Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

GANH TỊ, SUY BÌ – THÓI QUEN XẤU CỦA NHỮNG NGƯỜI CHƯA ĐỦTƯ CÁCH LÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN


GANH TỊ, SUY BÌ – THÓI QUEN XẤU CỦA NHỮNG NGƯỜI CHƯA ĐỦTƯ CÁCH LÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
Ngay từ rất sớm, trong quá trình xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo rõ tác hại của tính gành tị,  suy bì. Nói chuyện với hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An (ngày 14/6/1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đầu óc tư tưởng người đảng viên là đưa hết tinh thần, lực lượng phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Thế nhưng, một nửa phục vụ nhân dân, một nửa lại suy tị, như thế là chưa toàn tâm, toàn lực, là chưa xứng đáng tư cách của người đảng viên”. Như vậy, theo Người, tư cách của người đảng viên không cho phép tồn tại bệnh “ganh tị”, “suy bì”. Không những vậy, Người còn nhận diện rõ những biểu hiện “lâm sàng” của bệnh “ganh tị”, “suy bì” trong từng lĩnh vực, từng đối tượng khác nhau, cụ thể:
Đối với cán bộ, đảng viên nói chung, Người giải thích rằng: “Khuyết điểm thứ hai là suy bì đãi ngộ và địa vị. Suy bì tức là so sánh, mà so sánh có nên không? Nên. Nhưng biết so sánh như thế nào cho tốt, so sánh như thế nào là không tốt. Đảng, Trung ương rất cảm thông với các đồng chí, nhất là các đồng chí ở xã gặp khó khăn nhiều, về sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất. Nói về so sánh thì nên so sánh nhưng chúng ta cần phải so sánh với những đồng chí, những cán bộ có đạo đức cách mạng hơn mình, lập trường tư tưởng vững hơn mình, tác phong dân chủ và tinh thần trách nhiệm hơn mình. So sánh với những đồng chí như thế để mà học, để mà tiến bộ. Thế là nên so sánh. Còn so sánh về vật chất thì ngược lại nên so sánh với những đồng chí cố nông, bần nông, với những đồng bào thiểu số
Đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, Người chỉ rõ: “Có một số cán bộ, chiến sĩ có óc công thần, cho ta đây có thành tích, lâu năm, cho ta là trời, sa xuống cái hố cá nhân chủ nghĩa, suy bì đãi ngộ, quên rằng mọi cán bộ, mọi chiến sĩ quân đội nhân dân phải hết lòng phục vụ, không nên một nửa thì phục vụ, một nửa thì suy bì ghen tị”.
Đối với cán bộ, chiến sĩ công an, Người huấn thị: “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Là mỗi người hãy nghĩ đến lợi ích chung, lợi ích toàn dân trước. Phải chống chủ nghĩa cá nhân. Thế nào là chủ nghĩa cá nhân? Là so bì đãi ngộ: lương thấp, cao, quần áo đẹp, xấu, là uể oải, muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ, an nhàn”.
Đối với cán bộ công đoàn, Người căn dặn: “Phải đặt lợi ích của giai cấp và dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, chống thói kèn cựa, suy bì, ích kỷ. Phải có lề lối làm việc xã hội chủ nghĩa tức là siêng năng, khẩn trương, khiêm tốn, luôn luôn cố gắng tiến bộ làm tròn nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho”.
Đối với cán bộ phụ trách nông nghiệp, Người cho rằng, từ bệnh suy bì khiến cán bộ có biểu hiện “đứng núi này, trông núi nọ”: “Có một số cán bộ chưa thật yên tâm công tác, như vậy không đúng. Làm cán bộ không phải là để thăng quan, phát tài. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Cán bộ làm công tác gì cũng vì dân vì nước. Nếu làm tròn nhiệm vụ là vẻ vang, là anh hùng. Không nên đứng núi này, trông núi nọ”.
Đối với cán bộ, giáo viên, Người phê bình: “Công tác bình dân học vụ tuy không có gì tiếng tăm lừng lẫy, không kêu nhưng rất vẻ vang. Chớ đứng núi này trông núi nọ. Chớ có tư tưởng bỏ bình dân học vụ đi học kỹ thuật, đi dạy trường phổ thông, đi làm nghề khác là không đúng”…
ST.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét