoảng 49 triệu người, chiếm 2% dân số khu vực. Theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), hơn 80% trong số 1.200 đảo san hô ở khu vực này đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu, với tình trạng nước biển dâng, lũ lụt ven biển và xâm nhập mặn.
Trong bối cảnh đó, sự phụ thuộc vào viện trợ quốc tế chắc chắn sẽ gia tăng, đặc biệt là khi các quốc gia nhỏ thiếu nguồn lực trong nước để đầu tư vào kết cấu hạ tầng bền vững hoặc công nghệ xanh. Tuy nhiên, các quốc gia này có thể tăng cường vị thế thông qua việc tham gia tích cực hơn vào các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu. Ví dụ, sự phát triển của các tổ chức khu vực như Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương và các sáng kiến quốc tế như Quỹ khí hậu xanh (Green Climate Fund) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Những nỗ lực này có thể giúp các quốc gia nhỏ giảm bớt phụ thuộc vào các cường quốc bên ngoài, thay vào đó, tận dụng lợi thế từ các tổ chức đa phương hay sự hợp tác giữa các nước nhỏ cùng bị đe dọa bởi vấn đề BĐKH để đạt được các mục tiêu bền vững. Đồng thời, các quốc gia này sẽ có cơ hội định hình các chuẩn mực và quy tắc quốc tế về BĐKH, từ đó giành được ảnh hưởng đáng kể hơn trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, khả năng duy trì sự cân bằng giữa phụ thuộc và tự chủ sẽ dựa vào mức độ mà các quốc gia này có thể phát triển nội lực, đặc biệt trong các lĩnh vực, như năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên và tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng. Nếu không, nguy cơ bị các cường quốc lớn thao túng sẽ ngày càng gia tăng, làm suy yếu quyền tự chủ chiến lược trong dài hạn. Vì vậy, chiến lược tương lai cần kết hợp giữa tăng cường năng lực nội tại và khai thác tối đa lợi thế từ hợp tác đa phương để bảo đảm không chỉ sự sống còn mà còn quyền và khả năng tự quyết của các quốc gia này.
Vấn đề dịch bệnh.
Từ trong lịch sử, vấn đề dịch bệnh đã luôn là một thách thức đối với nhân loại không chỉ gây ra thiệt hại về sinh mạng mà còn làm thay đổi cấu trúc xã hội, kinh tế và chính trị. Từ đại dịch “Cái chết đen” ở châu Âu thế kỷ XIV đến đại dịch cúm Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ XX, các cuộc khủng hoảng y tế cho thấy khả năng đe dọa tới sự phát triển ổn định của các quốc gia, ảnh hưởng tới tổng quan sức mạnh, gây ra những hệ quả lâu dài. Tuy nhiên, nếu trong lịch sử, phạm vi lây lan của dịch bệnh chỉ dừng lại ở một không gian địa lý trong một quốc gia hoặc một khu vực nhất định, sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhu cầu trao đổi buôn bán cùng xu thế toàn cầu hóa khiến cho dịch bệnh trở thành một thách thức toàn cầu. Điển hình, đại dịch COVID-19 đã làm lộ rõ những hạn chế nghiêm trọng trong hệ thống y tế công cộng của nhiều quốc gia tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là những quốc gia nhỏ và kém phát triển. Sự thiếu hụt kết cấu hạ tầng, nhân lực y tế và nguồn lực tài chính đã khiến các quốc gia này phải phụ thuộc vào viện trợ quốc tế để tiếp cận các thiết bị y tế và vaccine. Thực tế cho thấy rằng, gần như vaccine - yếu tố then chốt trong việc đẩy lùi dịch bệnh, đều được nghiên cứu, sản xuất và phân phối bởi các nước lớn. Tình trạng phụ thuộc này không chỉ bộc lộ sự mong manh của các hệ thống y tế mà còn tạo ra những thách thức về quyền tự chủ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các quốc gia nhỏ không thể tự quyết định các chính sách y tế phù hợp với bối cảnh trong nước mà phải điều chỉnh theo điều kiện từ các nhà tài trợ hoặc tổ chức quốc tế, làm suy giảm khả năng hoạch định chiến lược độc lập.
