Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

MỘT HAY NHIỀU

Một hay nhiều ở đây là nói về một đảng lãnh đạo hay nhiều đảng lãnh đạo một đất nước. Một hay nhiều tùy vào mỗi nước nhưng mục tiêu vẫn phải là giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội để nhân dân ấm no, tự do hạnh phúc. Một đảng thì tình hình chính trị luôn ổn định, nhiều đảng thì có vẻ dân chủ hơn nhưng  rất khó giữ ổn định chính trị do cạnh tranh, đấu đá giữa các đảng phái với nhau.
         Ở những nước phát triển như Mỹ, bắc Âu, tây Âu, không có thế lực phản động, xã hội đã đạt đến trình độ văn minh, người dân có tính tự giác cao thì vẫn đề một hay nhiều đảng lãnh đạo không quá quan trọng. Một cũng được, nhiều cũng được vì họ đã phát triển tốt đẹp rồi. Nếu có bất ổn chính trị thì cũng dễ dàng và nhanh chóng được giải quyết.
         Ở các nước đang phát triển, cần có một chính quyền mạnh thì nhiều đảng sẽ là một con đường chết vì sẽ dẫn đến cạnh tranh, tranh giành giữa các đảng phái, còn sức lực đâu mà lo phát triển kinh tế. Thực tế như các nước châu Phi, trung Mỹ, nam Mỹ, nội chiến liên miên, chưa biết bao giờ mới ổn định chính trị mà làm kinh tế. Đặc biệt như Trung Quốc, đất nước luôn tiềm ẩn nguy cơ ly khai từ các nước vốn trước đây bị xâm lược, sáp nhập vào mà thành thì một đảng là lựa chọn duy nhất.
         Nước ta hiện nay, xã hội thuộc diện đang phát triển, trong nước còn nhiều người dân thiếu tự giác, bên ngoài các thế lực thù địch nhòm ngó. Dù một đảng hay nhiều đảng đều phải lãnh đạo đất nước có chính quyền mạnh mẽ, giữ vững trật tự an toàn xã hội, sẵn sàng lãnh đạo đất nước chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng duy nhất đang lãnh đạo đất nước ta hiện nay đã và đang làm rất tốt vai trò đó.



         Lựa chọn Đảng Cộng sản là đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã được đưa vào hiến pháp, nghĩa là đã được toàn dân nhất trí đồng ý, là ý nguyện của tất cả mọi người dân Việt Nam. Thế mà các thế lực hiện nay đang đòi đa nguyên đa đảng chẳng qua là để xỏa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản để mưu cầu lợi ích chính trị cá nhân mà thôi chứ đâu có vì đất nước, dân tộc.

CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

Không chỉ trước đây, ngày nay, hay sau này, mà có lẽ là mọi lúc mọi nơi, nước Mỹ luôn khó nhọc đem quân tấn công hoặc gián tiếp can dự vào nội bộ các nước khác. Có người luận giải rằng đó là vì nước Mỹ muốn tiêu diệt các chế độ lạc hậu, khai phá văn minh, dân chủ cho họ, có thật thế chăng?
         Tại Việt Nam, ngay sau khi quân Pháp bại trận, quân Mỹ đã nhanh chóng triển khai tại miền nam Việt Nam nhằm chặn đứng phòng trào xã hội chủ nghĩa đang lan rộng từ Liên Xô, Trung Quốc, sang đến Việt Nam,  phong trào mà Mỹ cho là một "bóng ma" đi ngược lại lợi ích của chủ nghĩa tư bản. Vậy Mỹ vào Việt Nam đâu phải để khai phá văn minh mà chính là để chống lại một phong trào đi ngược với nước Mỹ mà thôi.
         Gần đây là Libi, Iraq tất nhiên chính phủ của tổng thống Gadafi hay Saddam đã mục ruỗng, nhân dân đói khổ nhưng nước Mỹ tốn người tốn của gây chiến ở Libi, Iraq đâu phải vì nhân dân sở tại mà thực chất là vì dầu. Chính phủ Gadafi thân Nga ít đem lại lợi ích kinh tế từ dầu mỏ cho Mỹ nên từ lâu âm mưu lật đổ chế độ này để dựng nên chính phủ thân Mỹ, tạo nhiều ưu đãi đặc biệt cho các công ty Mỹ. Tổng thống Saddam cũng vậy nên cùng chịu chung kết quả. Kịch bản dường như đang diễn ra cho ông Bashar al-Assad tổng thống Siry nhưng nước Nga đã lớn mạnh trở lại, làm cho ý đồ của Mỹ tại đây đang bị chặn đứng.

