Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Giá trị đich thực của dân chủ

         Dân chủ một giá trị rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại, trong bất cứ thể chế chính trị nào, bất cứ quốc gia, dân tộc nào, trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào. 

      Thời gian qua xuất hiện ngày càng nhiều các bài viết liên quan đến vấn đề dân chủ ở Việt Nam  hiện nay từ các góc độ khác nhau. Nhiều bài viết đã trắng trợn xuyên tạc, bịa đặt về tình hình dân chủ ở Việt Nam. Dưới các mác "các nhà hoạt động dân chủ", họ đã viện dẫn ra  những ví dụ về hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức ở chỗ này, chỗ kia trong thực tiễn đời sống. Từ đó học cho rằng, nền dân chủ mà chúng ta đang xây dựng và hướng tới là giả hiệu, hình thức

    Ai ai cũng biết rằng, giá trị đích thực của dân chủ là thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Vì vậy, thước đo dân chủ ở Việt Nam  phải là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; phải là sự tăng trưởng của kinh tế, phải là đảm bảo nhu cầu vận chất, tinh thần cho mọi người dân nagỳ càng tốt hơn; quan hệ với thế giới ngày càng gắn bó, hợp tác, chia sẻ, cùng có lợi vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dan chủ và tiến bộ xã hội. 

MLN

       


Kiên quyết xử lý nghiêm những đảng viên vi phạm

        Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, cùng với việc không ngừng phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp vào đội ngũ những người ưu tú nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng kiên quyết đưa ra khỏi đội ngũ của mình những đảng viên thoái hóa, biến chất, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
       Tuy thời gian đã lùi xa nhưng vụ án Trần Dụ Châu được mang ra xét xử ngay trong lúc tình thế cách mạng đang ở giai đoạn cam go nhất chắc nhiều người vẫn nhớ; hoặc thế hệ đảng viên sau này ít nhiều cũng đã được đọc, được nghe. Dẫu có rất nhiều đắn đo, suy nghĩ xung quanh việc đưa ra công khai xét xử Trần Dụ Châu, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên quyết chỉ đạo, thực hiện. Kết quả, việc xử lý kiên quyết ấy không những có tác dụng răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên mà còn tăng cường, củng cố, phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến hành kháng chiến, kiến quốc thắng lợi. Bài xã luận đăng trên Báo Cứu quốc ngày 27-9-1950 khẳng định: “Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn. Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ.
Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ”.
        Bài xã luận khẳng định: “Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân! Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng. Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”.
       Từ bài học lịch sử trên, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, công tác xây dựng Đảng đã đạt được những kết quả bước đầu khá toàn diện và rất đáng ghi nhận. Hàng chục nghìn đảng viên vi phạm kỷ luật đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng xem xét, xử lý đúng Điều lệ Đảng, tạo được sự đồng thuận rất lớn trong dư luận xã hội. Với tinh thần kiên quyết, triệt để, trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật gần 1.400 tổ chức Đảng và hơn 56.500 đảng viên. Cùng với đó, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 17.325 đảng viên. Đây là một con số khá lớn. Số đảng viên bị xử lý kỷ luật này có cả diện Ban Bí thư quyết định, có cả diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định, có cả Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy quyết định. Gần đây, những vụ việc, vấn đề liên quan đến phẩm chất, tư cách đảng viên đều được Trung ương chỉ đạo giải quyết quyết liệt, kịp thời, như trường hợp của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng; Trịnh Xuân Thanh; vụ việc ở Hải Dương, Thanh Hóa... Đặc biệt, tuần cuối tháng 3-2017, Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương đã tiến hành họp xem xét và bỏ phiếu đề nghị kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Võ Kim Cự, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh do có những sai phạm liên quan đến sự cố môi trường ở 4 tỉnh miền Trung thời gian qua. Những con số, vụ việc nêu trên cho thấy: Nhận định của Đảng về “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái” là hoàn toàn có cơ sở; đồng thời thể hiện quyết tâm “loại bỏ” những người không đủ tư cách, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật ra khỏi đội ngũ, dù người đó đảm nhiệm cương vị gì, đã nghỉ chế độ hay đương chức.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) thông qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình, các cấp ủy, tổ chức Đảng cũng đã kịp thời cảnh tỉnh, cảnh báo, ngăn chặn những trường hợp cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dẫn đến vi phạm kỷ luật. Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) không những góp phần quan trọng làm trong sạch đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, mà còn giữ được cán bộ, tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả đó còn thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng trong cuộc chiến đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền nảy sinh trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền ở các cấp. Trên cơ sở kinh nghiệm và kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng Đảng, tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” (Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII). Nhận thức đúng vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng; đồng thời nắm chắc các nội dung cốt lõi của nghị quyết là cơ sở đặc biệt quan trọng tạo ra bước đột phá trong nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, đạo đức, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trên từng cương vị công tác. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), từng cấp ủy, tổ chức Đảng cần đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Theo đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc rằng: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng xét cho cùng là để kịp thời nhắc nhở, ngăn chặn, phòng ngừa những cán bộ, đảng viên vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thiếu gương mẫu trong cuộc sống; đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên cố tình vi phạm, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đến sự phát triển của đất nước. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng phải góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong mỗi cán bộ, đảng viên; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

      Từ thực tiễn và quan điểm chỉ đạo nêu trên, căn cứ vào tình hình thực tế ở từng địa phương, đơn vị, mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng phải làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Theo đó, cùng với việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục; một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng là cần kiên quyết đưa ra khỏi đội ngũ của Đảng những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. Lịch sử 87 năm qua đã để lại cho Đảng những bài học, kinh nghiệm quý báu, nhất là sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), đủ để từng cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) bảo đảm thực chất, hiệu quả.
      Sẽ là rất khó nếu phải đưa ra xem xét, kỷ luật một cán bộ, đảng viên mà hằng ngày, hằng giờ cùng công tác, cùng sinh hoạt. Lại cũng vô cùng khó khăn khi phải xem xét, kỷ luật một cán bộ, đảng viên mà trước đó cũng là đồng chí, đồng đội của mình. Khó, nhưng không thể không làm, bởi trên hết đó chính là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, giữ vững uy tín của Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Đảng càng mạnh nếu kỷ luật của Đảng càng được giữ vững và xử lý nghiêm minh những trường hợp đảng viên vi phạm. Uy tín và niềm tin của Đảng càng được củng cố, nếu đội ngũ trong sạch, tất cả suy nghĩ và hành động đều vì quyền lợi của nhân dân, của dân tộc. Sức mạnh của Đảng, uy tín của Đảng được biểu hiện thông qua lời nói và hành động của từng cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ rõ 27 biểu hiện của sự suy thoái để mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên tự giác soi chiếu, để tự giác khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự giác và nghiêm minh. Tuy nhiên, đối với những người cố tình vi phạm thì cấp ủy, tổ chức Đảng phải kiên quyết xử lý và xử lý kịp thời. Kết quả, kinh nghiệm từ thực tiễn công tác xây dựng Đảng thời gian qua là cơ sở để mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), nhất là nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.