Trong bối cảnh đó, các sáng kiến khu vực như Trung tâm ASEAN về Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm (ACPHEED) đã nổi lên như một giải pháp giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác ngoài khu vực. Các cơ chế hợp tác này không chỉ cung cấp nền tảng chia sẻ nguồn lực và chuyên môn, mà còn thúc đẩy khả năng tự chủ tập thể, trong đó các quốc gia trong khu vực cùng phối hợp để ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, đối với những quốc gia nhỏ hơn, khả năng tự chủ y tế vẫn bị giới hạn bởi sự phụ thuộc vào viện trợ quốc tế để duy trì các hoạt động cơ bản, từ mua sắm vaccine đến xây dựng năng lực xét nghiệm và điều trị.
Trong tương lai, tác động từ các cuộc khủng hoảng về y tế gây ra bởi đại dịch dự kiến sẽ thúc đẩy 2 xu hướng trái ngược. Một mặt, sự phụ thuộc lẫn nhau trong chuỗi cung ứng y tế toàn cầu có thể tiếp tục duy trì, đặc biệt là với các quốc gia nhỏ và có nguồn lực hạn chế. Các quốc gia này sẽ cần hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia phát triển để bảo đảm quyền tiếp cận các công nghệ y tế tiên tiến và nguồn tài chính cần thiết. Tuy nhiên, điều này có nguy cơ làm sâu sắc thêm sự mất cân bằng quyền lực, khi các quốc gia nhận viện trợ phải chấp nhận điều kiện từ các đối tác lớn, từ đó làm suy yếu khả năng tự chủ trong chính sách y tế. Mặt khác, các sáng kiến hợp tác khu vực, nếu được củng cố, có thể thúc đẩy một hình thức tự chủ mới dựa trên năng lực tập thể. Ví dụ, ACPHEED và các sáng kiến tương tự có thể giúp các quốc gia chia sẻ chi phí, tài nguyên và công nghệ, giảm phụ thuộc vào các tác nhân ngoài khu vực. Điều này không chỉ giúp tăng cường khả năng ứng phó trước các cuộc khủng hoảng y tế, mà còn bảo vệ quyền tự chủ của các quốc gia trong việc định hình chính sách y tế phù hợp với nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, mức độ thành công của các sáng kiến này phụ thuộc vào khả năng đầu tư dài hạn vào hệ thống y tế trong nước. Các quốc gia cần tận dụng các nguồn lực sẵn có để xây dựng hạ tầng y tế bền vững, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực sản xuất thiết bị và dược phẩm. Nếu không đạt được những tiến bộ này, xu hướng phụ thuộc vào viện trợ quốc tế sẽ tiếp tục kéo dài, làm giảm đáng kể khả năng tự chủ chiến lược trong lĩnh vực y tế, đẩy các quốc gia nhỏ vào tình thế dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng tương lai.
Vấn đề an ninh mạng.
Cùng với BĐKH và dịch bệnh, an ninh mạng nổi lên như một thách thức lớn đối với các quốc gia tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đe dọa không chỉ sự ổn định mà còn cả quyền tự chủ trên không gian số. Các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là việc phát tán các thông tin sai lệch, đã làm xói mòn niềm tin vào các thể chế chính phủ và gây bất ổn xã hội. Với việc công nghệ trở thành yếu tố cốt lõi trong các hoạt động kinh tế và quản trị quốc gia, khả năng tự chủ trên không gian số đang trở thành một thành tố quan trọng trong chiến lược tổng thể của các quốc gia. Tuy nhiên, khoảng cách về năng lực công nghệ và sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài đã khiến nhiều quốc gia nhỏ trong khu vực trở nên dễ bị tổn thương hơn. Những nỗ lực nhằm tăng cường tự chủ trên không gian mạng đang được triển khai tại nhiều quốc gia, chẳng hạn như Ấn Độ với chính sách định vị dữ liệu và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng an ninh mạng nội địa. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trong khu vực đều có đủ nguồn lực và năng lực để theo đuổi chiến lược này. Cũng giống như các vấn đề ANPTT khác, các quốc gia nhỏ hơn buộc phải dựa vào công nghệ và nguồn lực từ các đối tác lớn, đôi khi đánh đổi bằng sự tự chủ trong quyết định về chính sách quốc gia trên không gian số.