         Vậy nước Mỹ tiến đánh các nước khác vì kinh tế? Đúng, nhưng chỉ đúng một phần thôi. Đúng là vì chính phủ Mỹ, dù đảng Dân chủ hay Cộng hòa nắm quyền thì cũng vẫn là các nhà tư bản, lợi ích kinh tế của nước Mỹ luôn được đặt lên trên hết. Còn phần chưa đúng ở đâu? Hãy tìm đến nước Nga. Liên xô trước đây là nước xã hội chủ nghĩa, nước Mỹ thù địch với Liên xô thì dễ hiểu rồi. Tuy nhiên từ sau khi phe xã hội chủ nghĩa tan ra, nước Nga đã không còn là nước xã hội chủ nghĩa, có gì mâu thuẫn với Mỹ, vậy mà nước Mỹ vẫn thù địch, tìm mọi cách cấm vận, không muốn cho nước Nga phát triển. Nước Nga đâu có làm tổn hại gì về kinh tế cho nước Mỹ, ngược lại quan hệ tốt với Nga đem lại nhiều lợi ích cho Mỹ chứ. Vì sao? Điều này chỉ lý giải được là vì nước Mỹ luôn muốn mình là nước lớn nhất thế giới, cả thế giới phải phụ thuộc vào Mỹ, nước Mỹ muốn trở thành một nước đế quốc! Chủ nghĩa đế quốc luôn hiện hình rất rõ ngay trên nước Mỹ.


Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

VẤN ĐỀ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM - SỰ THẬT KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC

Những năm vừa qua, chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” luôn được các thế lực thù địch và một số kẻ cơ hội chính trị, phần tử bất mãn, thoái hóa biến chất triệt để lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Họ cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam kìm hãm tự do, dân chủ, vi phạm nhân quyền, chia rẽ dân tộc”.
Vậy đâu là sự thật?
Trước hết, cần thấy rằng, quan điểm dân chủ, nhân quyền của phương Tây áp đặt ở Việt Nam là không phù hợp. Bởi họ mặc nhiên coi những giá trị “dân chủ”, “nhân quyền” ở đâu đó là giá trị chung của toàn nhân loại! Hễ ở đâu, có ai đó làm điều gì trái ý họ là họ lập tức lên giọng phán xét “chà đạp dân chủ, vi phạm nhân quyền”. Họ làm ngơ hoặc vờ như không biết rằng làm sao có thể tách nhân quyền ra khỏi các điều kiện lịch sử, địa lý, văn hóa, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Thứ hai, dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước. Chúng ta đã và đang từng bước hoàn thiện nền dân chủ, bảo đảm tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân. Chúng ta xác lập cơ chế đúng đắn: Đảng Lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Mọi hoạt động của nhà nước đều nhằm mục đích cao nhất là vì quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân. Dân chủ ở nước ta được thể hiện, tăng cường và có cơ chế bảo đảm thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp 2013 có hẳn một chương về nhân quyền với những điều luật cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn đời sống chính trị - xã hội Việt Nam. Trên thực tế, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đang hiển hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành tựu to lớn của hơn 30 năm đổi mới đất nước đã chứng minh điều đó.
Thứ ba, trong lĩnh vực tôn giáo, công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này thể hiện rất rõ trong hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và trong cuộc sống hàng ngày. Với việc Đại Hội đồng Liên hợp quốc Khóa 68 bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, trong đó Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất (184/192 phiếu) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là minh chứng sống động và thuyết phục về sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với các thành tựu dân chủ, nhân quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xúi giục, kích động và lôi kéo người dân làm trái pháp luật. Nhiều năm nay, trong các báo cáo về nhân quyền, tôn giáo trên thế giới, một số giới ở phương Tây thường thiếu thiện chí khi nói về Việt Nam.

Thứ tư, trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã xây dựng một nền văn hóa lấy tinh thần độc lập, tự do làm nền tảng. Mặc dù đã có nghiều tiến bộ nhưng Việt Nam chưa coi mình đã đạt thành tích tốt về nhân quyền. Chúng ta đang làm những gì có thể để 54 dân tộc anh em được hưởng những  giá trị vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn. Đó là sự thật mà các thế lực thù địch không thể phủ nhận.