Người đứng đầu và ngọn cờ tiên phong, gương mẫu

                Khi người đứng đầu không vững vàng, liêm chính
       Đánh giá tình hình, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) nêu thực trạng trong công tác xây dựng Đảng: “Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở”.
       Nhận định trên đây là hoàn toàn có cơ sở. Một thực trạng đã tồn tại từ nhiều năm qua là có những người đứng đầu không phát huy trách nhiệm cá nhân trước tập thể, chưa thực sự là đầu tàu gương mẫu về phẩm chất, lối sống, tác phong công tác và tác phong sinh hoạt, không thể hiện rõ về năng lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Có những người đứng đầu buông lỏng vai trò, không làm tròn chức trách, công việc “khoán trắng” cho cấp phó hoặc cấp dưới thuộc quyền, “khoán trắng” cho bộ máy chuyên môn, cán bộ chuyên trách, từ đó sinh ra quan liêu, xa rời thực tế. Nhiều trường hợp, người đứng đầu xem nhẹ việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, duy trì không nghiêm việc thực hiện Điều lệ Đảng, chế độ sinh hoạt Đảng, xem nhẹ đấu tranh phê bình và tự phê bình, thậm chí độc đoán, chuyên quyền, lạm dụng quyền lực để vụ lợi, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật.
       Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, cũng cho rằng: Những vụ việc mà dư luận bức xúc ở một số bộ ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương thời gian gần đây là do người đứng đầu thiếu gương mẫu. “Ở đâu cũng vậy, nếu người đứng đầu mà không vững vàng, liêm chính thì ở đó sẽ có những nhũng nhiễu, tiêu cực, mất đoàn kết. Có thể thấy rõ ràng, hàng loạt các sai phạm của Bộ Công Thương nhiệm kỳ trước đều gắn với trách nhiệm của ông Vũ Huy Hoàng khi đó là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng. Người đứng đầu mà thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi, lại buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo như thế thì nội bộ chắc chắn sẽ phát sinh tiêu cực, làm hư hỏng cán bộ mà đối tượng Trịnh Xuân Thanh là điển hình”-Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nêu ví dụ.
Gần đây nổi cộm việc bổ nhiệm “cả nhà làm quan” ở nhiều địa phương, vụ bổ nhiệm “siêu tốc” nữ công chức ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa… cho thấy tình trạng thao túng, lộng hành trong công tác cán bộ của một số cá nhân có chức, có quyền. Ngày 14-4 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận về vi phạm của nhiều tập thể, cá nhân, có những người đứng đầu liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh. Theo thẩm quyền, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật, đồng thời đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cá nhân, trong đó có ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Võ Kim Cự, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh...
       Qua những sự việc nêu trên cho thấy, Đảng ta đã và đang quyết tâm cao trong xử lý các vi phạm gắn với trách nhiệm của người đứng đầu. Tuy nhiên, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu vẫn rất nghiêm trọng và ngày càng tinh vi, phức tạp. Sự suy thoái ấy nếu không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý sẽ nhanh chóng dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
       Nguyên nhân dẫn đến thực trạng một bộ phận người đứng đầu chưa phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu, dẫn tới suy thoái, như Nghị quyết Trung ương 4 khẳng định là do “bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân”. Bên cạnh đó, “cơ chế kiểm soát quyền lực chậm được hoàn thiện, còn nhiều sơ hở. Thiếu cơ chế để xử lý, thay thế kịp thời những cán bộ lãnh đạo, quản lý yếu về năng lực, giảm sút uy tín, trì trệ trong công tác, kém hiệu quả trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Chậm ban hành quy định xử lý tổ chức, cá nhân có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".  Và, “việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, còn có biểu hiện "nhẹ trên, nặng dưới"...
                      Xứng đáng là ngọn cờ tiên phong, gương mẫu
         Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bác chỉ rõ: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ chúng ta”. Để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, Bác yêu cầu phải nêu gương, trước hết về đạo đức cho tất cả cán bộ, đảng viên. Bởi, “một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Người xác định, nội dung nêu gương của cán bộ, đảng viên phải được thể hiện trên cả ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người và đối với việc…
          Trong tình hình hiện nay, việc nêu gương của người đứng đầu đòi hỏi phải thể hiện toàn diện trên các mặt về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong; tự phê bình và phê bình; quan hệ với nhân dân; trách nhiệm trong công tác; ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ... Đặc biệt, đề cao năng lực tham gia, quyết định và tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm lãnh đạo của mình; có bản lĩnh và năng lực điều hành, tập hợp quần chúng, biết sử dụng nhân tài, phối hợp công tác; có khả năng đúc rút kinh nghiệm và tổng kết thực tiễn; có tác phong dân chủ, phong cách làm việc khoa học, nói đi đôi với làm, sâu sát thực tế... Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, người đứng đầu phải như ngọn cờ để tập hợp, lôi cuốn tập thể, quần chúng. Ngọn cờ ấy phải tiêu biểu về phẩm chất, trí tuệ, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, thậm chí một mất một còn, để bảo vệ Đảng và đưa phong trào cách mạng đi lên.
          Trong cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, người đứng đầu phải xác định rõ trách nhiệm và quyết tâm chính trị trên cương vị được giao. Người đứng đầu phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt và quyết tâm cao độ khi tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng lần này. Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho rằng: Để Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đi vào cuộc sống thì phải biến quyết tâm của nghị quyết thành quyết tâm của cả hệ thống chính trị, mà trước hết cần sự quyết tâm của người đứng đầu. “Thời gian vừa qua cho chúng ta thấy hiệu quả thực hiện nghị quyết không cao, do người đứng đầu nắm nhiều quyền lực nhưng thiếu trách nhiệm, thiếu sự quản lý, giám sát. Và phải quy định rõ là nếu để xảy ra bất cứ việc gì thuộc bất cứ lĩnh vực nào thì khuyết điểm trước hết là ở người đứng đầu và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”-ông Nguyễn Túc nhấn mạnh.
           Nhiều vụ việc tiêu cực, những sai phạm nghiêm trọng diễn ra thời gian qua có nguyên nhân quan trọng từ việc lạm dụng quyền lực của người đứng đầu. Việc cấp bách để ngăn chặn tình trạng đó là phải tiếp tục hoàn thiện các quy định, chế tài để giám sát thực hiện quyền lực và xác định rõ thẩm quyền, mối quan hệ của người đứng đầu và tập thể. Đồng thời, trong tổ chức sinh hoạt, hoạt động cần duy trì nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình, thực hiện thực chất việc kê khai tài sản đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy định, chế tài cần quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản hiện hành liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu. Cụ thể như: Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27-10-2007 của Chính phủ về Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; Điều 10, Luật Cán bộ công chức quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước và mới đây là Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị "Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên"...
            Để người đứng đầu hoàn thành trách nhiệm chính trị và xứng đáng là ngọn cờ tiên phong, gương mẫu trong cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến", "tự chuyển hóa”, phải thường xuyên quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện và quản lý toàn diện đội ngũ những người đứng đầu. Phẩm chất và năng lực, sự mẫu mực, nêu gương cũng như thái độ kiên quyết đấu tranh của những người đứng đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đồng thời phải xử lý mạnh mẽ, kịp thời, liên quan đến trách nhiệm và các vi phạm của người đứng đầu, bất kỳ người đó là ai, giữ cương vị nào; khắc phục tình trạng xử lý “nhẹ trên, nặng dưới”... Trong cuộc đấu tranh này, phải kết hợp cả nhiệm vụ “xây” và “chống”, như quan điểm nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII): “Xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách”.