Trong những năm tới, an ninh mạng dự kiến sẽ tiếp tục là một trong những thách thức trọng tâm của khu vực, với sự gia tăng cả về quy mô và tính phức tạp của các cuộc tấn công mạng. Công nghệ trở thành một trong những yếu tố trọng yếu, quyết định sự phát triển của các quốc gia trong thập niên tới, nhưng cũng chính công nghệ lại gây ra không ít thách thức về mặt an ninh cho các quốc gia này. Nếu không có sự chuẩn bị và những chính sách hợp lý, các nước có thể phải đối mặt với tình thế lưỡng nan là tăng cường phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài để bảo đảm an ninh trước mắt hoặc đầu tư dài hạn để xây dựng năng lực số trong nước, một quá trình đòi hỏi nguồn lực và thời gian đáng kể.
Dự kiến tới năm 2030, vấn đề an ninh mạng sẽ được định hình bởi 2 yếu tố chính. Thứ nhất, các quốc gia lớn như Ấn Độ, Nhật Bản, Australia có thể dẫn đầu trong việc thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực nhằm củng cố năng lực an ninh mạng tập thể. Những sáng kiến này, mặc dù giúp tăng cường khả năng ứng phó trước mắt, có thể khiến các quốc gia nhỏ hơn ngày càng lệ thuộc vào các hệ thống công nghệ do các đối tác lớn kiểm soát. Thứ hai, các quốc gia nhỏ, để giảm phụ thuộc, có thể lựa chọn thúc đẩy các chính sách, như đa dạng hóa nguồn cung công nghệ, hợp tác với nhiều đối tác khác nhau, đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển trong nước. Nếu không giải quyết được sự phụ thuộc công nghệ, các quốc gia nhỏ trong khu vực sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được quyền tự chủ trên không gian mạng một cách toàn diện, đồng thời đối mặt với rủi ro bị các quốc gia lớn hơn thao túng trong các vấn đề chiến lược. Đến năm 2030, quyền tự chủ trên không gian mạng sẽ không chỉ là một mục tiêu chiến lược, mà còn là tiêu chí đánh giá năng lực quốc gia trong việc quản lý các thách thức toàn cầu và bảo vệ lợi ích quốc gia trong một thế giới số hóa. Điều này đòi hỏi sự đầu tư không ngừng vào kết cấu hạ tầng, nhân lực và hợp tác khu vực giúp các quốc gia trong khu vực có thể thích nghi và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt với các thách thức ANPTT ngày càng gia tăng, khả năng tự chủ chiến lược không còn chỉ được định nghĩa bằng sự tự lực mà còn phụ thuộc vào khả năng hợp tác và thích nghi linh hoạt. Vấn đề BĐKH, đại dịch, an ninh mạng không chỉ thử thách năng lực của các quốc gia, mà còn đặt ra tình thế lưỡng nan trong việc cân bằng giữa bảo vệ chủ quyền và khai thác lợi ích từ sự phụ thuộc lẫn nhau. Những thách thức này buộc các quốc gia phải định hình lại tư duy và chiến lược về tự chủ, đặt trọng tâm vào xây dựng năng lực nội tại trong khi tận dụng sức mạnh của hợp tác khu vực và toàn cầu. Dự báo, các quốc gia tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt với yêu cầu cấp bách hơn trong việc định hướng chính sách vừa đáp ứng các nhu cầu trong nước, vừa bảo vệ vị thế của mình trong bối cảnh quốc tế ngày càng phức tạp. Các sáng kiến hợp tác khu vực là những nhân tố quan trọng, cung cấp nền tảng cho các quốc gia nhỏ hơn trong việc tăng cường tiếng nói tập thể, giảm bớt sự lệ thuộc vào các cường quốc. Tuy nhiên, thành công của chiến lược này phụ thuộc vào sự cam kết đầu tư dài hạn vào năng lực nội tại, bao gồm năng lượng tái tạo, kết cấu hạ tầng y tế, hạ tầng số.