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một thực tế khách quan không thể phủ nhận

Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XII) của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: tiếp tục kiên định, kiên trì định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường là một nội dung lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Sau khi Văn kiện được công bố, một số người có quan điểm đối lập với Đảng lại cho rằng, việc thừa nhận và cho phép phát triển kinh tế tư nhân và coi nó là một động lực quan trọng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một sai lầm, những người cơ hội đã rùm beng lên rằng, Đảng đã đi chệch hướng XHCN. Những nhận định sai lầm như vậy được không ít người tung hô, ủng hộ, tán dương, viết nhiều bài tung lên các trang mạng xã hội nhằm “đánh bùn sang ao”, “đánh tráo khái niệm”... 
Cần nhận thức rõ rằng, khái niệm định hướng XHCN đã được Đảng ta cân nhắc kỹ lưỡng và lần đầu tiên công bố tại Đại hội VII của Đảng (năm 1991). Từ đó, khái niệm này đã được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội;... Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta đã đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” và chỉ rõ: trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế thị trường Việt Nam không phải nền kinh tế thị trường tự do, đồng thời chưa phải là nền kinh tế thị trường XHCN, mà nó chỉ là nền kinh tế thị trưng mang tính định hướng XHCN. Mục tiêu của phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; là giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất và không ngừng phát triển sản xuất, làm ra của cải ngày càng dồi dào đề cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nhờ đó mà chúng ta xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích người dân vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng. Mục tiêu này thể hiện phát triển kinh tế vì con người, chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận hay phục vụ lợi ích của các nhà tư sản như trong chủ nghĩa tư bản. Do đó, việc một số người cố tình phủ nhận mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta là hướng đến phủ nhận chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng, là lái nền kinh tế nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đó là điều không thể chấp nhận, vì nó trái với mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Đảng đã xác định.

Nhờ việc xác định đường lối, quan điểm đúng đắn, nên hơn 30 năm qua, nền kinh tế của đất nước ta luôn phát triển, đời sồng nhân dân không ngừng được nâng lên... đó là một minh chứng cho sự nắm bắt và vận dụng sáng tạo quy luật vận động của kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Những thủ đoạn bôi nhọ quan hệ ngoại giao Việt Nam và Đức.

Từ sự kiện Trịnh Xuân Thanh đầu thú sau thời gian lẩn trốn tại Đức ngày 31/7/2017 thế lực chống đối Đảng và Nhà nước và nhân dân tăng cường xuyên tạc về sự kiện này, tác động làm căng thẳng quan hệ hai nước. Tuy nhiên, nhìn lại ta thấy những thủ đoạn đó sớm bị phơi bày, qua đó thể hiện rõ bản chất xấu xa, hẹp hòi dân tộc của thế lực này.
            Ngày 31/7, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã "ra đầu thú" tại Cơ quan An ninh điều tra sau chuỗi ngày lẩn trốn trong nước và nước ngoài. Sau đó, chính Trịnh Xuân Thanh đã xuất hiện trên truyền hình cũng như công bố đơn đầu thú của mình để xóa tan những xuyên tạc, vu khống về việc cơ quan an ninh bắt cóc Thanh tại lãnh thổ Đức. Thông tin xuyên tạc Trịnh Xuân Thanh “bị bắt cóc” được khai thác tối đa để dắt mũi dư luận cũng như để công kích lãnh đạo của đất nước. Tuy nhiên, do Thanh lên truyền hình nói về việc đầu thú để hưởng khoan hồng khiến chúng chưng hửng, bẽ bàng. Dẫu vậy, chúng không dừng lại, chúng tiếp tục tung tin, bịa đặt về việc rạn nứt quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Cụ thể, tờ báo điện tử của cộng đồng người Việt tại Đức (thoibao.de) với Tổng Biên tập Lê Trung Khoa đã tung tin không kiểm chứng về việc đại sứ quán Đức ngừng cấp thị thực cho Đức từ chối cấp Visa cho đoàn công tác nhà nước, tạm ngừng cấp Visa cho du học sinh Việt Nam, khiến dư luận xôn xao.
Tuy nhiên, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã có thông tin chính thức bác bỏ thông tin sai đang lan truyền trên mạng xã hội Việt Nam về việc Đức ngừng cấp thị thực cho các đoàn và sinh viên Việt Nam. Đại sứ quán Đức khẳng định việc cấp thị thực tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Đức tại Việt Nam không bị ảnh hưởng gì.


Hình  1: Trang web đại sứ quán Đức phản bác thông tin bịa đặt

Ngoài việc xuyên tạc trên, tờ báo này cũng liên tục xuyên tạc về thông tin chuyến đi của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Đức để đưa những nhận định vô căn cứ, phiến diện về những kết quả tốt đẹp sau cuộc gặp của nhà lãnh đạo hai nước.  Kết quả tốt đẹp đó được tái khẳng định bên lề hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Đại sứ CHLB Đức Christian Berger, và chính Đại sứ Đức đã khẳng định, chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước. Cũng trong hội nghị này, bà Lucia Bergfeld Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Đức diện kiến Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và tiếp tục khẳng định hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực tài chính và kỹ thuật; đồng thời bà cũng gửi lời mời lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tới dự buổi lễ tại Đại sứ quán nhân kỷ niệm Ngày Tái thiết nước Đức sắp tới.