Nhận thức đúng về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay

       Nguồn gốc, nguyên nhân của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, có âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Song, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay không phải là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh địch-ta một mất, một còn như một số người đang rêu rao, mà là cuộc đấu tranh trong nội bộ tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội (CT-XH), trong các tầng lớp nhân dân và diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội để chống lại cái ác, cái xấu, cản trở công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, các tổ chức CT-XH, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân ta vừa là chủ thể đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đồng thời cũng là đối tượng của phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

         Nội dung phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ bao gồm toàn bộ các nội dung công tác “phòng” và nội dung đấu tranh “chống” trong mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, ngăn ngừa, triệt tiêu nguồn gốc, nguyên nhân làm nảy sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong đó, phải hết sức chú ý đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
       Thứ hai, khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Thực hiện nội dung này, cần tiến hành đấu tranh chống những tư tưởng, biểu hiện: Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai... thực chất là đấu tranh khắc phục 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng.
       Thứ ba, ngăn ngừa, khắc phục tác hại “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội. Đó là việc thực hiện các nội dung đấu tranh để ngăn ngừa, khắc phục tác hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong mỗi con người và tổ chức; làm cho những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mất khả năng gây tác hại, không còn lây lan trong đời sống xã hội, dần dần bị triệt tiêu, loại bỏ trong mỗi con người và tổ chức.
       Thứ tư, xây dựng con người, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức theo chuẩn mực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, phong cách sống, làm việc khoa học. Trong nội dung này, đặc biệt cần thực hiện tốt nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức; nhất là xây dựng về phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, phong cách sống, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa, chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên.
       Thứ năm, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Điều đó không những tạo nên khả năng đề kháng, miễn dịch, bảo đảm cho mỗi cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng và toàn Đảng không bị mắc vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mà còn tạo nên động lực to lớn, sức mạnh nội sinh để giành thắng lợi trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
       Thứ sáu, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm phát huy sức mạnh nội sinh của cả dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng những yếu kém, bất cập, bất đồng, bất hòa, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, các giai cấp, các tầng lớp xã hội, giữa Đảng, Nhà nước, đoàn thể CT-XH với nhân dân; giữa đồng bào ở trong nước với đồng bào định cư ở nước ngoài để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội ta.
       Để cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay được đúng hướng và có hiệu quả, cần nhận thức đúng đắn và quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách”. Cụ thể bao gồm:
      Một là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở Việt Nam hiện nay, thực chất là cuộc đấu tranh trong nội bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
      Hai là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
     Ba là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ phải tiến hành đồng bộ trên tất cả lĩnh vực với những nội dung, hình thức, biện pháp đa dạng, linh hoạt, hiệu quả.
    Bốn là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ phải tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức và lực lượng.
    Năm là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “phòng” và “chống”, giữa “xây” và “chống”, trong đó lấy “phòng”, “xây” là chính.
    Việc xác định đúng đắn các hình thức, biện pháp đấu tranh là vấn đề đặc biệt quan trọng trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Hình thức, biện pháp phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” rất đa dạng, phong phú, bao gồm các hình thức của công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách; các hình thức, biện pháp về hành chính, kinh tế, pháp luật... trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời thường xuyên được đổi mới phù hợp với sự phát triển của tình hình.

ĐẠI TÁ TRẦN DỤ CHÂU VÀ BẢN ÁN TỬ HÌNH ĐẦU TIÊN VỀ TỘI THAM NHŨNG



Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nhân dân được hưởng nền độc lập chưa bao lâu thì thực dân Pháp quay trở lại lăm le cướp nước ta một lần nữa. Chính quyền cách mạng non trẻ cùng quân đội và nhân dân tạm rời Thủ đô Hà Nội lên Chiến khu Việt Bắc. Biết bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn đến với chính quyền và quân đội trong khoảng thời gian này, trong khi Pháp tăng cường lực lượng.
Từ năm 1946 đến đầu năm 1950, thế và lực của ta là cầm cự và phòng ngự. Đây là giai đoạn quân đội thiếu lương thực, thuốc men, đạn dược... Chính trong giai đoạn nóng bỏng này, trong quân đội lại xuất hiện những sĩ quan biến chất, tham nhũng, sống phè phỡn, xa hoa trong khi những người lính ngoài mặt trận phải ăn đói, mặc rách; những chiến sĩ bị thương thiếu cả thuốc men chữa trị. Một số sĩ quan có chức có quyền ấy đã bị đưa ra trước vành móng ngựa…
Trần Dụ Châu sinh năm 1906 tại Nghệ An. Năm 1930 làm thư ký cho Tòa sứ Pháp, viết bài cho Báo Thanh Nghệ Tĩnh. Năm 1932, Châu làm nhân viên hỏa xa. Đến năm 1945 làm kế toán Quận Hỏa xa Bắc kỳ. Nhờ quan hệ và khôn khéo trong công việc, Châu trở nên giàu có và cũng đã hiến phần lớn tài sản của mình cho cách mạng.
Năm 1945, Châu được chính quyền cách mạng giao tập hợp cả ngàn tấn gạo, muối từ Hà Đông đưa lên Chiến khu Việt Bắc phục vụ quân đội.
Năm 1946, nhờ quá trình làm tốt việc cung cấp lương thực, quân trang cho bộ đội nên Châu được phong quân hàm Đại tá, giữ chức Giám đốc Nha Quân nhu, có nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất quân trang, được giữ trong tay rất nhiều tiền bạc.
Chính vì có chức, có quyền, có tiền nhưng lại thiếu tự kiềm chế nên Trần Dụ Châu sa vào hưởng lạc, chiếm dụng tiền công bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhận tiền biếu xén, nâng đỡ, bao che cho các thuộc hạ khi có sai phạm.
Điển hình, Châu đã nâng đỡ, dìu dắt Lê Sỹ Cửu (đồng hương miền Trung) vào Nha Quân nhu để Cửu trở thành tay chân đắc lực của Châu. Cửu đã chiếm đoạt hàng chục vạn đồng nhờ nâng khống giá mua vải và bóc tách giá vận chuyển, giá phụ liệu may mặc mà khi các nhà buôn cung cấp họ đã tính giá trọn gói. Cửu còn cấp con dấu giả Nha Quân nhu cho bọn buôn lậu qua mặt cơ quan chức năng. Cửu cũng đã hối lộ cho Châu hàng chục vạn đồng và nhiều tài sản có giá trị trong thời gian dài. Chính vì sự bớt xén cho nên các mặt hàng phục vụ chiến sỹ đều bị “rút ruột” như: Màn không đủ chiều cao như quy định, áo trấn thủ ít bông hơn, chăn đắp bị giảm bông độn thứ khác vào…
Ngoài các khoản nhận hối lộ, biếu tặng, cống nộp… Châu lấy cắp công quỹ 57.959 đồng Việt Nam, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam. Châu còn tuyển người, thải người theo sở thích cá nhân, vung tiền bao gái…
Khi có lời xầm xì về lối sống của Châu thì Châu đã nhờ một nhân viên viết thư gửi Đại tướng Tổng Tư lệnh báo cáo rằng: “Trong Nha Quân nhu có một tổ chức gây chia rẽ và phá hoại quân đội ta”. Rõ ràng, Châu đã dằn mặt người có ý định tố cáo và mượn tay kẻ xấu viết bức thư hoàn toàn không có sự thật để che đậy sự xấu xa và “thanh toán” đồng đội. Đó là tâm địa hiểm độc của Châu.
Có điều, cái xấu không thể che đậy được mãi cho đến khi Châu đứng ra làm chủ hôn cho đám cưới của Lê Sỹ Cửu, một đám cưới sang trọng, mang phong cách quý tộc của châu Âu. Không gian cưới lung linh bởi cả trăm ngọn nến. Cỗ bàn toàn những thứ cao sang từ thực phẩm đến đồ uống, đồ hút đều là những thứ nổi tiếng của cả ta và Tây. Cặp uyên ương trong trang phục sang trọng như giới thượng lưu, có cả ban nhạc sống nổi tiếng về phục vụ… Đám cưới được tổ chức trên vùng đất Việt Bắc, nơi người dân còn quá nghèo và lạc hậu, nơi người lính đang thiếu thốn trăm bề.
Nhà thơ Đoàn Phú Tứ (Đại biểu Quốc hội khóa I, làm việc trong Tòa soạn Tạp chí Văn nghệ) là khách mời của đám cưới, khi ông cùng đoàn nhà văn vừa đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội đánh giặc trở về, tận mắt thấy các chiến sỹ bị thương mà thiếu thuốc men, bông băng và hầu hết họ đều rách rưới “võ vàng đói khát”, “chỉ còn mắt với răng” trong khi mùa Đông năm đó băng giá. Đoàn Phú Tứ được Trần Dụ Châu mời đọc thơ chúc mừng đám cưới. Ông đã đứng lên nói to: “Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ”. Rồi ông đã bỏ đám cưới ra về và sau đó viết một bức thư gửi Hồ Chủ tịch tố cáo vụ việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Ban Thanh tra Chính phủ, Ban Kiểm tra Trung ương, Cục Tổng Thanh tra quân đội thành lập ngay đoàn thanh tra để làm rõ. Đoàn thanh tra do Thiếu tướng Trần Tử Bình, Phó Tổng Thanh tra quân đội làm Trưởng đoàn.
Đoàn đã tiến hành điều tra, xét hỏi, gặp gỡ nhiều nhân chứng, nghiên cứu tài liệu để thu thập chứng cứ. Đối tượng là một cán bộ cao cấp có cương vị và đang giữ trọng trách trong quân đội, lại lắm thủ đoạn, khôn khéo, biết che đậy nên đoàn thanh tra phải làm việc hết sức thận trọng. Sau gần 2 tháng thanh tra, điều tra, đoàn thanh tra đã có những chứng cứ đầy đủ về tội trạng của Trần Dụ Châu, Lê Sỹ Cửu và đồng bọn. Một số tội trạng của Trần Dụ châu, đoàn thanh tra đã kết luận như: Biển thủ 57.950 đồng bác việt Nam và 449 đôla Mỹ, 28 tấm lụa xanh; nhận hối lộ 20 vạn đồng của Lê Sỹ Cửu; bán một số súng lục lấy tiền ăn chơi; giam giữ công nhân quân giới trái phép. Một số tội trạng của Lê Sỹ Cửu gồm: Biển thủ 1.500 tấm vải nội hóa trị giá 700.000 đồng; tham ô 40.000 đồng, lấy 560.000đ tính tăng vào giá vải mua cho bộ đội và 1.155 tấm vải trị giá 660.000 đồng; ăn hối lộ của bọn buôn vải và hối lộ Trần Dụ Châu; giả mạo con dấu của nha quân nhu để cấp giấy tờ cho bọn buôn lậu.
Đoàn thanh tra đã báo cáo lên Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và Bộ Quốc Phòng về tội trạng của Trần Dụ Châu và đồng bọn. Ngày 5/9/1950, tại thị xã Thái Nguyên, Tòa án Binh Tối cao mở phiên tòa đặc biệt xử vụ Trần Dụ Châu. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án, Thiếu tướng Trần Tử Bình đại diện Chính phủ ngồi ghế công cáo viên… Phòng xử án có khẩu hiệu “Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội”, “Trừng trị để giáo huấn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê duyệt bản án
Việc thanh tra làm rõ tội trạng của Trần Dụ Châu và vụ án xét xử y đã gây chấn động trong quân đội và nhân dân, đã củng cố niềm tin vào Đảng và Bác Hồ. Nhờ vậy, thế của quân đội ta từ cầm cự, phòng ngự đã chuyển sang tổng phản công đánh thắng địch ở Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 làm bàn đạp cho chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm 1954, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến.
Vụ án Trần Dụ Châu đã lùi vào lịch, nhưng tính thời sự, nghiêm minh pháp luật thì vẫn còn nguyên giá trị.
Theo: Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ.


Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn, phù hợp với quy luật hiện thực khách quan


Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn, phù hợp với quy luật hiện thực khách quan
Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 đã đưa ra 12 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ, giải pháp: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Bởi vì:
Thứ nhất là, theo Mác và Ăngghen, có hai tiền đề - điều kiện cơ bản của sự vận động hiện thực đó là: Tiền đề hiện thực đầu tiên là sự phát triển của nền đại công nghiệp (công nghiệp hóa) với phương thức sản xuất công nghiệp mang tính xã hội hóa cao. Thứ hai, là thể chế phát triển xoá bỏ ách áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ. Hai điều kiện - tiền đề cơ bản này được hình thành - vận động - phát triển, có quan hệ biện chứng với nhau trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh - phát triển của nhân loại cũng như của mỗi dân tộc.
Loài người phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội tất yếu phát triển lên một trình độ cao hơn, văn minh hơn chủ nghĩa tư bản, gọi là chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản); những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội phải là những giá trị tiêu biểu chung của nhân loại (kinh tế thị trường), mà các quốc gia sẽ từng bước đi tới trong sự vận động, phát triển của mình. Do đó, sự phát triển của một quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) không thể đối lập với những giá trị chung, tốt đẹp - tiến bộ của nhân loại.
Lênin cũng cho rằng cần “phải bắc những chiếc cầu nhỏ”, “trung gian”, “quá độ” lên chủ nghĩa xã hội, phải sử dụng cả chủ nghĩa tư bản và các giải pháp tích cực của nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội (KTTT); chủ nghĩa xã hội là sản phẩm của nền đại công nghiệp cơ khí, nếu “không có kỹ thuật tư bản chủ nghĩa quy mô lớn được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại… thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được”.
Vấn đề Thứ hai là, thực tiễn phát triển KTTT đã thành công một số nước XHCN chứng minh tính tất yếu khách quan, cần thiết phát triển KTTT trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; tiêu biểu là mô hình Trung Quốc xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung quốc” - nền kinh tế thị trường mang mầu sắc Trung quốc và “KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Phát triển KTTT của Việt Nam luôn luôn trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển KTTT trên thế giới; KTTT của Việt Nam là một bộ phận của KTTT thế giới. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam “đi vào” sân chơi quốc tế trong rất nhiều lĩnh vực và ở những cấp độ khác nhau. Điều đó có nghĩa là Việt Nam chấp nhận những giá trị chung, những “luật chơi” chung theo nguyên tắc mỗi nước đặt lợi ích quốc gia - dân tộc mình lên trước hết, đồng thời bảo vệ lợi ích phát triển chung và tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước khác, của quốc tế. Thực tiễn phát triển KTTT ở Việt Nam cho thấy, Việt Nam coi hội nhập quốc tế sâu rộng là đòi hỏi khách quan, tạo cơ hội lớn cho sự phát triển đất nước. Do đó, đất nước qua 35 năm đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, minh chứng rất thuyết phục điều đó (dù có không ít thách thức). Điển hình là tốc độ tăng tổng sản phảm trong nước (GDP) đạt khá cao, bình quân 5 năm 2016- 2020 ước đạt 6,8 %, thuộc nhóm các nước phát triển cao nhất khu vực và thế giới; bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 3.000 USD, gấp 1,4 lần so năm 2015; năm 1993 Việt Nam có 53% hộ nghèo đến 2019 chỉ còn 4%. Quá trình phát triển KTTT các thể chế ngày càng được hoàn thiện; hệ thống pháp luật kinh tế khá đầy đủ; vai trò của Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường; bộ máy thực thi pháp luật ngày càng hiệu quả, qua đó thúc đẩy KTTT ở nước ta phát triển. Như vậy, phát triển KTTT trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hộitất yếu khách quan, đúng đắn.
Hiện nay, các thế lực thù địch luôn ra sức tìm mọi cách xuyên tạc, công kích và phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin; họ cho rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu là một tất yếu lịch sử vì nó bắt nguồn từ sự “lạc hậu, lỗi thời của bản thân chủ nghĩa Mác-Lênin,“chủ nghĩa xã hội mà Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ nghĩa xã hội “không tưởng”, không bao giờ thực hiện được, do đó hiện nay Việt Nam đang bế tắc về kinh tế và tinh thần; con đường Việt Nam đang đi là trái với quá trình lịch sử tự nhiên. Những luận điệu đó đã được những người cộng sản chứng minh, làm rõ tính chất phản động của nó bằng cả lý luận và thực tiễn khách quan thông qua những thành tựu phát triển KTTT định hướng XHCN của Việt Nam và “chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung quốc”. Chính những thành tựu đó, đặt ra nhu cầu cấp thiết cho nhiều nhà kinh tế, chính trị, sinh viên trên thế giới đi vào nghiên cứu học thuyết kinh tế của Mác và KTTT ở Việt Nam, Trung Quốc. Trong đại dịch covid 19, các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ đã học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam về phòng chống dịch covid 19 và phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện có dịch; điều đó thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN.
Vấn đề thứ 3, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam còn có những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục, hoàn thiện đó là:
Hiến pháp đã quy định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhưng cũng quy định các thành phần kinh tế là bình đẳng, cùng hợp tác và cùng cạnh tranh nhưng trên thực tế môi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng, thông thoáng, minh bạch. Thể chế KTTT chưa đồng bộ, còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được tháo gỡ (nhất là thị trường quyền sử dụng đất và thị trường khoa học, công nghệ). Luật, cơ chế chính sách còn những quy định không thống nhất (còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu chặt chẽ, không ồn định, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, quy hoạch, đất đai, môi trường, vẫn còn các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, ban hành giấy phép con trái quy định). Xây dựng luật còn hạn chế, có luật ban hành một thời gian chưa thi hành đã phải sửa…
Chưa tạo được đột phá trong phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và cụ thể hóa bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo; khu vực kinh tế tư nhân còn gặp khó khăn khi tiếp cận vốn, đất đai, thông tin, tiếp cận thị trường; doanh nghiệp nhà nước vẫn được “ưu ái” hơn doanh nghiệp tư nhân; trong khi doanh nghiệp nhà nước chiếm nguồn lực lớn nhưng lại sử dụng hiệu quả không cao; nhiều dự án thất thoát, làm ăn thua lỗ, gây tổn hại lớn cho nhà nước và xã hội (Điển hình là 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã để thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng, mất rất nhiều năm không thể giải quyết dứt điểm). Ngoài ra, cơ chế “xin - cho” trong khu vực nhà nước còn tồn tại, chưa được khắc phục dứt điểm; tình trạng tham nhũng còn nhiều; bộ máy còn tình trạng quan liêu, cồng kềnh; chi phí đầu tư công còn cao…
Từ thực tiễn trên, chúng ta thấy rằng: tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là hoàn toàn đúng đắn, khách quan.
Để thực hiện nhiệm vụ giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, những giải pháp pháp quan trọng đó là:
 Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành nghiêm pháp luật bảo đảm tiến độ, chất lượng, đầy đủ, đồng bộ, khả thi, hiện đại, hội nhập, có sức cạnh tranh quốc tế; tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các yếu tố, các loại thị trường.
Đổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước theo hướng chuyển giao những công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xã hội, chuyển đổi cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang phương thức đặt hàng; đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng trong tham gia xây dựng, phản biện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật.
Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số; đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật đối với xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính phủ số.
Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư, ưu tiên thu hút các nguồn lực của xã hội phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng, các đô thị lớn, các ngành mũi nhọn ... Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế; thực hiện chế độ kiểm toán, kế toán, thống kê phù hợp với chuẩn mực quốc tế và nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo, cảnh báo phục vụ quản lý, điều hành.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn, phù hợp với quy luật hiện thực khách quan; để đi vào hiện thực, việc tổ chức thực hiện là vô cùng quan trọng; cần được tổ chức thực hiện chặt chẽ, khoa học, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trên cơ sở nguyên tắc luôn luôn bám sát thực hiện mục tiêu bao trùm là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.




GANH TỊ, SUY BÌ – THÓI QUEN XẤU CỦA NHỮNG NGƯỜI CHƯA ĐỦTƯ CÁCH LÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN


GANH TỊ, SUY BÌ – THÓI QUEN XẤU CỦA NHỮNG NGƯỜI CHƯA ĐỦTƯ CÁCH LÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Ngay từ rất sớm, trong quá trình xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo rõ tác hại của tính gành tị,  suy bì. Nói chuyện với hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An (ngày 14/6/1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đầu óc tư tưởng người đảng viên là đưa hết tinh thần, lực lượng phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Thế nhưng, một nửa phục vụ nhân dân, một nửa lại suy tị, như thế là chưa toàn tâm, toàn lực, là chưa xứng đáng tư cách của người đảng viên”. Như vậy, theo Người, tư cách của người đảng viên không cho phép tồn tại bệnh “ganh tị”, “suy bì”. Không những vậy, Người còn nhận diện rõ những biểu hiện “lâm sàng” của bệnh “ganh tị”, “suy bì” trong từng lĩnh vực, từng đối tượng khác nhau, cụ thể:
Đối với cán bộ, đảng viên nói chung, Người giải thích rằng: “Khuyết điểm thứ hai là suy bì đãi ngộ và địa vị. Suy bì tức là so sánh, mà so sánh có nên không? Nên. Nhưng biết so sánh như thế nào cho tốt, so sánh như thế nào là không tốt. Đảng, Trung ương rất cảm thông với các đồng chí, nhất là các đồng chí ở xã gặp khó khăn nhiều, về sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất. Nói về so sánh thì nên so sánh nhưng chúng ta cần phải so sánh với những đồng chí, những cán bộ có đạo đức cách mạng hơn mình, lập trường tư tưởng vững hơn mình, tác phong dân chủ và tinh thần trách nhiệm hơn mình. So sánh với những đồng chí như thế để mà học, để mà tiến bộ. Thế là nên so sánh. Còn so sánh về vật chất thì ngược lại nên so sánh với những đồng chí cố nông, bần nông, với những đồng bào thiểu số
Đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, Người chỉ rõ: “Có một số cán bộ, chiến sĩ có óc công thần, cho ta đây có thành tích, lâu năm, cho ta là trời, sa xuống cái hố cá nhân chủ nghĩa, suy bì đãi ngộ, quên rằng mọi cán bộ, mọi chiến sĩ quân đội nhân dân phải hết lòng phục vụ, không nên một nửa thì phục vụ, một nửa thì suy bì ghen tị”.
Đối với cán bộ, chiến sĩ công an, Người huấn thị: “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Là mỗi người hãy nghĩ đến lợi ích chung, lợi ích toàn dân trước. Phải chống chủ nghĩa cá nhân. Thế nào là chủ nghĩa cá nhân? Là so bì đãi ngộ: lương thấp, cao, quần áo đẹp, xấu, là uể oải, muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ, an nhàn”.
Đối với cán bộ công đoàn, Người căn dặn: “Phải đặt lợi ích của giai cấp và dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, chống thói kèn cựa, suy bì, ích kỷ. Phải có lề lối làm việc xã hội chủ nghĩa tức là siêng năng, khẩn trương, khiêm tốn, luôn luôn cố gắng tiến bộ làm tròn nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho”.
Đối với cán bộ phụ trách nông nghiệp, Người cho rằng, từ bệnh suy bì khiến cán bộ có biểu hiện “đứng núi này, trông núi nọ”: “Có một số cán bộ chưa thật yên tâm công tác, như vậy không đúng. Làm cán bộ không phải là để thăng quan, phát tài. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Cán bộ làm công tác gì cũng vì dân vì nước. Nếu làm tròn nhiệm vụ là vẻ vang, là anh hùng. Không nên đứng núi này, trông núi nọ”.
Đối với cán bộ, giáo viên, Người phê bình: “Công tác bình dân học vụ tuy không có gì tiếng tăm lừng lẫy, không kêu nhưng rất vẻ vang. Chớ đứng núi này trông núi nọ. Chớ có tư tưởng bỏ bình dân học vụ đi học kỹ thuật, đi dạy trường phổ thông, đi làm nghề khác là không đúng”…
ST.


Nước Mỹ không có tư cách nói về Dân chủ - Nhân quyền của Việt Nam!


Nước Mỹ không có tư cách nói về Dân chủ - Nhân quyền của Việt Nam!

Trước hết xin lỗi người dân Mỹ !
Những người đang ăn thức ăn nhanh, uống kháng sinh, thuốc trầm cảm và Viagra mỗi ngày, những người đang cày như cái máy để trả nợ tín dụng mọi thứ họ có, những người đang dành cả đời để học – làm – nợ – chết… những con người chưa bao giờ hạnh phúc và hết nợ, chưa bao giờ thực sự sở hữu cuộc sống, tài sản của mình…
Điều tôi muốn nói là nói đến Chính phủ Mỹ, đến Lầu Năm Góc, đến những gã tài phiệt…
Một đất nước mà một năm, cảnh sát bắn chết hơn 1.000 người khi họ chưa có tội, tra tấn, cầm tù và không bao giờ đưa ra xét xử hàng ngàn người tại Wantanamo, trung bình mỗi năm trấn áp bằng bạo lực hàng chục cuộc biểu tình, luôn có đổ máu và luôn có bắt bớ, một đất nước mà người da đen luôn thua thiệt, kết án tù và tử hình oan bình quân 30 vụ hàng năm… Thì không đủ tư cách để nói chuyện NHÂN QUYỀN của đất nước chúng tôi.
Một đất nước có hơn 1 triệu người vô gia cư, hàng năm có hơn 2.000 người chết vì đói, tỉ lệ tội phạm trong top cao nhất thế giới, hàng năm có hơn 1.000 vụ thảm sát, 30.000 người chết vì tai nạn giao thông, tất cả mọi băng nhóm xã hội đen lớn nhất đều có mặt… Thì không có tư cách để nói đến AN NINH, TRẬT TỰ của đất nước chúng tôi.
Một đất nước mà hợp pháp hóa cả tham nhũng, thực hiện tranh cử bằng tiền, vận động hành lang, trả tiền mua phiếu công khai, tỉ lệ người dân đi bầu không quá 70%, 1% dân số mù chữ, toàn bộ thành viên Thượng viện và Hạ viện không hề có một người dân thường… Thì không có tư cách để nói về DÂN CHỦ của đất nước chúng tôi.
Một đất nước gây chiến tranh nhiều nhất thế giới, giết chết hơn hơn 500 triệu người cả dân thường và binh lính tính từ năm 1945 đến nay, “tru di” toàn bộ những người lãnh đạo của nước khác (Irắc, Apghanistan, Libya…) khi lật đổ họ. Chuyên biến những đất nước thanh bình thành vũng bùn không bao giờ gượng dậy được. Cướp bóc tài nguyên, cưỡng ép vay nợ, hành xử vượt ngoài Luật quốc tế,… Thì không đủ tư cách nói đến CÔNG BẰNG.
Một đất nước chuyên giết chóc, chuyên ám sát, chuyên lật đổ, chuyên can thiệp vào mọi việc của nước khác… Trong khi vẫn để cho người dân của mình thất nghiệp, vô gia cư, chết đói, mâu thuẫn sắc tộc… Lũng đoạn hoàn toàn bởi lợi ích, bởi các tài phiệt, các gia tộc… Xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích bá chủ… Thì không đủ tư cách để nói đến BÁC ÁI…
Một đất nước sẵn sàng đưa nước khác từ thanh bình trở về thời kỳ đồ đá, sẵn sàng tạo ra chủ nghĩa khủng bố để gây rối loạn khắp thế giới, sẵn sàng lừa dối chính nhân dân mình về mọi chuyện (từ cái cớ xâm lược Irắc cho đến việc in tiền… Mà được hợp pháp bằng luật rằng hồ sơ mật sẽ giải mật sau vài chục năm, khi sự đã rồi)… Không ký hiệp ước giảm khí thải trong khi mình là nước phát thải số một, sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân thả xuống dân thường…. Thì không đủ tư cách để nói đến VĂN MINH…
Một đất nước mà mọi bản sắc văn hóa đều bị đồng hóa bởi nợ nần, con cái không cần trách nhiệm với cha mẹ và ngược lại, tính chất họ hàng không còn, lòng trắc ẩn chỉ diễn ra trong thiên tai, sòng phẳng đến mức sát phạt,… Thì không đủ tư cách nói VĂN HÓA…
Một đất nước mà mọi người dân đều bị kiểm soát điện thoại, thư điện tử, email, tài sản, bí mật đời tư,… Nói chung là mọi thứ, với những từ hoa mỹ là luật, là chống khủng bố…Thì không đủ tư cách nói đến TỰ DO…VÀ VÔ VÀN NGHỊCH LÝ KHÁC NỮA…
Đất nước của các bạn không phải là một đất nước, không có văn hóa, không có độc lập, không có tự do, không có chủ quyền, không có biên giới,… Các bạn là tập hợp của 1% những tên giàu có mất nhân tính cộng với 99% những con robot bằng xương bằng thịt, ăn công nghiệp, ngủ công nghiệp, đi công nghiệp, ở công nghiệp, giải trí công nghiệp, làm công nghiệp… và chết cũng công nghiệp…
NƯỚC VIỆT NAM CỦA TÔI, có thể chưa giàu mạnh, chưa văn minh… Nhưng chúng tôi không cần cái NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ của Mỹ. Nước Mỹ hãy giải quyết vấn đề của mình trước, nước Mỹ không đủ tư cách dạy chúng tôi bất cứ điều gì…
Vậy nên ai là người Việt Nam như tôi, mà cảm thấy cần được như Mỹ, hãy qua Mỹ mà sống để trải nghiệm “Tự do – Dân Chủ” là như thế nào!!!

Đặc công Việt Nam đánh căn cứ Ubon

Đặc công Việt Nam đánh căn cứ Ubon

Trước năm 1972, sân bay Ubon đã 6 lần bị đặc công Việt Nam gài mìn phá hủy nên địch tăng cường bảo vệ an ninh. Trong thời gian này, để đột nhập vào sân bay như những trận đánh trước đây, đối với lực lượng đặc công của ta là rất khó khăn. Nhưng với quyết tâm phá hủy phương tiện chiến tranh của địch, lực lượng đặc công của ta không chịu bó tay trước những thủ đoạn đối phó mới của địch. Cách đánh tập kích hỏa lực được chỉ huy Tiểu đoàn Đặc công biệt động 1A đưa ra nghiên cứu để vận dụng.
Khó khăn nhất đặt ra trong thời gian này với lực lượng của ta là thiếu vũ khí, ta chỉ có một số súng bộ binh, mìn, thủ pháo… mà không có bất kỳ loại vũ khí nào thích hợp với một trận đánh tập kích hỏa lực. Đồng chí Lê Toàn, Chính trị viên Tiểu đoàn đã cùng đồng chí Nguyễn Bá Do bí mật sang Campuchia gặp Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam đề nghị chi viện vũ khí. Đồng chí Đồng Văn Cống, Tư lệnh mặt trận, một người rất tâm huyết với bộ đội đặc công cùng cách đánh tinh nhuệ trên khắp các chiến trường đã quyết định cấp ngay vũ khí theo đề nghị của Tiểu đoàn. Và thế là “tài sản” của Tiểu đoàn 1A đã có thêm 2 súng cối 82mm, 2 cơ số đạn, 200 thủ pháo tay cùng một số vật chất chiến đấu.
Ngày 2/10/1972, một đội hình chiến đấu gồm 27 người của Tiểu đoàn Đặc công biệt động 1A được thành lập. Đội được tổ chức thành 2 bộ phận, trong đó bộ phận trực tiếp chiến đấu gồm 13 người trang bị 1 súng cối 82mm, 40 quả đạn, do đồng chí Nguyễn Công Mùi chỉ huy.
Lúc này đang là mùa mưa, hành quân mang vác nặng qua mọi địa hình phức tạp đã là vất vả, do yếu tố bí mật, đội lại phải luồn lách qua các tuyến bố trí của địch. Nhiều đoạn đường ngập sâu trong nước, anh em chỉ lo sao cho đạn dược không bị ẩm ướt, bảo quản được vũ khí, không ai còn tâm trí lo đến miếng ăn là gạo rang đã thiu mốc, quần áo ẩm ướt cả ngày không được thay, nước uống cặn đục, nằm bờ ngủ bụi… Gần đến khu vực sân bay thì đồng chí Hồi, khẩu đội trưởng bị sốt cao, không thể tiếp tục đi. Để lại 2 chiến sĩ ở lại trông nom, đội hình chiến đấu vẫn quyết tâm lên đường, mặc dù thiếu vị trí khẩu đội trưởng.
Cơ động đến vị trí sân bay, bí mật triển khai trận địa, đội hình chiến đấu nổ súng theo đúng kế hoạch đã định. 40 quả đạn mang theo, 5 quả không nổ do ảnh hưởng thời tiết mưa gió ẩm ướt, 35 quả đạn còn lại đã nổ trúng mục tiêu phá hủy đài chỉ huy sân bay, xưởng sửa chữa và một số thiết bị sân bay.
Hoàn thành trận đánh bí mật, nhanh gọn, bất ngờ, đội hình chiến đấu nhanh chóng rời trận địa, chôn súng tại một địa điểm bí mật trên đường lui quân. Nhưng khi về tới gần biên giới, đội đã bị lọt vào ổ phục kích của địch, 6 người lính đặc công đã anh dũng hy sinh.
Hàng chục máy bay B-52 vừa bị phá hủy tại sân bay Utapao, Udon, tiếp đến sân bay Ubon lại bị đánh phá chỉ trong thời gian vài tháng đã khiến cho người Mỹ hoang mang về cách đánh đặc công của ta. Những trận đánh này đã diễn ra đúng thời điểm, đúng ý định của Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công là đánh trúng các mục tiêu quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Và phương pháp đánh địch ngay tại sào huyệt của địch của quân đội Việt Nam thêm một lần nữa được thực hiện và hoàn thành bởi lực lượng đặc công tinh nhuệ, anh dũng.
Theo CAND

Cảnh giác các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đẩy mạnh thông tin sai trái trên mạng intơnét lôi kéo tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên và học sinh


Cảnh giác các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đẩy mạnh thông tin sai trái trên mạng intơnét lôi kéo tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên và học sinh

Sự phát triển nhanh chóng của mạng internet và dịch vụ viễn thông đặt ra những thách thức mới đối với công cuộc cách mạng nước ta. Các quan điểm sai trái trên mạng thường được in ấn, nhân bản với số lượng lớn nên phát tán rất nhanh trong xã hội, do đó cũng tác động đến một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên.
Với lượng thông tin sai trái, thù địch trên mạng lớn gấp rất nhiều lần so với cách truyền bá thủ công trước đây, lại được tuyên truyền hằng ngày hằng giờ, đã thực sự tác động mạnh mẽ đối với cộng đồng cư dân mạng. Thực tế cho thấy một bộ phận cư dân mạng, nhất là “học sinh, sinh viên, đã và đang chịu tác động tiêu cực của mặt trái công nghệ thông tin, bị mê hoặc, lung lạc bởi những ''điều phi lý'' trên mạng internet, trở thành nạn nhân "một cách rất tự nhiên".
Những thông tin sai trái, thù địch trên mạng  phát tán rộng rãi, thường xuyên đã và đang gây phân tâm, lo lắng trong một bộ phận lớn cư dân mạng nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng. Một số người, do những hoàn cảnh, động cơ khác nhau,  vô tình hoặc cố ý, đã “sập bẫy” cuộc chiến tranh tâm lý - thông tin. Xuất hiện sự dao động, hoài nghi,  có người phản bội sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, phai nhạt lý tưởng cách mạng; phủ nhận quan điểm, đường lối của Đảng và thành quả cách mạng; chạy theo những học thuyết, trào lưu, trường phái học thuật, văn nghệ tư sản vốn đã và đang bị chính học giả các nước tư bản đào thải, đề cao cái tôi cá nhân và lối sống vị kỷ, ích kỷ...
Các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc về tư tưởng chính trị trên mạng internet lan truyền trong xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là trong một bộ phận thanh niên, sinh viên,  tri thức. Một số thanh niên, sinh viên phai nhạt lý tưởng, đề cao quan điểm “dân chủ tư sản”; sống thực dụng, ích kỷ, cá biệt có hiện tượng tha hoá về nhân cách…. Hơn lúc nào hết cần đề cao cảnh giác sự chống phá của các thế lực thù địch với các tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên và học sinh

ST.

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong “trao phó mọi sự cho Chúa” hay “tiếp tục tạ ơn và cầu nguyện”.


Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong “trao phó mọi sự cho Chúa” hay “tiếp tục tạ ơn và cầu nguyện”.

Vào lúc 18h40 ngày 15/7/2020, ca phẫu thuật tách 2 em bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi dính liền đã kết thúc thành công và 2 em đã được đưa ra khỏi phòng mổ sau khi các bác sĩ hoàn tất khâu tạo hình cuối cùng, khâu vết mổ, bó bột cho hai bé. Hai bé đã được chuyển Khoa Hồi sức ngoại an toàn, tiếp tục được theo dõi sát tình trạng sức khỏe sau mổ, một hành trình cũng đầy khó khăn không kém và sự nỗ lực của hàng trăm y, bác sĩ. Đến 19h, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã điện thăm hỏi và chúc mừng sự thành công của toàn bộ ekip, gửi những lời chúc tốt đẹp và gửi quà thăm hỏi tình hình sức khỏe hai cháu.. Tiếp nối thành công trong chữa trị các bệnh nhân bị nhiễm COVID-19, việc tách thành công 2 em bé song sinh thuộc diện hiếm gặp ở Việt Nam một lần nữa đã khẳng định được trình độ, chuyên môn, trang thiết bị hiện đại của ngành y Việt Nam và hơn cả là tấm lòng nhân hậu của đội ngũ y, bác sĩ.
Và như thường lệ, để đánh bóng tên tuổi của mình, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã liên tục cập nhật về hành trình tách 2 em bé song sinh trang facebook cá nhân của mình. Vậy nhưng điều đáng buồn thay khi vị linh mục này lại không hề nhắc đến đội ngũ y bác sĩ mà chỉ “trao phó mọi sự cho Chúa” hay “tiếp tục tạ ơn và cầu nguyện”. Phải chăng nếu ca phẫu thuật thành công thì với vị linh mục này thì đều do Chúa đã che chở, soi sáng; còn nếu chẳng may ca phẫu thuật không thành công thì vị linh mục này sẽ hướng đến đội ngũ y, bác sĩ, thậm chí là ngành y hay chế độ để phí báng như những gì y đã thể hiện như trước đây? Nếu Chúa là “chìa khóa vạn năng” như những gì Nguyễn Ngọc Nam Phong rao giảng thì cớ tại sao họ lại phải cần đến đội ngũ y, bác sĩ? Hay chỉ khi nào xã hội mang lại điều tốt đẹp thì đó là do “ý Chúa”?
Trên thực tể, để thực hiện ca mổ tách rời 2 bé song sinh dính liền hiếm gặp, Bệnh viện nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh đã huy động gần 100 y, bác sĩ. Và trước đó, 2 bé được chẩn đoán 2 bé bị dính liền vùng bụng chậu, có chung khung đại tràng và chỉ có 1 lỗ hậu môn... Theo phân tích của các bác sĩ thì đây là trường hợp song sinh hiếm gặp, chỉ chiếm 6% trong số các ca song sinh dính nhau trên thế giới. GS.BS Trần Đông A (từng là trưởng ekip phẫu thuật ca mổ tách cặp anh em song sinh dính liền Việt - Đức cách đây hơn 30 năm) - tham vấn chuyên môn của ca mổ trên cho biết: "Cái khó của ca này là dính bụng chậu 4 xương và còn hở xương mu nên việc đóng lại xương mu rất khó khăn. Nếu đóng được xương chậu lại thì tất cả cơ quan sẽ nằm đúng vị trí. Các cháu sẽ có hi vọng đứng lên và đi lại bình thường". Với sự tham gia của hàng trăm y, bác sĩ và hệ thống trang thiết bị hiện đại và sự bàn bạc, cân nhắc kỹ lưỡng của các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới, ca phẫu thuật đã thành công và mỗi con người Việt Nam sẽ luôn cầu mong những gì tốt đẹp nhất cho 2 em bé.
Và qua những việc như thế này để một lần nữa để thấy được bản chất trong con người linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng như những con chiên cờ đỏ, lâu nay cũng là để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN ở Việt Nam mà thôi.
ST.

Sự ra đời của đội nữ du kích mật Long An


Sự ra đời của đội nữ du kích mật Long An

Sau Tết Mậu Thân 1968, Long An là một trong những chiến trường cực kỳ ác liệt. Mỹ-ngụy ra sức đánh phá làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Cuối năm 1968, Trung đoàn 320 được lệnh của chỉ huy Miền, xuống chiến trường Long An chiến đấu giành dân, giữ đất. Ở mảnh đất này, nhiều địa phương trắng cơ sở như ở huyện Tân Trụ, nơi Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 320 đứng chân. Những ngày tháng 6-1970, lực lượng địch kết hợp với trực thăng, pháo bầy càn dọc bờ sông từ thôn Cây Tài, xã Quê Mỹ Thạnh đến bến Ba Dừa, xã Nhơn Thạnh Trung khiến bộ đội hy sinh nhiều. Lúc này, xã Quê Mỹ Thạnh trở thành xã trắng trong khi xã Nhơn Thạnh Trung còn lại đồng chí Hai Bê, Bí thư xã nhưng cũng bị thương. Địa hình thì bị địch càn quét, phát quang, đốt cháy hết lá dừa nước hai bên sông. Nơi ăn ở của bộ đội không còn, quần chúng cách mạng thì hoang mang, nao núng.
Để củng cố lực lượng, đơn vị cho bộ đội chia thành từng tổ 2-3 người bám trụ trên ruộng lúa và dần dần móc nối, tuyên truyền vận động cơ sở làm hầm trong đống rơm rạ hoặc đống gạch để nuôi giấu bộ đội. Một thời gian ngắn, thấy bộ đội kiên định vững vàng bám trụ, nhiều cơ sở rất yêu mến, tạo điều kiện ăn ở và nuôi giấu như chị Chín Thắng, Bảy Cao, Năm Hớn, Sáu Hiền, Bảy Đừng…
Đến khoảng tháng 8-1970, theo chủ trương của Phân khu 3, Tiểu đoàn 5 đóng chốt, nằm vùng tại xã Quê Mỹ Thạnh để xây dựng phong trào cách mạng. Anh Đinh Văn Nguyên (Ba Nguyên), quê ở thôn Thiệu Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa, Đại đội phó Đại đội 7, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 320 trực tiếp làm Bí thư xã và Xã đội trưởng. Khi nhận nhiệm vụ mới, anh Ba Nguyên đã quán triệt anh em trong đơn vị và cơ sở chuyển phương thức hoạt động, tích cực xây dựng tổ chức lực lượng cách mạng hợp pháp tại chỗ.
Căn cứ vào tình hình chiến trường, đội du kích mật được thành lập và trang bị vũ khí để tuần tra canh gác, dẫn đường cho bộ đội chiến đấu, nắm bắt tình hình, theo dõi hoạt động của địch cung cấp cho bộ đội và cán bộ cách mạng. Ngoài ra, các du kích mật còn chuyển giao thư từ, tài liệu, tin tức đến cơ sở, may cờ giải phóng và làm công tác binh vận. Du kích mật còn là lực lượng quan trọng để vận động quần chúng cung cấp, ủng hộ lương thực, thuốc men, tiền để mua sắm quân trang cho bộ đội.
ST. QĐND