Cuối cùng, tự chủ chiến lược trong thời đại mới sẽ không chỉ là câu chuyện về sự độc lập, mà còn là khả năng điều hướng một cách hiệu quả trong một hệ sinh thái toàn cầu hóa và nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong chính sách, sự sáng tạo trong các giải pháp hợp tác, cam kết mạnh mẽ từ các quốc gia trong việc phát triển bền vững, từ đó bảo đảm sự ổn định và thịnh vượng chung của khu vực.

CÓ NIỀM TIN YÊU ĐẢNG, HÃY HƯỚNG VỀ NƠI ÁNH SÁNG MẶT TRỜI

Trong “cuộc đấu tranh sinh tử” chống giặc ngoại xâm cũng như chống “giặc nội xâm”; đặc biệt là chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” luôn kiên định, vững vàng với niềm tin chiến thắng vì lẽ phải và chân lý; không bao giờ run sợ, chùn chân, lùi bước, thỏa hiệp trước mọi điều sai trái, phản động, hại nước, hại dân; tuyệt đối không cho phép các thế lực thù địch, phản động, những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị sử dụng các chiêu trò chống phá, làm suy giảm, tổn hại đến uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước; của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.

Trái lại, bằng sự tỉnh táo, khôn ngoan, sự kiên quyết, kiên trì đấu tranh, cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn kiên định phản bác, vạch trần mọi biểu hiện sai trái, lệch lạc, gây tội ác của những người đứng ở bên kia chiến tuyến. Qua đó, bảo vệ cái đúng, cái tốt, các giá trị, phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”; làm cho uy tín, vị thế của Đảng, của Quân ủy Trung ương, danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng tỏa sáng trong bối cảnh mới.
Phát huy truyền thống 80 năm “Bộ đội Cụ Hồ”; 80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới, cán bộ, chiến sĩ toàn quân vững tin bước vào năm mới 2025; tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, toàn quân đoàn kết chặt chẽ xung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương, ra sức đấu tranh “nhặt hết cỏ dại để gặt hái mùa vàng bội thu”; làm cho năm 2025 thật sự trở thành năm “về đích” của Nghị quyết Đại hội XIII, điểm đến của Đại hội XIV với những thành công tốt đẹp; đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Với niềm vinh dự, tự hào là lực lượng nòng cốt, xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân; “thế trận lòng dân” vững chắc; yêu cầu, nhiệm vụ mới của năm 2025 đang đặt ra cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta phải phát huy hơn nữa vai trò xung kích đi đầu trong chống giặc ngoại xâm và “giặc nội xâm”; đẩy mạnh đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; giữ vững trận địa tư tưởng, văn hóa của Đảng trong Quân đội; tiếp tục xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.
Một trong những điểm nhấn của cuộc đấu tranh vạch trần bản chất sai trái, phản động của những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và Quân đội ta là sự bất chấp đạo lý, lẽ phải, ngang ngược tuyên truyền các luận điệu sai trái, cho rằng “vấn đề nhân sự Đại hội XIII của Đảng có nhiều sai sót, đã để một số quan chức “đội lốt cán bộ, đảng viên” chui sâu vào bộ máy của Đảng, Nhà nước”, đã “leo lên những chiếc ghế cao”… Những người này quy kết “nguyên nhân của sự tha hóa, biến chất ở một số cán bộ, đảng viên là do tham nhũng”, “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng lẫn nhau” và “lợi ích nhóm”... Từ đó, tuyên truyền rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đã thất bại trong lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực” đã đề ra chủ trương, biện pháp “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nửa vời”, nên “tham nhũng năm sau cao hơn năm trước”, “quan chức vào lò ngày càng nhiều hơn”; trong đó, có các sĩ quan cao cấp của Quân đội...
Nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; diễn biến phức tạp của tình hình, tác động tiêu cực của nó và ý thức rõ ràng về trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, lúc này rất cần cán bộ, chiến sĩ Quân đội bày tỏ sự bất bình, phản đối; đẩy mạnh đấu tranh và kiên quyết dẹp bỏ những tin giả, sự thêu dệt, đồn thổi, tán phát các thông tin xấu, độc nhằm xuyên tạc sự thật về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm lãnh đạo. Đây là niềm vinh dự, tự hào và là trách nhiệm cao cả của mỗi người lính “Bộ đội Cụ Hồ” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm, tinh thần, thái độ, trách nhiệm và dũng khí của cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta là luôn luôn rõ ràng, nhất quán, không bao giờ chấp nhận những người tự xưng là cán bộ, đảng viên; những người thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm những điều đảng viên không được làm, thực hiện sai quy chế, quy định về nêu gương và trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra nhiều sai phạm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, vị thế, danh dự của Đảng.
Đồng thời, cực lực phản đối các quan điểm sai trái, thù địch; các luận điệu xuyên tạc, vu khống Đảng ta “thất bại trong lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”. Cùng với đó là cái nhìn sai lệch, bôi đen hiện thực công cuộc đổi mới, phủ nhận sạch trơn kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Đảng trong những năm vừa qua; qua đó, vẽ ra bức tranh đen tối về tương lai của dân tộc khi bước vào năm 2025.
Lúc này, dũng khí của “Bộ đội Cụ Hồ” là thể hiện rõ ở tầm nhìn, quan điểm và thái độ không đồng tình với các phản ứng tiêu cực, quan điểm “lệch lạc”, thiếu nhất quán của một số cán bộ, đảng viên, người dân vì đã nói, viết, chia sẻ, tán phát những thông tin chưa được kiểm chứng theo kiểu “nói leo”, tòng phạm với kẻ xấu; thậm chí đã đẩy một số vụ việc đi quá xa, quá đà, trượt sang hướng thiếu kiểm soát, thiếu thông tin xác thực nhưng đã tung lên mạng xã hội, gây dư luận xấu, sự hiểu nhầm rất đáng tiếc.
Cần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, tôn trọng hiện thực khách quan và đánh giá một cách toàn diện, công tâm về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đem lại cách nhìn đúng và sức sống mới, các giá trị đích thực của cuộc sống hòa bình, môi trường chính trị - xã hội ổn định để tiếp tục đưa công cuộc đổi tiến lên. Qua đó, lấy lại động lực, khơi dậy sức mạnh nội sinh để thúc đẩy sự phát triển ở Việt Nam; đem lại niềm vui, niềm tin cho nhân dân, giải tỏa bức xúc cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ và chiến sĩ. Điều đó thể hiện rõ cái tâm, cái tuệ, cái tầm của Đảng, trách nhiệm, sự tâm huyết của Đảng đối với việc thực hiện sứ mệnh của mình; củng cố niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta.
Quyết tâm chính trị to lớn, quyết liệt của Đảng, Nhà nước và của Quân đội ta là không thay đổi, đặc biệt là sự tâm huyết, ý chí sắt đá của người đứng đầu Đảng ta là Tổng Bí thư Tô Lâm khi đồng chí nói rõ quan điểm: không bao giờ dung thứ cho tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bất kể là ai, là tổ chức nào, nắm giữ chức vụ, cương vị gì. Cùng với đó, không dung thứ cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nếu còn tiếp tục thực hiện âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc sự thật, chống phá cách mạng Việt Nam, phá hoại công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta.
Đây là việc làm cần thiết, cấp bách và rất thiết thực để phát huy truyền thống 80 năm Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đây cũng là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong phát huy vai trò, trách nhiệm thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất; góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; lập thành tích cao nhất chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5/1890- 19/5/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); làm cho màu cờ, sắc áo và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” mãi mãi tỏa sáng trong thời kỳ mới.