Hình  2: Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và  Đại sứ CHLB Đức Christian Berger
            Mạng xã hội ngày nay mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, tạo ra thế giới phẳng cho nhân loại một phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, đây cũng là một công cụ đắc lực cho những thế lực âm mưu chính trị, kinh tế xấu xa lợi dụng để bôi nhọ, xuyên tạc thông tin cộng đồng. Những kẻ cơ hội chống phá Đảng và Nhà nước, nhân dân ngông cuồng bất chấp đạo lý tung tin, phát tán thông tin xuyên tạc, phiến diện… nhằm bôi nhọ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo, cá nhân tác động không tốt đến đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội của đất nước; gây nguy cơ mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, mỗi chúng ta cần cảnh giác, giữ vững lập trường và chính kiến gạt bỏ những thông tin xấu độc, xuyên tạc, vô bổ của chúng, đồng thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn những luồng thông tin độc hại lan truyền trong cộng đồng. Đảm bảo một xã hội thông tin trong sạch, lành mạnh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc bền vững.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Những kẻ rắp tâm hại Đảng, hại Dân

Niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam được xây đắp, thử thách thông qua thực tiễn cách mạng.
Thời gian gần đây, lợi dụng việc một vài cá nhân tự nguyện viết đơn xin ra khỏi Đảng, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp “đục nước béo cò”, thông qua một số trang điện tử và mạng xã hội để xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với những giọng điệu hết sức hằn học theo kiểu “bới lông tìm vết”, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị ra sức cổ xúy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng của một vài cá nhân là “hết sức đúng đắn”, “là sự tỉnh táo”, “là những người có danh dự”…
Trước hết cần nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về việc một số cá nhân xin ra khỏi Đảng thời gian qua và âm mưu lợi dụng xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Nhiều “con ông cháu cha” đang làm xấu hình ảnh ông, cha mình.

Thời gian qua, không ít người thuộc diện “con ông cháu cha” đã làm những việc có thể coi là thiếu chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội
Có thể nói, câu chuyện “con cha cháu ông” hay “bổ nhiệm người nhà” luôn là đề tài mang tính thời sự nóng hổi được dư luận quan tâm.
Nhiều “con ông cháu cha” đã làm xấu hình ảnh ông, cha mình

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Hai lần Bác Hồ từ chối nhận Huân chương

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước. Người chẳng có gì cho riêng mình. Từ lúc sinh thời đến khi về cõi vĩnh hằng, Người “chỉ biết quên mình cho hết thảy”, nhưng trên ngực không một tấm Huân chương. Điều đó ai cũng biết, song không phải ai cũng biết rằng, Người đã từng hai lần từ chối nhận Huân chương. Mỗi lần từ chối nhận Huân chương, Người đều có những lí do riêng của mình, nhưng lí do chung nhất Người từ chối nhận Huân chương vì cho rằng, mình chưa làm trọn nhiệm vụ với nước, với dân.

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Ngày Nam Bộ Kháng chiến

Chỉ 3 tuần lễ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. 6.000 quân Pháp dựa vào hơn 1 vạn quân Anh đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.

Vì sao gọi Người là Bác Hồ?

Có một tình cờ thú vị là người đầu tiên viết tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh in thành sách là Jean Lacouture. Ông được người Pháp đánh giá là một trong những nhà văn chuyên viết tiểu sử nổi tiếng nhất nước Pháp đương đại… Lý do là ở trong nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không đồng thuận cho viết tiểu sử mình. Nhà báo Phan Quang, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhớ về Jean Lacouture như sau:

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Chiêu bài kích động người dân vi phạm pháp luật và “đổi màu”

Kêu gọi, kích động người dân đẩy mạnh trào lưu “tự xử”, làm thay cơ quan công quyền khi bức xúc trước những hành vi vi phạm pháp luật; xui dại và tung hô giới trẻ lên mạng xã hội chửi bới chính quyền, chế độ để thể hiện mình mà “không bị đi tù đâu, vì đi tù không dễ”; triệt để lợi dụng những người dân bức xúc, khiếu kiện lấn sâu thêm vào việc chống phá chính quyền, chế độ để "đổi màu" thái độ chính trị của họ… Thời gian qua đã có rất nhiều chiêu bài hiểm độc của các thế lực thù địch thông qua việc kích động người dân vi phạm pháp luật…

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Nhận diện 8 nguy cơ, thách thức an ninh mạng

Trung tướng Hoàng Phước Thuận – cục trưởng Cục An ninh mạng – phát biểu tại hội thảo – Ảnh: ĐỨC HIẾU
“Thời gian qua, tình hình an ninh mạng nước ta ngày càng diễn biến phức tạp, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác bảo vệ an ninh hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia"